14/03/2015
Trời Sacramento nhiều nắng thiếu mưa, lại là một ngày đẹp
và thanh thản. Chúng tôi lái xe về trường Đại học cộng đồng Consumnes River
College (CRC) để lắng nghe Tiến sỹ Nguyễn Tường Bách chia sẻ “Những nẻo đường
nhận thức” trong Chương trình Việt Ngữ tại trường đại học CRC. Ở Sacramento, có
thể nói Chương Trình Việt Ngữ tại đại học CRC là lâu đời nhất mà những người
giáo sư như Cô Đỗ Thị Minh Hồng, Cô Nguyễn Thị Yến, v.v... đang tận tuỵ giữ gìn
và phát huy ngôn ngữ Việt nói riêng và văn hoá thuần phong mỹ tục của Việt Nam
nói chung. Vì thế, khi được mời để tham dự những việc liên quan đến giáo dưỡng
tuổi trẻ, chúng tôi không thể từ chối, nhất là về nghe Tiến sỹ Nguyễn Tường
Bách, người mà chúng tôi rất hâm mộ qua cuốn sách Mùi Hương Trầm.
Ban tổ chức (Gs. Đỗ Thị Minh Hồng, Gs. Nguyễn Thị Yến, cô counselor Anna Đoàn), Cộng đồng người Việt và sinh viên CRC đã đón tiếp Tiến sỹ Bách đến từ Đức một cách nồng hậu và hoan hỷ. Trong số đó, đông nhất là các em sinh viên trong trường CRC, rồi đến Hội Thiền Học Tánh Không, và đồng hương Phật tử. Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của Ni Sư Thuần Tuệ, Sư Cô Thuần Tỉnh và Sa Di Ni Phương Thiền từ Thiền Viện Diệu Nhân, Rescue, CA. Các vị khách quý mà được ban tổ chức giới thiệu hoặc nhắc đến như: Ông bà Nha sĩ Đỗ Kỳ Long, Ông Trần Duy Phô và Hội Từ Bi Quán Thế Âm, Ông bà Mục sư Phan Như Ngọc, Ts Trần Kiêm Đoàn, Ts Trương Xuân Bình, Ts Nguyễn Đăng Hoàng, Ts. Phan Văn Chương, Ts. Phan Mẫn, giáo sư business ở trường CRC, giáo sư Lý Lập dạy toán ở CRC, Ông Bà Vũ Hữu Kỳ, Ông bà Hoàng Xuân Thiệu, Ông Đàm Phương, Ông bà Nguyễn Phúc Hồng Thanh, quý Huynh trưởng GĐPT như anh chị Nguyễn Sanh Tỵ, Ngô Thị Thu, Đặng Văn Cường, Nguyễn Huy Hoàng, v.v…
Ban tổ chức (Gs. Đỗ Thị Minh Hồng, Gs. Nguyễn Thị Yến, cô counselor Anna Đoàn), Cộng đồng người Việt và sinh viên CRC đã đón tiếp Tiến sỹ Bách đến từ Đức một cách nồng hậu và hoan hỷ. Trong số đó, đông nhất là các em sinh viên trong trường CRC, rồi đến Hội Thiền Học Tánh Không, và đồng hương Phật tử. Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của Ni Sư Thuần Tuệ, Sư Cô Thuần Tỉnh và Sa Di Ni Phương Thiền từ Thiền Viện Diệu Nhân, Rescue, CA. Các vị khách quý mà được ban tổ chức giới thiệu hoặc nhắc đến như: Ông bà Nha sĩ Đỗ Kỳ Long, Ông Trần Duy Phô và Hội Từ Bi Quán Thế Âm, Ông bà Mục sư Phan Như Ngọc, Ts Trần Kiêm Đoàn, Ts Trương Xuân Bình, Ts Nguyễn Đăng Hoàng, Ts. Phan Văn Chương, Ts. Phan Mẫn, giáo sư business ở trường CRC, giáo sư Lý Lập dạy toán ở CRC, Ông Bà Vũ Hữu Kỳ, Ông bà Hoàng Xuân Thiệu, Ông Đàm Phương, Ông bà Nguyễn Phúc Hồng Thanh, quý Huynh trưởng GĐPT như anh chị Nguyễn Sanh Tỵ, Ngô Thị Thu, Đặng Văn Cường, Nguyễn Huy Hoàng, v.v…
Hình ảnh trong buổi chia sẻ của Tiến sỹ Nguyễn Tường
Bách. (Photo: BXK)
Giáo sư Đỗ Thị Minh Hồng, khoa trưởng ban Việt ngữ tại
CRC, giới thiệu:
Ts Nguyễn Tường Bách sinh tại Thừa Thiên Việt Nam, Du học tại Đức năm 1967. Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng năm 1975 và tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật năm 1980. Từ 1980-1992: ông làm việc cho công ty ABB tại Đức. Sau đó Ông làm Giám đốc cho một công ty xuất nhập khẩu tại Cộng Hòa Liên Bang Đức và nghỉ hưu năm 2010. Ông là tác giả và dịch giả của những cuốn sách nổi tiếng đã xuất bản và tái bản nhiều lần.
(Dr. Nguyen Tuong Bach was born in Thua Thien Province, Vietnam, and began studying abroad in Germany in 1967. He earned his Ph.D. degree in Engineering in 1980. He worked for ABB in Germany until 1992 and was the founder/CEO of an import-export company in Germany until his retirement in 2010.
