Lê
Dung -
SBTN
13
tháng 1, 2017
.
Ảnh:
FB VIệt Tân
.
Có
một nét gì đó na ná giữa trường hợp nhà cầm quyền CSVN trả tự do trước thời hạn
án tù cho tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu với trường hợp một tù nhân lương tâm
khác là ông Nguyễn Hữu Cầu.
Ngày
12/1/2017, thông tin bất ngờ là anh Đặng Xuân Diệu được công an Việt Nam thả,
nhưng là sang Pháp để… chữa bệnh.
Cũng
vào dịp tết năm 2014, “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu – ở tù cộng sản đến
37 năm xuyên suốt từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, được trả tự do.
Cả
hai trường hợp trên đều “phản động” không thua gì nhau.
Nếu
ông Nguyễn Hữu Cầu nguyên là đại úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thì anh Đặng
Xuân Diệu lại được xem là một thành viên của đảng chính trị Việt Tân – tổ chức
mà chính quyền CSVN căm thù thâm căn cố đế.
Mới
hồi tháng 10/2016, Bộ Công an Việt Nam còn ra một thông báo không số, không chữ
ký, lời lẽ rất kiên định, khẳng định Việt Tân là tổ chức khủng bố.
Thậm
chí Đặng Xuân Diệu bị kết án tù đến 13 năm và “mới” thụ án được 5 năm, tức còn
đến 8 năm nữa mới hết án.
Vậy
tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại chịu thả trước thời hạn một tù nhân chính trị
đặc biệt như Đặng Xuân Diệu, trong khi trong cả hai năm 2015 và 2016 đã hầu như
chẳng chịu thả trước thời hạn tù một tù nhân lương tâm nào, bất chấp nhiều quan
chức cao cấp Việt Nam như Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh… được
phía Mỹ đón tiếp rất trọng thị?
Và
tại sao lần này lại “xuất khẩu tù nhân lương tâm” sang Pháp chứ không phải sang
Mỹ, như những trường hợp gần nhất là Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày NguyễnVăn Hải, Tạ
Phong Tần?
Chưa
thấy có lý do có lợi nào cho chính thể CSVN trong mối quan hệ với Mỹ vào thời
gian này. Thậm chí Hiệp định TPP mà Việt Nam hết sức mong đợi còn bị Quốc hội Mỹ
gần như bác bỏ, còn tổng thống đắc cử Trump thì đe dọa sẽ bỏ TPP trong ngày đầu
tiên điều hành nước Mỹ.
Những
mối quan hệ kinh tế khác và cả quân sự giữ Việt Nam và Mỹ cũng khá mờ nhạt vào
lúc này.
Phải
có lý do đặc biệt. Lý do không liên quan nhiều đến Mỹ, mà liên quan Pháp, hoặc
nói rộng hơn là Tây Âu và khối Liên minh châu Âu.
Ngay
sau khi TPP gần như bị khai tử, Tổng bí thư Trọng đã an ủi cấp dưới của mình
‘Triển vọng phát triển còn tốt lắm”, còn giới quan chức Việt Nam cố gắng dẫn ra
còn đến 17 hiệp định thương mại song phương (FTA) giữa Việt Nam với các nước.
Tuy
nhiên, ký là một chuyện, còn có triển khai được hay không là một chuyện khác.
Thậm chí khác hoàn toàn.
Không
phải ngẫu nhiên mà ngay sau chuyến công du của Tổng thống Obama đến Việt Nam
vào tháng 5/2016, nơi có đến 6/15 khách mời của ông bị công an Việt Nam thẳng
tay ngăn chặn và khiến uy tín của tổng thống Mỹ bị ảnh hưởng khá nhiều, cả hai
nghị viện Hoa Kỳ và nghị viện Liên minh châu Âu đã đồng loạt phản ứng về nhiều
vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Nghị viện Liên minh châu Âu còn ra
một bản nghị quyết cứng rắn chứa từng thấy, lên án vi phạm nhân quyền ở Việt
Nam. Nếu nghị quyết này được thông qua và áp dụng, FTA giữa châu Âu và Việt Nam
sẽ khó có thể, hoặc không được triển khai.
Không
có TPP, và cũng không hưởng lợi gì từ các FTA với châu Âu, nền kinh tế Việt Nam
càng thêm khốn quẫn và rất có thể sẽ tác động mạnh đến “sự tồn vong của chế độ”.
Cần
nhớ lại năm 2014, Việt Nam trả tự do trước thời hạn án tù đến 12 tù nhân lương
tâm vì hy vọng vào TPP.
Còn
năm 2017, họ đang hy vọng vào điều gì?
