Nguyễn Đạt Thịnh
11/01/2017
Tối
thứ Ba, 10 tháng 1, 2017, trong bài diễn văn tạ từ công chúng đọc tại Chicago,
Tổng Thống Obama báo động là nền dân chủ Hoa Kỳ đang bị đe doạ, nhưng vẫn nêu
lên một viễn ảnh lạc quan mặc dù Hoa Kỳ đang trong tình trạng bị chia rẽ hơn bất
cứ thời điểm nào khác trong lịch sử.
Ông
nói, “Những liên hệ giữa người Mỹ với người
Mỹ đang bị phá hỏng vì lối đối thoại độc địa, ác ý đến mức những người đàng hoàng
không còn muốn tham dự công vụ nữa. Nhiều người dùng ngôn ngữ thô bỉ, thái độ
thù hận quá đáng đến mức không thể đánh giá họ là sai lầm nữa, mà phải dùng đến
chữ ‘độc ác.’
“Chúng ta làm hỏng
tương quan giữa người Mỹ với nhau bằng cách tự cho mình là Mỹ hơn những người Mỹ
khác, tự cho mình quyền chỉ trích toàn bộ hệ thống cầm quyền là thối nát, chỉ
trích những lãnh tụ dân cử, mà không nhớ rằng chính mình đã dự vào cuộc bầu cử.”
Obama
tỏ ra lo ngại về quan điểm chống di dân, kỳ thị chủng tộc và mức độ khác biệt
quá đáng về lợi tức; ông nói, “Nếu chúng
ta quan niệm mỗi vấn đề kinh tế là một cuộc tranh chấp giữa người công nhân da
trắng siêng năng và người thiểu số kém khả năng, thì cuối cùng công nhân tranh
chấp với công nhân những quyền lợi nho nhỏ, trong lúc giới cự phú rút sâu vào
vùng ốc đảo giầu có của họ.”
Chính
lập luận này khiến Obama bị chỉ trích là thiên cộng sản.
Obama
ca tụng vợ ông, các con ông, và người phụ tá thân cận của ông -phó tổng thống
Joe Biden, là đã giúp ông -vị tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ- tạo hào
quang cho đất nước; ông bảo họ “đã làm vinh dự cho Hoa Kỳ.”
Ông
Biden và vợ, con ông Obama ứa nước mắt xúc động; trong lúc tổng thống nêu lên
những khó khăn chưa chấm dứt của nạn kỳ thị chủng tộc.
Ông
nói, “Ngày tôi đắc cử, nhiều người đã vui
mừng, coi đó là dấu hiệu chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc; nhưng quan điểm dễ
thương đó lại không thực tế -chủng tộc vẫn còn là sức mạnh chia cắt xã hội
chúng ta. Tôi đủ già để có thể khẳng định rằng tương quan sắc tộc đang cải tiến
giữa những công dân Hoa Kỳ trẻ; sự cải tiến đó không chỉ có trên sách vở, báo
chí, mà có thể nhận rõ trong liên hệ của giới trẻ hiện nay.”
Không
lạc quan về nội tình Hoa Kỳ, Obama còn tỏ ra ưu tư, vì ngoài hải ngoại “một
nhóm người cuồng tín tự cho họ là đại diện Hồi Giáo để phát ngôn bằng bạo động,”
trong lúc một số quốc gia khác lại coi “tự do thị trường và sinh hoạt dân chủ
là những đe doạ cho quyền lực quốc gia của họ.”
Thông
thường, thông điệp tạ từ của vị tổng thống mãn nhiệm được âm thầm đọc trong
khuôn viên Bạch Cung, nhưng Tổng Thống Obama đã nói tạm biệt tại trung tâm
McCormick Place, trước một cử toạ khoảng 20,000 người.
Ông
tạo xúc động cho người nghe, khiến họ vỗ tay, dậm chân hò hét, “four more
years” -khẩu hiệu quần chúng thường dùng để kích thích vị tổng thống mãn nhiệm,
tái ứng cử; ông Obama trả lời họ, “Tôi không có quyền tái ứng cử.”
Không
có quyền tái ứng cử thêm một lần nữa, Obama cảnh cáo người Mỹ là nếu họ không
can dự vào quốc sự, nền dân chủ Hoa Kỳ sẽ bị tổn thương.
“Chúng
ta phải theo dõi tình hình, phải lắng nghe mọi diễn biến,” ông nói với vài chục
triệu khán giả theo dõi bài diễn từ cuối cùng của ông qua truyền hình.
Nhận
xét về bài diễn từ đó, thị trưởng Chicago Rahm Emanuel nói, “Tổng thống không vạch ra một chính sách như
ông thường vạch ra trong nhiều bài diễn từ khác; lần này ông vạch ra thái độ mỗi
người trong chúng ta cần phải có.”
Tuy
là người biết tiên liệu, nhưng tổng thống Obama vẫn không vạch ra được thái độ
mà mỗi người Mỹ cần có để bảo vệ nền Dân Chủ Hoa Kỳ -báu vật tinh thần của mỗi
người Mỹ, và của toàn dân Mỹ.
Một
điển hình: 294 vị đại sứ và lãnh sự Hoa Kỳ trên khắp thế giới vừa nhận được lệnh
sa thải kể từ ngày tân Tổng Thống Donald Trump đăng quang. Hôm 23 tháng Chạp
2016, bộ tham mưu tiếp nhận quyền lực của tân tổng thống đã ban hành lệnh, nói
rõ là sẽ không có ân hạn, triển hạn cho bất cứ một trường hợp đặc biệt nào.
Trong
những cuộc chuyển quyền khác, quý vị đại sứ thường được cứu xét cho ở lại nhiệm
sở cho đến hết niên học của con cái họ. Nhưng ông Trump quyết liệt xóa bỏ mọi
tàn tích của chế độ cũ, bằng cách ấn định ngày 20 tháng 1, 2017 là ngày chấm dứt
nhiệm vụ của toàn thể quý vị đại diện ngoại giao trên khắp thế giới.
Đại
sứ Mỹ tại Costa Rica, ông Stafford Fitzgerald Haney, đang tìm thuê một căn
apartment để ở tạm trong năm tháng để bốn đứa con ông học xong niên học hiện
đang dang dở. Tại Czech Republic, Đại Sứ Andrew H. Schapiro, một mặt cũng đang
tìm thuê nhà tại Prague, mặc khác xin trường học cũ của con ông tại Chicago,
phá lệ, nhận con ông trở về vào giữa năm học. Tại Brussels và Geneva, bà Đại Sứ
Denise Bauer, và bà Pamela Hamamoto, đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại Liên
Hiệp Quốc cũng tìm cách cho con gái họ có đủ điều kiện thi tốt nghiệp trung học.
Nhân
sự ngoại giao có thể phải thay đổi, mặc dù đa số viên chức ngoại giao chỉ là những
công chức, làm việc theo chỉ thị của chính phủ; nhưng viên chức tình báo cũng sẽ
không yên, vì một bản báo cáo mật họ trình lên cả 2 vị tổng thống Trump và
Obama.
Bản
tin mật nói là Nga thu thập nhiều tin tức chính trị và kinh tài bất lợi cho tổng
thống tân cử Trump -có thể với dụng ý sẽ sử dụng những tin này để chi phối, điều
động ông.
Trump
tweet trả lời tình báo Mỹ là điện Kremlin xác nhận với ông là họ không hề tìm
tin tức gì về ông cả.
Ông
gọi tình báo Mỹ là “crooked opponents” (bọn thù nghịch quanh co) đang tìm cách
làm mất hào quang đắc cử của ông; và hỏi họ, “Are we living in Nazi Germany?”
(Mình đang sống trong nước Đức Quốc Xã à?)
Tình
hình có thể đáng lo hơn là một nước Mỹ chia đôi vì mầu da, và vì chính kiến,
như Tổng Thống Obama báo động, nếu thật sự người Nga sưu tầm tin tức về những
nhược điểm của tân Tổng Thống Donald Trump.
Đừng
quên là họ có tài đánh cắp tin tức, và họ vừa chứng minh khả năng trộm cắp bằng
cách tạo thay đổi trong cuộc bầu cử tổng thống mới rồi.
Câu
hỏi lo âu cần đặt ra là “họ có sử dụng những nhược điểm đó để điều động, sai
phái Tổng Thống Trump không? Và xin cùng cầu nguyện là Tổng Thống Nga Putin tu
tâm, hối cải và trở thành hiền lành như một vị chân tu, dù ông có nắm được “tủ”
bí mật của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump.
------------------------
Trọng Nghĩa, Phạm Trần – RFI
Đăng
ngày 11-01-2017
.
Barack Obama lau nước
mắt khi đọc diễn văn cuối cùng trong tư cách tổng thống Mỹ, ngày 10/01/2017 tại
Chicago (Hoa Kỳ).REUTERS/Jonathan Ernst
.
Ngày 10/01/2017, tổng
thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama đã trở lại Chicago để đọc diễn văn từ biệt
nhân dân Mỹ. Phát biểu của ông được đánh giá là thuộc diện diễn văn từ biệt hay
nhất của các tổng thống Mỹ từ trước đến nay.
Theo
nhà báo Phạm Trần tại Washington, ông Obama đã gởi đi thông điệp chống mọi hình
thức "kỳ thị", từ kỳ thị người nước ngoài nhập cư, cho đến kỳ thị người
Hồi Giáo. Ông cũng gián tiếp nhắc nhở người kế nhiệm về sự cần thiết của việc
chống biến đổi khí hậu, hay phải chăm lo cho vấn đề bảo hiểm y tế cho người ít
thu nhập:
NGHE : Nhà
báo Phạm Trần tại Washington (Hoa Kỳ) 11/01/2017 - Trọng Nghĩa
*
*
Thanh Phương – RFI
Đăng
ngày 11-01-2017
.
Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã đọc diễn văn từ biệt tại thành phố Chicago, ngày 10/01/2017.REUTERS/John
Gress
.
Tổng thống Mỹ mãn nhiệm
Barack Obama đã chọn thành phố Chicago, nơi khởi đầu sự nghiệp chính trị của
ông, để đọc bài diễn văn cuối cùng với tư cách nguyên thủ quốc gia Mỹ ngày
10/01/2017. Ngỏ lời với nước Mỹ và thế giới, ông Obama đã rất xúc động
khi đọc diễn văn từ biệt sau 8 năm nắm quyền tổng thống, nhưng cũng không quên
kêu gọi cảnh giác trước khi trao lại chìa khóa Nhà Trắng cho nhà tỷ phú Donald
Trump ngày 20/01 tới đây.
Trong
bài diễn văn đọc trước 20 ngàn người tại trung tâm hội nghị McCormick Place hôm
qua, vị tổng thống mãn nhiệm 55 tuổi khẳng định rằng chính người dân Mỹ đã làm
nước Mỹ trở thành « một nơi tốt hơn và mạnh hơn so với khi chúng ta bắt đầu ».
Ông Obama điểm lại những thành quả đạt được sau hai nhiệm kỳ tổng thống :
« Nếu
cách đây 8 năm, tôi bảo quý vị rằng nước Mỹ sẽ đảo ngược trì trệ kinh tế, sẽ khởi
động lại nền công nghiệp xe hơi, sẽ bắt đầu một thời kỳ tạo công ăn việc làm
dài nhất trong lịch sử chúng ta… nếu tôi bảo quý vị rằng chúng ta sẽ mở ra một
chương mới với nhân dân Cuba, rằng chúng ta sẽ chặn đứng chương trình vũ khí hạt
nhân của Iran mà không cần bắn một viên đạn nào và sẽ tiêu diệt đầu não các vụ
khủng bố 11/09... nếu tôi bảo quý vị rằng chúng ta sẽ đạt được bình đẳng về hôn
nhân và quyền được bảo hiểm y tế cho 20 triệu đồng bào của chúng ta - Quý vị chắc
đã nghĩ rằng những mục tiêu đó hơi quá cao. »
Vị
tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ cũng kêu gọi dân Mỹ hãy tiếp tục
là « tác nhân của nền dân chủ » và hãy đoàn kết lại, vì theo
ông, vấn đề sắc tộc vẫn là vấn đề gây chia rẽ nước Mỹ.
Tuy
không nhắc đến tên người kế nhiệm Donald Trump, nhưng ông Obama đã gởi đến nhà
tỷ phú New York vài lời cảnh báo, đặc biệt là về vấn đề biến đổi khí hậu. Ông
nói rằng « chối bỏ vấn đề này là đồng nghĩa với phản bội các thế hệ
tương lai ».
Trong
bài diễn văn hôm qua, ông Obama cũng đã không quên vinh danh đệ nhất phu nhân
Michelle Obama khi quay sang nói với vợ : « Từ 25 năm nay, em không chỉ
là vợ và là mẹ của các con anh, mà còn là người bạn thân thiết nhất ».
Tổng thống mãn nhiệm cũng bày tỏ niềm tự hào được là bố của hai con gái (tuy cô
gái út Sasha vắng mặt, mà theo Nhà trắng là do bận thi ở Washington ).
Ông
Obama đã kết thúc bài diễn văn bằng câu « Yes we did » ( Chúng
ta đã làm được ), ý nói đến khẩu hiệu nổi tiếng của ông khi tranh cử « Yes
we can ».
No comments:
Post a Comment