Dr. Bach has authored a number of books and papers on the topic of Eastern Philosophy, especially on Buddhism. A few of his most noted works are Mùi Hương Trầm (Scent of Incense), Lưới Trời Ai Dệt (The Cosmological Drag Net), Mong Doi Bat Tuyet (The Endless Dream of Life), Đường Xa Nắng Mới (Long Road New Day), Đêm Qua Sân Trước Một Cành Mai (Last night a spring flower bloomed).
His translated works include Dao cua Vat Ly (The Tao of Physics – Fritj of Capra), Con duong may trang (Long road white cloud - Lama Anagarika Govinda), Thien trong nghe thuat ban cung (Zen in the Art of Archery - Eugene Herrigel), Doi dien cuoc doi (Facing life - Krishnamurti).
Mà trong phần giới thiệu, chúng tôi đắc ý nhất là lời nhắc nhủ của Tiến sĩ Bách cho các bạn sinh viên trẻ; ông đã nói như sau:
Tôi có may mắn sống trong những nền văn hóa khác nhau. Tôi mong những người trẻ có cơ hội sống trong những nền văn hóa khác trong một khoảng thời gian hoặc dài hoặc ngắn, nói tiếng nói của người ta, tìm hiểu văn hóa của người ta, qua đó cảm nhận được tính cách của người Việt Nam rõ ràng hơn, khách quan hơn.Ra ngoài không phải là xa Việt Nam. Đi để nhìn lại, để tạo cơ hội nhìn rõ con người mình nhiều hơn. Có xa gia đình mới thấy yêu gia đình của mình thế nào, có xa đất nước mình mới thấy yêu đất nước mình như thế nào. (I have been lucky to have lived in many different cultures. I wish that young people will have the same opportunity to live in different cultures however short or long, speak other languages, try to understand other cultures, and through that they will be able to understand the characters of the Vietnamese people more clearly and objectively. To leave Vietnam is not to distance oneself from Vietnam. To go away is so that one can look back, to give oneself a chance to better reflect. To be away from one's family helps one to love it more, to be far away from one's country will help one to cherish it more.)
Trong phần diễn giải “Những nẻo đường nhận thức”, Tiễn sỹ Bách nhấn mạnh là ông “chỉ nói về những kinh nghiệm và nhận thức của riêng mình. Nó sẽ có tính chất chủ quan và có thể khác lạ, thậm chí kỳ cục so với thông thường.Tôi không có một chút ý định nào thuyết phục người nghe vì phần lớn là các trải nghiệm trong tâm. Tôi cũng thấy thật là khó khăn khi diễn bày những cảm nhận trong tâm bằng ngôn ngữ.”
Ts Nguyễn Tường Bách sinh tại Thừa Thiên Việt Nam, Du học tại Đức năm 1967. Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng năm 1975 và tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ thuật năm 1980. Từ 1980-1992: ông làm việc cho công ty ABB tại Đức. Sau đó Ông làm Giám đốc cho một công ty xuất nhập khẩu tại Cộng Hòa Liên Bang Đức và nghỉ hưu năm 2010. Ông là tác giả và dịch giả của những cuốn sách nổi tiếng đã xuất bản và tái bản nhiều lần.
(Dr. Nguyen Tuong Bach was born in Thua Thien Province, Vietnam, and began studying abroad in Germany in 1967. He earned his Ph.D. degree in Engineering in 1980. He worked for ABB in Germany until 1992 and was the founder/CEO of an import-export company in Germany until his retirement in 2010.
Dr. Bach has authored a number of books and papers on the topic of Eastern Philosophy, especially on Buddhism. A few of his most noted works are Mùi Hương Trầm (Scent of Incense), Lưới Trời Ai Dệt (The Cosmological Drag Net), Mong Doi Bat Tuyet (The Endless Dream of Life), Đường Xa Nắng Mới (Long Road New Day), Đêm Qua Sân Trước Một Cành Mai (Last night a spring flower bloomed).
His translated works include Dao cua Vat Ly (The Tao of Physics – Fritj of Capra), Con duong may trang (Long road white cloud - Lama Anagarika Govinda), Thien trong nghe thuat ban cung (Zen in the Art of Archery - Eugene Herrigel), Doi dien cuoc doi (Facing life - Krishnamurti).
Mà trong phần giới thiệu, chúng tôi đắc ý nhất là lời nhắc nhủ của Tiến sĩ Bách cho các bạn sinh viên trẻ; ông đã nói như sau:
Tôi có may mắn sống trong những nền văn hóa khác nhau. Tôi mong những người trẻ có cơ hội sống trong những nền văn hóa khác trong một khoảng thời gian hoặc dài hoặc ngắn, nói tiếng nói của người ta, tìm hiểu văn hóa của người ta, qua đó cảm nhận được tính cách của người Việt Nam rõ ràng hơn, khách quan hơn.Ra ngoài không phải là xa Việt Nam. Đi để nhìn lại, để tạo cơ hội nhìn rõ con người mình nhiều hơn. Có xa gia đình mới thấy yêu gia đình của mình thế nào, có xa đất nước mình mới thấy yêu đất nước mình như thế nào. (I have been lucky to have lived in many different cultures. I wish that young people will have the same opportunity to live in different cultures however short or long, speak other languages, try to understand other cultures, and through that they will be able to understand the characters of the Vietnamese people more clearly and objectively. To leave Vietnam is not to distance oneself from Vietnam. To go away is so that one can look back, to give oneself a chance to better reflect. To be away from one's family helps one to love it more, to be far away from one's country will help one to cherish it more.)