Nhưng
đến lúc này, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều đã “đi guốc trong bụng” giới lãnh đạo
Việt Nam. Chiêu thức “đổi tù nhân lấy kinh tế” của Việt Nam sẽ phải trả một cái
giá đắt hơn nhiều vào năm 2017. Không chỉ phải thả một Đặng Xuân Diệu, mà là
nhiều tù nhân chính trị, và còn phải cải cách đáng kể pháp luật về quyền con
người…
Có
thể nhận ra rằng với việc thả Đặng Xuân Diệu, thậm chí não trạng một cơ quan cứng
rắn nhất của Việt Nam là bộ Công an cũng đã phải ‘tự chuyển hóa”.
Lê
Dung
(SBTN)
-----------------
BÀI
LIÊN HỆ
13
tháng 1, 2017
11
tháng 1, 2017
-------------------------------
Khách
mời của John Kerry bị chặn: Người Mỹ nghĩ sao?
14
tháng 1, 2017
.
Thường
trực Ban bí thư đảng CSVN Đinh Thế Huynh và Ngoại trưởng John Kerry. Ảnh Ba Sàm
.
Bảy
tháng sau vụ công an CSVN thẳng tay chặn khách mời của Tổng thống Obama khi ông
đến Hà Nội, đến lượt ngoại trưởng của Obama là ông John Kerry cũng lâm vào tình
trạng tương tự.
John
Kerry đến Sài Gòn đúng vào “thứ Sáu ngày 13” của tháng Giêng năm 2017 – một thời
điểm mà cách nào đó ứng với vận “xui xẻo” trong truyền thuyết thế giới. Một số
khách mời của Ngoại trưởng John Kerry, trong đó có luật sư Lê Công Định, đã bị
Công an TP.HCM bao vây và cấm ra khỏi nhà. Hình ảnh này rất tương đồng với thói
công an ngăn chặn các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam tiếp xúc với những phái
đoàn quốc tế trước đây.
Không
chỉ khách mời của John Kerry, cả khách mời Lê Văn Sóc (Phật giáo Hòa Hảo) của ông
Saperstien, Đại Sứ Lưu Động Đặc Trách Tự Do Tôn Giáo của Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ, cũng bị công an tỉnh Vĩnh Long ngăn chặn bất hợp pháp.
Chính
phủ Mỹ thêm một lần nữa bị đàn áp nhân quyền ngay tại quốc gia, mà nói như Đại
sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius: “quan hệ Việt – Mỹ chưa bao giờ sáng sủa như lúc
này” và “không có gì là không thể!”.
Quả
là “không có gì là không thể”. Bầu không khí dân chủ mà giới quan chức chính phủ
và ngoại giao Hoa Kỳ cảm nhận được ở đất nước họ, thì đã bị biến thái một cách
lộn ngược tại quốc gia cựu thù. Những gì mà chính quyền Obama đã hy vọng sẽ làm
cho giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi về não trạng nhân quyền có vẻ chỉ nhận được
kết quả công cốc. Thậm chí đến nước Mỹ chủ nợ của Việt Nam còn bị
xúc phạm nặng nề.
Thế
nhưng trước tình cảnh bị công an CSVN trắng trợn xúc phạm, nhà ngoại giao John
Kerry vẫn… cười. Cũng như Tổng thống Obama vẫn điềm nhiên đi dạo phố Hà Nội và
ăn bún chả sau sự cố có đến 6/15 khách mời của ông bị công an cấm cửa đến gặp
ông.
Nhưng
Quốc hội Hoa Kỳ thì hình như không còn cười nổi. Chẳng phải vô cớ mà sau chuyến
công du bị cấm đoán cục bộ của Obama tại Việt Nam, Nghị viện Liên minh châu Âu
đã tung ra một nghị quyết lên án những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với lời
lẽ và văn phong mạnh mẽ chưa từng có.
Cũng
chẳng phải ngẫu nhiên mà vào cuối năm 2016, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông
qua Luật Nhân quyền Magnisky Toàn Cầu và Tổng thống Obama đã ký chính thức.
Không thể khác hơn, luật này nhằm chế tài đối với các quan chức vi phạm nhân
quyền ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Những ai vi phạm sẽ bị cấm nhập cảnh
vào Hoa Kỳ và bị đóng băng tài sản ở nước ngoài.
Không
chỉ Hoa Kỳ, một số nước khác như Canada, Na Uy… cũng đang có khuynh hướng vận dụng
Luật Nhân quyền Magnisky Toàn Cầu vào nước họ.
Không
chỉ người Mỹ cảm thấy bị tổn thương và bị xúc phạm, mà thế giới dân chủ đang bị
thách thức bởi những giá trị hoàn toàn phi dân chủ.
John
Kerry đã thực hiện chuyến đi cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình đến đất nước Việt
Nam, nơi ông coi là “thân thiện”. Nhưng có lẽ không bao giờ ông quên được ký ức
tại đất nước đó ông đã bị “dằn mặt” về giao tiếp xã hội đến thế nào.
Lê
Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment