Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-03-17
2013-03-17
Nếu hồi thời Phục
Hưng, chính khách Ý Nicolò Machiavelli qua tác phẩm “Quân Vương” chủ
trương thủ đoạn chính trị, bất chấp đạo lý để duy trì quyền lực của “quân
vương”, thì lịch sử ngày nay tại Việt Nam cho thấy một trong những nguyên
tắc cai trị của đảng CS là dựa trên nỗi sợ hãi của người dân. Và trong 68 năm
cầm quyền, đảng đã thành công vì người dân luôn “sống trong sợ hãi”.
Nhưng hiện giờ, tình
hình này như thế nào?
Trong
giai đoạn xem chừng như đặc biệt hiện nay, khi sự bày tỏ ý nguyện kéo theo sự
ủng hộ ngày càng dồn dập và gia tăng của người dân Việt, từ Kiến Nghị 72, Thư
của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tuyên bố của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ,
Tuyên bố của Công dân Tự do, “Tuyên ngôn Nguyễn Đắc Kiên”, thì, nói theo lời
blogger Trần Quốc Việt, “bóng đêm sợ hãi đang bắt đầu tan để nhường chỗ cho
ánh hồng của bình minh mới”.
Khi nhân dân nổi
giận
Luật sư Vũ Đức Khanh
và Lê Quốc Tuấn
từ Canada nhận thấy thực trạng trong nước bây giờ là người dân VN “đang thức
tỉnh”, dần bước ra khỏi nỗi sợ hãi để giành lại quyền quyết định số phận
của mình, nhất là sau khi giới cầm quyền “khép vội cơ hội lắng nghe ý dân”
trong việc sửa đổi Hiến pháp, khi đảng CSVN vẫn khẳng định quyền độc tôn cai
trị vĩnh viễn đất nước vì cho rằng họ “có công” trong quá khứ.
Nhưng,
theo GS Trần Khuê từ trong nước, một
khi người dân “nổi giận” thì từ phong kiến, thực dân, đế quốc đều “bay” hết chứ
đừng nói chi tới chế độ “độc tài, tham nhũng hiện giờ”:
“Chính tập thể độc tài hiện giờ đang sợ nhân
dân đấy chứ. Nhân dân ta có điểm đặc biệt như thế này, là khi “gần chết” mới
“nổi giận”, mà khi nổi giận thì phong kiến, thực dân, đế quốc đều “bay” hết;
đám độc tài, tham nhũng trong nước hiện giờ cũng bay thôi. Vấn đề là thời gian
thôi.”
Trong
thư ngỏ gởi Tổng biên tập Đinh Đức Lập của báo Đại Đoàn Kết để trả lời bài viết
của ông Lập tựa đề “Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một
số trang mạng: Sự nguỵ tạo có chủ đích”, blogger
J.B. Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội khẳng định rằng “Người dân hiện đã dám
đứng thẳng và nói thẳng thì sự hù dọa là chuyện trẻ con. Hãy quan tâm đến con
số hàng ngàn người ký tên công khai vào bản “Tuyên bố công dân tự do” để thấy
người dân Việt Nam ngày nay không còn là đàn cừu của đảng, để có thể giao phó
số phận và tương lai đất nước cho bất cứ kẻ nào làm hại dân tộc. Họ đã không
còn sợ hãi trước bạo quyền”.
Từ Mascơva, nhà báo
Nguyễn Minh Cần nhận xét về nỗi sợ trong nước:
“Vấn
đề ở đây phải nói rằng người dân sợ chính quyền mà chính quyền cũng lại sợ dân.
Sợ dân nhất là sau những vụ bùng nổ ở Bắc Phi, Trung Đông, thì chính quyền Việt
Nam bây giờ lại sợ dân vô cùng. Cho nên họ thẳng tay đàn áp – hết sức mạnh, hết
sức kịch liệt, thậm chí chẳng cần luật pháp gì cả.”
Suy vong tất yếu
Nhưng,
theo nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, thì
một khi phía cầm quyền không còn đủ khả năng tranh luận bằng trí tuệ, sự thật
mà chỉ dùng súng đạn, bạo lực để hù dọa, trấn áp nhân dân thì điều đó chỉ thể
hiện sự suy vong tất yếu của một chế độ không được lòng dân.
Cựu
đại tá quân đội nhân dân Việt Nam Bùi
Văn Bồng cho biết nguy cơ “tiêu vong’ ấy đã liên tục được báo động trong
các nghị quyết, các hội nghị của đảng, và, nhà báo Bùi Văn Bồng lưu ý, rằng “Đảng càng sợ mất Đảng thì lại càng ra sức
cảnh giác, đề phòng những gì bị coi là nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của
Đảng”.
Theo
LS Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn thì càng sợ hãi, chính quyền càng đàn áp người
dân nhiều hơn; hậu quả là, càng đàn áp họ càng “nén chặt” khao khát thay đổi
của nhân dân, và biến “sức đè nén” ấy thành một kho thuốc nổ chậm trong công
chúng.
Trong
khi đó, giới trẻ chiếm đại đa số trong khoảng 90 triệu dân trong nước hiện nay
đang sống trong thời đại “bùng nổ thông tin”, tạo điều kiện cho họ ngày càng
nhận rõ những gì đã và đang diễn ra trên quê hương Việt Nam - và cả thế giới.
Bối cảnh như vậy, theo LS Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn, khiến các nhà lãnh đạo đảng CS trở thành “già
cỗi nhìn thấy chính mình chỉ còn đại diện cho một thế hệ lụi tàn”.
Thời
đại bùng nổ thông tin như vậy, blogger
Trần Quốc Việt nhận xét, đã giúp lớp trẻ trong nước ngày nay trưởng thành
hơn so với các thế hệ đi trước, đặc biệt là về phương diện chính trị, để họ có
thể “bước ra khỏi lối mòn nô lệ” của thế hệ cha ông; và giới trẻ trong nước ngày nay muốn sống
trong không khí tự do thực sự, không kiên nhẫn chờ đợi như những thế hệ đã qua,
cũng như họ có đủ khả năng cùng quyết tâm, lòng can đảm để hành động vì tương
lai của mình và dân tộc.
Có
lẽ những đức tính ấy phần nào giải thích về sự ra đời của bản “Tuyên ngôn Nguyễn Đắc Kiên”.
No comments:
Post a Comment