Trong phần diễn giải “Những nẻo đường nhận thức”, Tiễn sỹ Bách nhấn mạnh là ông “chỉ nói về những kinh nghiệm và nhận thức của riêng mình. Nó sẽ có tính chất chủ quan và có thể khác lạ, thậm chí kỳ cục so với thông thường.Tôi không có một chút ý định nào thuyết phục người nghe vì phần lớn là các trải nghiệm trong tâm. Tôi cũng thấy thật là khó khăn khi diễn bày những cảm nhận trong tâm bằng ngôn ngữ.”
Hình ảnh trong buổi chia sẻ của Tiến sỹ Nguyễn Tường
Bách. (Photo: BXK)
Tiến sĩ Bách trình bày năm nẻo đường nhận thức như sau:
Nhận thức bằng cách nghe
Nhận thức bằng cách thấy
Nhận thức bằng cách quan sát
Nhận thức bằng suy luận tư duy
Nhận thức bằng cách buông bỏ
Nhận thức bằng cách nghe
Theo Tiến sỹ Bách, nghe không chỉ qua lỗ tai bằng âm thanh mà còn nghe bằng tâm. Mà quan trọng hơn mà nhận thức qua “Tâm nghe tâm”, một phương pháp mà tự tâm mình lắng nghe chính mình để biết những diễn biến bên trong của mình. Chúng ta có thể thêm vào đây là sau phần lắng nghe tâm, chúng ta nên quán chiếu để biết, nhận chân và phòng hộ những suy nghĩ và lối hành xử của chính mình. Ông nhắc thêm:
“Nhưng cũng có khi ta nghe bên trong, nghe vận động bên trong tâm.
Rong chơi râu tóc bạc phơ
Còn nghe đắm đuối vần thơ yêu người
Người đi ở cuối chân trời
Có nghe tình mộng nửa đời dằng dai... (thơ Bùi Giáng)
Nghe của Bùi Giáng là tâm nghe tâm. Thế nên “nghe” không chỉ là lỗ tai nghe âm thanh. Tâm nghe tâm là tâm tự lắng nghe chính mình, hay chính xác hơn là nghe những diễn biến trong mình. Nói vậy chứ không phải đơn giản vì “diễn biến trong tâm” thường kéo dẫn chúng ta đi theo mà ta không hề biết. “Diễn biến trong tâm” chính là tâm chúng ta. Hình ảnh trong gương chính là tấm gương.Tâm nghe tâm là tự tách mình đừng bên dòng chảy của tâm và lắng nghe nó. Thế nên Bùi Giáng không hề điên mà rất tỉnh vì tỉnh táo mới nghe được diễn biến trong tâm.”
Có lẽ chúng tôi đồng tình cùng tiến sỹ rằng “chỉ có một cái nghe đang vận hành. Khi đó thì tính nghe đồng nghĩa với tính biết. Khi đó thì những cái được nghe, hay chính xác hơn là những cái được biết, dường như “bóc tách” khỏi tâm ta và lơ lửng trong không gian rỗng rang của tâm.”
Nhận thức bằng cái thấy
Cái thấy qua con mắt là sự nhận xét mà mọi vật chất, hay mọi Pháp (ngôn ngữ của nhà Phật) chỉ hiện qua hình tướng. Và theo tiến sỹ Bách, hiện tướng là tương đối và tùy theo trình độvà khả năng của người nhìn nó. Điều này nhắc tôi nhớ nhà bác học Enstein cũng từng nhắc nhở chúng ta một khái niệm mình bị giới hạn vì những gì mình đang là (we are limited of who we are-our thoughts, feelings and experiences). Cái thấy biết của mình tuỳ thuộc vào những tu duy, kiến thức, kinh nghiệm sống v.v… Ông lại phân tích thêm,
“Đối với người điếc thì thế giới toàn màu sắc và sự lặng yên, đối với người mù thì thế giới đầy âm thanh và một màu đen, đối với người mù màu thì thế giới chỉ hai màu đen trắng, đối với loài chó, loài có khứu giác nhạy bén thì thế giới nhấp nhô toàn cả mùi…”
Ông nói tiếp, “Heisenberg, nhà vật lý lượng tử cũng nói đại ý “thiên nhiên là câu trả lời trước sự vấn hỏi của con người”. Ta thắc mắc thế nào thì thiên nhiên đáp lại theo cách hỏi của ta. Thế nên cái thấy của chúng ta có hai điều đáng nhớ, một là điều ta thấy chỉ là tướng trạng của sự vật, không phải thể tính thực của nó; hai là nó mang tính chất, mang chữ ký của người ngắm nhìn nó.”
Tuy nhiên, cái thấy viên thông trong nhà Phật là thông suốt cả lý và sự, tình và nghĩa và thấy được cả tướng lẫn tánh.
3. Nhận thức bằng cách quan sát (thân và tâm)
Ông bảo rằng “nhận thức bằng cách nghe, nhận thức bằng cách thấy chính là “mở” hai giác quan tai và mắt, cho hai cái nghe và cái thấy vận hành. Qua Nghe và Thấy hầu như toàn thể thế giới hiện ra quanh ta.” Vì thời gian giới hạn, có lẽ Tiến sỹ Bách chỉ nói về 2 giác quan, Nghe và Thấy, nhưng trên thực tế thế giới quanh ta hiện ra bởi sáu giác quan (mắt tai mũi lưởi thân ý / sắc thanh hương vị xúc pháp) qua sự biết của ý thức mà quý thầy tổ đã nhắc nhở “Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. Đem ý thức tinh chuyên phòng hộ”
Có thể nói, nhận thức này chính là ở nơi thực hành của chúng ta. Tuỳ trình độ, kinh nghiệm hay pháp môn của mình, mỗi khi chúng ta tự lắng lòng quan sát chính mình (qua suy nghĩ, lời nói, hành động) và quan sát chính thân tâm mình thìcó lẽ chúng ta sẽ thấy được phép lạ của sự tỉnh thức.
Tiến sỹ Bách chia sẻ, “nếu kiên trì, nếu tỉnh táo và chú ý, thường thì phải sau vài tháng hay vài năm, ta sẽ nhận ra một điều đơn giản trong tâm. Đó là có một dòng hoạt động tâm lý cứ trôi chảy liên tục trong ta. Ban đầu có lẫn vui buồn thương nhớ, về sau cảm xúc ít đi nhưng tâm luôn luôn có hình ảnh, có âm thanh. Đặc biệt trong âm ta luôn luôn có lời, khi thì độc thoại, khi thì đối qua đáp lại. Luôn luôn có lời nói thầm trong tâm, tôi tạm gọi là “tâm ngôn”.”
Nói chung, tất cả nhận thức đều là “phương tiện thiện xảo”, không phải là một cứu cánh, để đưa chúng ta trại thái của tâm hồn rỗng lặng, mà diễn giả gọi là “Tâm hoàn toàn tỉnh giác sáng tỏ.”
4. Nhận thức bằng suy luận tư duy
Tiến sỹ Bách cho rằng tư duy suy luận là một trong những hoạt động của tâm. Một phạm trù rất trừu tượng, mà chúng tôi nghĩ những sinh viên khó hiểu đó là khái niệm về “pháp hữu vi”. Ông giải thích rằng, “hiện tượng tâm vật, xác định tính chất chung nhất của chúng là những “hiện tượng được tạo thành” (hữu vi – composed things). Tất cả những gì được tạo thành, dù là do nhiều phần tử khác hợp lại, hay do các điều kiện khác sinh ra, được gọi là pháp hữu vi. Như thế thì từ mỗi hạt nhân nguyên tử đến cả các thiên hà vĩ đại, từ cực tiểu đến cực đại, đều là pháp hữu vi cả. Thân chúng ta và các cơ quan trong thân từ hơi thở cho đến các bộ phận cũng đều là pháp hữu vi. Chưa hết, cả mọi hiện tượng tâm lý cũng pháp hữu vi vì tất cả đều sinh ra từ các điều kiện khác. Về triết học đây là sự khái quát hóa cao nhất. Thế là mọi hiện tượng tâm vật trong thế gian đều là pháp hữu vi.”
Chúng ta có thể nhắc nói với tuổi trẻ rằng, những cái lớn là sự tập hợp của những cái nhỏ hơn. Như những thành công lớn, bắt nguồn tự những thành công cỏn con. Và những niềm vui lớn cũng bắt nguồn từ những niềm an lạc của tự tâm.Tới đây, diễn giả nhắc đến bài kệ Lục Như trong kinh Kim Cang:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
Diễn giả chia sẻ:
“Tất cả các pháp hữu vi
Như cơn mộng, như ảo ảnh, như bọt nước, như bóng
Như sương mai, như ánh chớp
Nên quán chúng như thế.
(Kinh Kim Cương, dịch bản chữ Hán của Cưu Ma La Thập)
Nhưng trong bản Phạn ngữ có đến 9 ẩn dụ như sau:
Như sao đêm, như mắt loạn, như ngọn đèn, như huyễn thuật, như sương mai, như bọt nước, như cơn mộng, như ánh chớp, như đám mây — những gì hữu vi nên được quán chiếu như vậy[1].
Diễn giả cho rằng, suy luận từ các ẩn dụ mô hình là vô cùng quan trọng vì là bảng chỉ đường trực tiếp nhất. Nhưng vì là bảng chỉ đường nên ta nhìn xong là đi tiếp, không dừng lại. Nếu dừng lại lập tức nó trở thành chướng ngại. Như diễn giả, chúng tôi thiết nghĩ, tất cả đều là phương tiện để chúng ta nhận chân rằng mọi pháp hữu vi cũng nằm trong quy luật vô thường, vô ngã, khổ và không. Từ đó, chúng ta tích cực hơn với cuộc sống. Chúng ta hãy tư duy suy luận để rồi học từ bi và hành hỷ xả. Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ.
5. Nhận thức bằng cách buông bỏ
Có lẽ đây là nẻo nhận thức khó hiểu và thực hành nhất vì sự nghịch lý của nó. Buông bỏ là một trong đặc tính của tứ vô lượng tâm—Từ Bi Hỷ Xả. Ts Bách cho rằng,
“Tới nay ta thường nghĩ, nhận thức là một quá trình làm giàu thêm cho tâm. Nhận thức là thêm, thêm kiến thức, thêm kinh nghiệm, thêm phán đoán. Nhận thức chỉ có một chiều “thêm”. Thế nhưng nếu khéo quan sát, ta sẽ thấy kiến thức và kinh nghiệm là một con dao hai lưỡi. Kiến thức giúp ta hiểu thấu sự vật nhưng đến mức nào đó nó thành chướng ngại. Cái thấy sinh cái biết, đến phiên nó cái biết lại ngăn cản cái thấy.
Đóa hoa vừa xuất hiện trước mắt. Ta chưa kịp thưởng thức nó thì khái niệm về hoa và kinh nghiệm trong ta liền lên tiếng: “Đây là loại hoa hồng gai mềm hay trồng tại Đà lạt. Có nhiều màu đẹp hơn nhiều”. Ta không thấy thực tại mà chỉ nghe lời nói của chính ta. Cái biết cũ xưa về hoa đã ngăn ta thấy đóa hoa tinh khôi.”
Ông ân cần lại nhắc,
“Nếu sánh kiến thức như những viên gạch nằm trong kho chứa khổng lồ của tâm thì kiến thức và kinh nghiệm rất có khuynh hướng tự mình xây nên một lâu đài và giam giữ ta trong đó. Có ai nói “Có thể xây địa ngục bằng những viên đá của thiện chí” thì ở đây ta có thể nói nhại rằng “Có thể xây lâu đài trú ẩn bằng những viên đá của kiến thức và kinh nghiệm”. Có lẽ chúng ta từng thấy rất nhiều người, phần lớn là lớn tuổi và nhiều kiến thức, tự xây cho mình một lâu đài của thành kiến, kinh nghiệm, khái niệm, thang giá trị thiện ác đúng sai... và ẩn trú trong đó. Họ bít cả cửa sổ cửa lớn, bản thân họ không ra ngoài và cũng không cho những gì mới mẻ lọt vào. Ánh sáng mặt trời cũng không vào, họ tự đốt đèn bằng chất dầu mang tên “từng biết - well known” và vui sống trong đó.”
Ông tha thiết tâm sự là chúng ta hãy,
“Mạnh dạn mở toang những cánh cửa đó, tức là hai cửa của Nghe và Nhìn. “Mở toang” là buông bỏ những gì đã biết, giữ tâm chú ý, rỗng rang, không chủ động, không dụng công, không mong chờ, chỉ chú ý trống rỗng. Ta sẽ thấy ánh sáng mặt trời luôn luôn có đó. Nói “ra ngoài” là nói ẩn dụ. Tâm không có trong ngoài. Tòa lâu đài nọ xây dựng bằng những viên gạch của tâm. Buông bỏ nó, phá hủy nó cũng là hoạt động của tâm. Chỉ cần thấy xuyên suốt tự tính của nó là đã phá hủy nó rồi, rất dễ.Nhưng cũng vô cùng khó, vì như Arbert Einstein nói, phá bỏ một thành kiến còn khó hơn phá vỡ một hạt nhân nguyên tử. Rất dễ nên nhà Thiền mới nói buông dao quay đầu là thành Phật. Rất khó nên không mấy ai thành tựu, trước khi thành tựu, Phật cũng phải tu vô lượng kiếp. Về phần tôi, tôi cũng thấy rất khó vì phải bơi ngược dòng tất cả mọi thói quen.
“Bên ngoài” ra sao? Bên ngoài những lâu đài kín cửa là một không gian vô cùng thanh tịnh.Huệ Năng đã từng thốt lên “Ai dè tự tánh vốn sẵn thanh tịnh”. Lục Tổ mà thốt lên “ai dè” thì chúng ta khó mà ngờ đến. Phía trên ta nói “giữ tâm rỗng rang” là nói cho người trong nhà đi lần ra cửa lâu đài, chứ ở bên ngoài rồi chỉ cần để tự nhiên, tâm vốn rỗng rang, tâm vốn luôn luôn chú ý, tâm vốn luôn luôn tỉnh thức. Cho nên ra ngoài thì cũng bỏ luôn sự chú ý vì lúc đó chính ta là sự chú ý.
Có thể các bạn hỏi tôi chứng nghiệm được cái gì.Lòng tôi vẫn còn đầy ngập những đám mây. Nhưng mây thỉnh thoảng vén ra cho thấy chút trời xanh. Tôi chỉ ghi nhận được rất ngắn là: Thực tại chính là toàn thể pháp hữu vi đang vận hành chớp nhoáng, vô chủ, cái này sinh ra cái kia, làm điều kiện lẫn nhau để sinh ra và diệt đi. Sinh diệt vô tận.
Sau khi nghe xong bài thuyến giảng và những câu hỏi, chúng tôi cảm nhận những lời chia sẻ của Tiến sỹ Bách. Bài chia sẻ bàng bạc Tánh Không và kinh nghiệm thực tập của diễn giả. Chúng tôi tin chắc là quý đồng hương Phật tử đã thấy và hiểu điều đó, còn chăng là không biết trong số những sinh viên học tiếng Việt đó, bao nhiêu hiểu lời chia sẻ của Tiến sỹ Bách. Rồi tự nhìn lại mình, nhìn về đạo pháp và dân tộc, song dư âm của bốn câu thơ của Thầy Tuệ Sỹ lại về.
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.
Khi bước nhẹ rời khỏi hội trường và trở về cùng với hơi thở và con người của chính mình, tôi lại thầm cảm ơn những ai đã được gặp—một nhân duyên và phước báu của nhau. Vui vì được gặp vợ chồng diễn giả, quý Ni Sư, thầy cô bạn hữu, các sinh viên CRC và thính giả. Âu đó cũng là phước duyên được gặp nhau, trong đầu ẩn hiện dăm câu thơ vừa chớm để cảm ơn người anh trong đạo từ phương xa bỏ bớt thời giờ du dịch để chia sẻ trong tình đạo vị.
Nghe Thấy, Quan Sát, Tu Duy, Buông Bỏ
Kính tặng anh Nguyễn Tường Bách
Một trưa trăng sáng trong ngần
Thiền môn vô trụ đi về tánh không
Phù sinh bao cõi long đong
Thuyền từ bến giác thong dong cõi về.
