Posted
on Thursday, March 12, 2015 @ 02:16:53 EDT
Trong hai ngày liên
tiếp tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam được nêu lên tại Liên Hiệp Quốc và tại
buổi điều trần ở Thượng Viện Hoa Kỳ.
Ngày 10 tháng 3, Ông Heiner Bielefeldt,
Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, tường trình với
Hội Đồng Nhân Quyền LHQ về chuyến thị sát Việt Nam của Ông vào tháng 7 năm
ngoái.
"Tôi tận mắt thấy
những chứng cớ về vi phạm nhân quyền kể cả các cuộc tấn công bởi công an, sự
phá huỷ các nơi thờ phượng, hành động cản trở các buổi lễ tôn giáo, việc bỏ tù,
và tấn công, kể cả tra tấn, giết người và các hình thức đàn áp khác."
Ông
Bielefeldt tường trình với Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, ngày 10/03/2014
Ông
Bielefeldt chỉ trích chính quyền Việt Nam đã ngăn cản, hăm doạ và tấn công nhiều
nhân chứng đã hoặc chuẩn bị gặp phái đoàn thị sát của LHQ.
[Phát
biểu của Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ (lúc 13'30"): http://webtv.un.org/watch/id-contd-sr-on-religion-19th-meeting-28th-regular-session-of-human-rights-council/4102796729001]
Trong
phần phản hồi, Đại
Sứ Phạm Quốc Trụ, Phó Trưởng Phái Đoàn Việt Nam tại LHQ, phủ nhận rằng có sự
sách nhiễu, hăm doạ và đàn áp các nhân chứng, và cho rằng Ông Bielefeldt đã thiếu
trung thực và khách quan.
"Tự do tôn giáo
và tín ngưỡng được ghi khắc trong Hiến Pháp và được bảo vệ bởi luật pháp của
chúng tôi",
Ông Trụ phát biểu.
[Phát
biểu của Đại Sứ Phạm Quốc Trụ: http://webtv.un.org/watch/id-contd-sr-on-religion-19th-meeting-28th-regular-session-of-human-rights-council/4102796729001]
Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ đã mạnh mẽ bác bỏ luận điệu của
phái đoàn Việt Nam:
"Khi báo cáo
viên đặc biệt không thể tin vào chính quyền về việc không trả thù các nhân chứng
và nguồn tin thì toàn bộ hệ thống bảo vệ nhân quyền của LHQ sẽ gẫy đổ."
[Trả
lời của Ông Bielefeldt đối với phái đoàn Việt Nam (lúc 1:35): http://webtv.un.org/watch/id-contd-sr-on-religion-19th-meeting-28th-regular-session-of-human-rights-council/4102796729001]
Tại buổi điều trần ở Thượng Viện Hoa Kỳ ngày hôm nay, 11 tháng 3, Thượng Nghị Sĩ James
Lankford (Cộng Hoà, OK) nêu vấn đề đàn áp tự do tôn giáo ở Việt Nam và đặt câu
hỏi với Ông David Saperstein, Đại Sứ Lưu Động đặc trách tự do tôn giáo quốc tế
của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, là khi nào đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần
quan tâm đặc biệt (CPC).
Đại
Sứ Saperstein, một trong những nhân vật điều trần, cho biết là Ông theo dõi sát
tình hình ở Việt Nam và một số quốc gia để cân nhắc việc liệt kê vào danh sách
CPC.
TNS
Lankford kêu gọi Hành Pháp Hoa Kỳ đưa vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam vào cuộc
thương thảo Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với quốc gia này.
Ngày
3 tháng 3 vừa qua, một phái đoàn đa tôn giáo Việt Nam đã tiếp xúc với Đại Sứ
Saperstein để kêu gọi cũng hai điểm này: đưa Việt Nam vào danh sách CPC và đặt
sự tôn trọng tự do tôn giáo thành một điều kiện để Việt Nam tham gia TPP.
Cùng
ngày, một bộ phận của phái đoàn đã tiếp xúc với nhân viên lập pháp của TNS
James Lankford cũng về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
[Phát biểu của TNS
Lankford và trả lời của Đại Sứ Saperstein (lúc 1:13'): http://www.appropriations.senate.gov/webcast/state-foreign-operations-subcommittee-hearing-protecting-religious-freedom-abroad]
Ngay
trước buổi điều trần, TNS Lankford nhận được nhiều văn thư từ các cử tri Mỹ gốc
Việt ở tiểu bang Oklahoma nêu mối quan ngại về tình trạng đàn áp tôn giáo đang
diễn ra ở Việt Nam.
"Tự do tôn giáo
là mũi nhọn quốc tế vận của chúng tôi trong năm 2015," Ts. Nguyễn Đình Thắng giải thích. Ông là Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch
BPSOS và phát ngôn nhân của Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ.
Theo
Ông cho biết, cuộc tổng vận động vào ngày 18 tháng 6 tới đây sẽ rất quan trọng:
"Nếu đến lúc ấy
chính quyền Việt Nam vẫn chưa thể hiện thực tâm tôn trọng tự do tôn giáo bằng
những hành động cụ thể, triển vọng để đưa Việt Nam vào danh sách CPC sẽ tăng
lên đáng kể."
Bài liên quan:
Báo cáo về tình trạng
của các tôn giáo ở Việt Nam
Phái đoàn người Việt
vận động chính phủ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo cho Việt Nam
40 năm sau: Tiếp Tục
Hành Trình Đến Tự Do
No comments:
Post a Comment