Breathe and Smile. Thở và cười bạn nhé!
Sacramento, ngày sinh nhật của Ba—March 10th, 2015.
Tâm Thường Định
[1]Bản Anh ngữ: All composed things are like a dream, a phantom, a drop of dew, a flash of lightning. That is how to meditate on them, that is how to observe them.
Nhận thức bằng cách nghe
Nhận thức bằng cách thấy
Nhận thức bằng cách quan sát
Nhận thức bằng suy luận tư duy
Nhận thức bằng cách buông bỏ
Nhận thức bằng cách nghe
Theo Tiến sỹ Bách, nghe không chỉ qua lỗ tai bằng âm thanh mà còn nghe bằng tâm. Mà quan trọng hơn mà nhận thức qua “Tâm nghe tâm”, một phương pháp mà tự tâm mình lắng nghe chính mình để biết những diễn biến bên trong của mình. Chúng ta có thể thêm vào đây là sau phần lắng nghe tâm, chúng ta nên quán chiếu để biết, nhận chân và phòng hộ những suy nghĩ và lối hành xử của chính mình. Ông nhắc thêm:
“Nhưng cũng có khi ta nghe bên trong, nghe vận động bên trong tâm.
Rong chơi râu tóc bạc phơ
Còn nghe đắm đuối vần thơ yêu người
Người đi ở cuối chân trời
Có nghe tình mộng nửa đời dằng dai... (thơ Bùi Giáng)
Nghe của Bùi Giáng là tâm nghe tâm. Thế nên “nghe” không chỉ là lỗ tai nghe âm thanh. Tâm nghe tâm là tâm tự lắng nghe chính mình, hay chính xác hơn là nghe những diễn biến trong mình. Nói vậy chứ không phải đơn giản vì “diễn biến trong tâm” thường kéo dẫn chúng ta đi theo mà ta không hề biết. “Diễn biến trong tâm” chính là tâm chúng ta. Hình ảnh trong gương chính là tấm gương.Tâm nghe tâm là tự tách mình đừng bên dòng chảy của tâm và lắng nghe nó. Thế nên Bùi Giáng không hề điên mà rất tỉnh vì tỉnh táo mới nghe được diễn biến trong tâm.”
Có lẽ chúng tôi đồng tình cùng tiến sỹ rằng “chỉ có một cái nghe đang vận hành. Khi đó thì tính nghe đồng nghĩa với tính biết. Khi đó thì những cái được nghe, hay chính xác hơn là những cái được biết, dường như “bóc tách” khỏi tâm ta và lơ lửng trong không gian rỗng rang của tâm.”
Nhận thức bằng cái thấy
Cái thấy qua con mắt là sự nhận xét mà mọi vật chất, hay mọi Pháp (ngôn ngữ của nhà Phật) chỉ hiện qua hình tướng. Và theo tiến sỹ Bách, hiện tướng là tương đối và tùy theo trình độvà khả năng của người nhìn nó. Điều này nhắc tôi nhớ nhà bác học Enstein cũng từng nhắc nhở chúng ta một khái niệm mình bị giới hạn vì những gì mình đang là (we are limited of who we are-our thoughts, feelings and experiences). Cái thấy biết của mình tuỳ thuộc vào những tu duy, kiến thức, kinh nghiệm sống v.v… Ông lại phân tích thêm,
“Đối với người điếc thì thế giới toàn màu sắc và sự lặng yên, đối với người mù thì thế giới đầy âm thanh và một màu đen, đối với người mù màu thì thế giới chỉ hai màu đen trắng, đối với loài chó, loài có khứu giác nhạy bén thì thế giới nhấp nhô toàn cả mùi…”
Ông nói tiếp, “Heisenberg, nhà vật lý lượng tử cũng nói đại ý “thiên nhiên là câu trả lời trước sự vấn hỏi của con người”. Ta thắc mắc thế nào thì thiên nhiên đáp lại theo cách hỏi của ta. Thế nên cái thấy của chúng ta có hai điều đáng nhớ, một là điều ta thấy chỉ là tướng trạng của sự vật, không phải thể tính thực của nó; hai là nó mang tính chất, mang chữ ký của người ngắm nhìn nó.”
Tuy nhiên, cái thấy viên thông trong nhà Phật là thông suốt cả lý và sự, tình và nghĩa và thấy được cả tướng lẫn tánh.
3. Nhận thức bằng cách quan sát (thân và tâm)
Ông bảo rằng “nhận thức bằng cách nghe, nhận thức bằng cách thấy chính là “mở” hai giác quan tai và mắt, cho hai cái nghe và cái thấy vận hành. Qua Nghe và Thấy hầu như toàn thể thế giới hiện ra quanh ta.” Vì thời gian giới hạn, có lẽ Tiến sỹ Bách chỉ nói về 2 giác quan, Nghe và Thấy, nhưng trên thực tế thế giới quanh ta hiện ra bởi sáu giác quan (mắt tai mũi lưởi thân ý / sắc thanh hương vị xúc pháp) qua sự biết của ý thức mà quý thầy tổ đã nhắc nhở “Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. Đem ý thức tinh chuyên phòng hộ”
Có thể nói, nhận thức này chính là ở nơi thực hành của chúng ta. Tuỳ trình độ, kinh nghiệm hay pháp môn của mình, mỗi khi chúng ta tự lắng lòng quan sát chính mình (qua suy nghĩ, lời nói, hành động) và quan sát chính thân tâm mình thìcó lẽ chúng ta sẽ thấy được phép lạ của sự tỉnh thức.
Tiến sỹ Bách chia sẻ, “nếu kiên trì, nếu tỉnh táo và chú ý, thường thì phải sau vài tháng hay vài năm, ta sẽ nhận ra một điều đơn giản trong tâm. Đó là có một dòng hoạt động tâm lý cứ trôi chảy liên tục trong ta. Ban đầu có lẫn vui buồn thương nhớ, về sau cảm xúc ít đi nhưng tâm luôn luôn có hình ảnh, có âm thanh. Đặc biệt trong âm ta luôn luôn có lời, khi thì độc thoại, khi thì đối qua đáp lại. Luôn luôn có lời nói thầm trong tâm, tôi tạm gọi là “tâm ngôn”.”
Nói chung, tất cả nhận thức đều là “phương tiện thiện xảo”, không phải là một cứu cánh, để đưa chúng ta trại thái của tâm hồn rỗng lặng, mà diễn giả gọi là “Tâm hoàn toàn tỉnh giác sáng tỏ.”
4. Nhận thức bằng suy luận tư duy
Tiến sỹ Bách cho rằng tư duy suy luận là một trong những hoạt động của tâm. Một phạm trù rất trừu tượng, mà chúng tôi nghĩ những sinh viên khó hiểu đó là khái niệm về “pháp hữu vi”. Ông giải thích rằng, “hiện tượng tâm vật, xác định tính chất chung nhất của chúng là những “hiện tượng được tạo thành” (hữu vi – composed things). Tất cả những gì được tạo thành, dù là do nhiều phần tử khác hợp lại, hay do các điều kiện khác sinh ra, được gọi là pháp hữu vi. Như thế thì từ mỗi hạt nhân nguyên tử đến cả các thiên hà vĩ đại, từ cực tiểu đến cực đại, đều là pháp hữu vi cả. Thân chúng ta và các cơ quan trong thân từ hơi thở cho đến các bộ phận cũng đều là pháp hữu vi. Chưa hết, cả mọi hiện tượng tâm lý cũng pháp hữu vi vì tất cả đều sinh ra từ các điều kiện khác. Về triết học đây là sự khái quát hóa cao nhất. Thế là mọi hiện tượng tâm vật trong thế gian đều là pháp hữu vi.”
Chúng ta có thể nhắc nói với tuổi trẻ rằng, những cái lớn là sự tập hợp của những cái nhỏ hơn. Như những thành công lớn, bắt nguồn tự những thành công cỏn con. Và những niềm vui lớn cũng bắt nguồn từ những niềm an lạc của tự tâm.Tới đây, diễn giả nhắc đến bài kệ Lục Như trong kinh Kim Cang:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
Diễn giả chia sẻ:
“Tất cả các pháp hữu vi
Như cơn mộng, như ảo ảnh, như bọt nước, như bóng
Như sương mai, như ánh chớp
Nên quán chúng như thế.
(Kinh Kim Cương, dịch bản chữ Hán của Cưu Ma La Thập)
Nhưng trong bản Phạn ngữ có đến 9 ẩn dụ như sau:
Như sao đêm, như mắt loạn, như ngọn đèn, như huyễn thuật, như sương mai, như bọt nước, như cơn mộng, như ánh chớp, như đám mây — những gì hữu vi nên được quán chiếu như vậy[1].
Diễn giả cho rằng, suy luận từ các ẩn dụ mô hình là vô cùng quan trọng vì là bảng chỉ đường trực tiếp nhất. Nhưng vì là bảng chỉ đường nên ta nhìn xong là đi tiếp, không dừng lại. Nếu dừng lại lập tức nó trở thành chướng ngại. Như diễn giả, chúng tôi thiết nghĩ, tất cả đều là phương tiện để chúng ta nhận chân rằng mọi pháp hữu vi cũng nằm trong quy luật vô thường, vô ngã, khổ và không. Từ đó, chúng ta tích cực hơn với cuộc sống. Chúng ta hãy tư duy suy luận để rồi học từ bi và hành hỷ xả. Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ.
5. Nhận thức bằng cách buông bỏ
Có lẽ đây là nẻo nhận thức khó hiểu và thực hành nhất vì sự nghịch lý của nó. Buông bỏ là một trong đặc tính của tứ vô lượng tâm—Từ Bi Hỷ Xả. Ts Bách cho rằng,
“Tới nay ta thường nghĩ, nhận thức là một quá trình làm giàu thêm cho tâm. Nhận thức là thêm, thêm kiến thức, thêm kinh nghiệm, thêm phán đoán. Nhận thức chỉ có một chiều “thêm”. Thế nhưng nếu khéo quan sát, ta sẽ thấy kiến thức và kinh nghiệm là một con dao hai lưỡi. Kiến thức giúp ta hiểu thấu sự vật nhưng đến mức nào đó nó thành chướng ngại. Cái thấy sinh cái biết, đến phiên nó cái biết lại ngăn cản cái thấy.
Đóa hoa vừa xuất hiện trước mắt. Ta chưa kịp thưởng thức nó thì khái niệm về hoa và kinh nghiệm trong ta liền lên tiếng: “Đây là loại hoa hồng gai mềm hay trồng tại Đà lạt. Có nhiều màu đẹp hơn nhiều”. Ta không thấy thực tại mà chỉ nghe lời nói của chính ta. Cái biết cũ xưa về hoa đã ngăn ta thấy đóa hoa tinh khôi.”
Ông ân cần lại nhắc,
“Nếu sánh kiến thức như những viên gạch nằm trong kho chứa khổng lồ của tâm thì kiến thức và kinh nghiệm rất có khuynh hướng tự mình xây nên một lâu đài và giam giữ ta trong đó. Có ai nói “Có thể xây địa ngục bằng những viên đá của thiện chí” thì ở đây ta có thể nói nhại rằng “Có thể xây lâu đài trú ẩn bằng những viên đá của kiến thức và kinh nghiệm”. Có lẽ chúng ta từng thấy rất nhiều người, phần lớn là lớn tuổi và nhiều kiến thức, tự xây cho mình một lâu đài của thành kiến, kinh nghiệm, khái niệm, thang giá trị thiện ác đúng sai... và ẩn trú trong đó. Họ bít cả cửa sổ cửa lớn, bản thân họ không ra ngoài và cũng không cho những gì mới mẻ lọt vào. Ánh sáng mặt trời cũng không vào, họ tự đốt đèn bằng chất dầu mang tên “từng biết - well known” và vui sống trong đó.”
Ông tha thiết tâm sự là chúng ta hãy,
“Mạnh dạn mở toang những cánh cửa đó, tức là hai cửa của Nghe và Nhìn. “Mở toang” là buông bỏ những gì đã biết, giữ tâm chú ý, rỗng rang, không chủ động, không dụng công, không mong chờ, chỉ chú ý trống rỗng. Ta sẽ thấy ánh sáng mặt trời luôn luôn có đó. Nói “ra ngoài” là nói ẩn dụ. Tâm không có trong ngoài. Tòa lâu đài nọ xây dựng bằng những viên gạch của tâm. Buông bỏ nó, phá hủy nó cũng là hoạt động của tâm. Chỉ cần thấy xuyên suốt tự tính của nó là đã phá hủy nó rồi, rất dễ.Nhưng cũng vô cùng khó, vì như Arbert Einstein nói, phá bỏ một thành kiến còn khó hơn phá vỡ một hạt nhân nguyên tử. Rất dễ nên nhà Thiền mới nói buông dao quay đầu là thành Phật. Rất khó nên không mấy ai thành tựu, trước khi thành tựu, Phật cũng phải tu vô lượng kiếp. Về phần tôi, tôi cũng thấy rất khó vì phải bơi ngược dòng tất cả mọi thói quen.
“Bên ngoài” ra sao? Bên ngoài những lâu đài kín cửa là một không gian vô cùng thanh tịnh.Huệ Năng đã từng thốt lên “Ai dè tự tánh vốn sẵn thanh tịnh”. Lục Tổ mà thốt lên “ai dè” thì chúng ta khó mà ngờ đến. Phía trên ta nói “giữ tâm rỗng rang” là nói cho người trong nhà đi lần ra cửa lâu đài, chứ ở bên ngoài rồi chỉ cần để tự nhiên, tâm vốn rỗng rang, tâm vốn luôn luôn chú ý, tâm vốn luôn luôn tỉnh thức. Cho nên ra ngoài thì cũng bỏ luôn sự chú ý vì lúc đó chính ta là sự chú ý.
Có thể các bạn hỏi tôi chứng nghiệm được cái gì.Lòng tôi vẫn còn đầy ngập những đám mây. Nhưng mây thỉnh thoảng vén ra cho thấy chút trời xanh. Tôi chỉ ghi nhận được rất ngắn là: Thực tại chính là toàn thể pháp hữu vi đang vận hành chớp nhoáng, vô chủ, cái này sinh ra cái kia, làm điều kiện lẫn nhau để sinh ra và diệt đi. Sinh diệt vô tận.
Sau khi nghe xong bài thuyến giảng và những câu hỏi, chúng tôi cảm nhận những lời chia sẻ của Tiến sỹ Bách. Bài chia sẻ bàng bạc Tánh Không và kinh nghiệm thực tập của diễn giả. Chúng tôi tin chắc là quý đồng hương Phật tử đã thấy và hiểu điều đó, còn chăng là không biết trong số những sinh viên học tiếng Việt đó, bao nhiêu hiểu lời chia sẻ của Tiến sỹ Bách. Rồi tự nhìn lại mình, nhìn về đạo pháp và dân tộc, song dư âm của bốn câu thơ của Thầy Tuệ Sỹ lại về.
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.
Khi bước nhẹ rời khỏi hội trường và trở về cùng với hơi thở và con người của chính mình, tôi lại thầm cảm ơn những ai đã được gặp—một nhân duyên và phước báu của nhau. Vui vì được gặp vợ chồng diễn giả, quý Ni Sư, thầy cô bạn hữu, các sinh viên CRC và thính giả. Âu đó cũng là phước duyên được gặp nhau, trong đầu ẩn hiện dăm câu thơ vừa chớm để cảm ơn người anh trong đạo từ phương xa bỏ bớt thời giờ du dịch để chia sẻ trong tình đạo vị.
Nghe Thấy, Quan Sát, Tu Duy, Buông Bỏ
Kính tặng anh Nguyễn Tường Bách
Một trưa trăng sáng trong ngần
Thiền môn vô trụ đi về tánh không
Phù sinh bao cõi long đong
Thuyền từ bến giác thong dong cõi về.
Breathe and Smile. Thở và cười bạn nhé!
Sacramento, ngày sinh nhật của Ba—March 10th, 2015.
Tâm Thường Định
[1]Bản Anh ngữ: All composed things are like a dream, a phantom, a drop of dew, a flash of lightning. That is how to meditate on them, that is how to observe them.
No comments:
Post a Comment