Wednesday, 20 March 2013

VIỆT NAM TRƯỚC VIỄN CẢNH TRÌ TRỆ (Lê Mạnh Hùng)




Chi tiết
Được đăng ngày Chủ nhật, 17 Tháng 3 2013 23:39

Trong môn nhiệt động lực học của vật lý có một khái niệm gọi là "entropy" trong đó một hệ thống khi đạt đến mức độ mà entropy cao nhất thì sẽ chết cứng tại đó không thể biến chuyển được nữa. Trong chính trị học, ta cũng có thể áp dụng được khái niệm này. Và nó rất đúng trong trường hợp của Việt Nam.

Đảng Cộng Sản Việt Nam mà đã có một thời được ngoại quốc ca ngợi là đã biết mở cửa đón nước ngoài và gia nhập hệ thống kinh tế toàn cầu nay đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tranh chấp bè phái, quản lý kinh tế bê bối và không để ý đến đời sống của nhân dân đã làm cho khẩu hiệu tự nhận là "động lực chỉ đạo cho nhà nước và xã hội" của đảng trở thành một câu khôi hài.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sút giảm xuống còn khoảng 5%, thái độ của dân chúng đối với đảng và nhà nước càng ngày càng trở nên công khai bất mãn và chống đối. Và vì nắm độc quyền chính trị và hầu như độc quyền về kinh tế thành ra đảng Cộng Sản Việt Nam cũng phải chịu toàn bộ những trách nhiệm về tình hình đất nước, tuy rằng tinh trạng suy thoái này một phần quan trọng không nằm trong tầm kiểm soát của đảng mà là vì những biến động dẫn đến tình trạng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới bắt đầu tan rã.

Những gì xảy ra ra cho Việt Nam là một kịch bản đã xảy ra cho nhiều quốc gia khác trên thế giới. Giống như đả xảy ra tại nhiều quốc gia chậm tiến khác khi gia nhập một nền kinh tế toàn cầu hóa đang thay đổi nhanh chóng, cuộc khủng hoảng kinh tế của Việt Nam được báo hiệu trước bởi một đợt sống những món tiền ngoại quốc đầu tư mà - nếu không được "cách ly" hay tức là được ngân hàng nhà nước có hành động để điều chỉnh khối lượng tiền tệ địa phương lưu hành - thì sẽ dẫn đến việc gia tăng quá lố số lượng tin dụng mà hậu quả là dẫn đến một tình trạng lạm phát phi mã. Đó là điều đã xảy ra và dẫn đến việc chính quyền phải thâu vén lại vào năm 2011.

Với tín dụng nay trở nên khó khăn, các doanh nghiệp cũng gap khó khăn khi thu tiền của các khách hàng và trả lời cũng như vốn cho các món nợ của họ. Trong khi đó những tầng lớp tiểu tư sản bổng thấy tài sản của họ bị tiêu ma sau con sốt đầu cơ vào thị trường chứng khoán với những hứa hẹn kiếm tiền một cách dễ dãi. Các công ty quốc doanh thì hầu như phá sản và tùy thuộc nặng nề vào những tín dụng vay từ nhựng ngân hàng quốc doanh để sống. Vả để kiếm tiền cho mình cũng như cho địa phương, chính quyền các tỉnh thành đã cướp đất trắng trợn của dân để bán cho những tay đầu cơ thương mại xây nhà cửa thương xá, v.v.. khiến cho nông dân, từ xưa vẫn được coi là trụ cột của chế độ càng ngày càng trở nên bất mãn và công khai chống đối. Niềm tin của dân chúng vào khả năng của đảng quản lý nền kinh tế và mang lại một mức sống sung túc nhỏ cho nhân dân càng ngày càng xuống thấp.

Đảng Cộng Sản cũng không còn dựa được vào hào quang cách mạng cũ của mình. Đến nay đã gần sáu thập niện kể từ khi người lính Pháp cuối cùng rời khỏi miền Bắc và trên ba thập niên kể từ khi Hà Nội đánh chiếm được miền Nam. Không có bao nhiêu người dân tại Việt Nam hiện nay còn nhớ đến những chuyện đó. Và có nhắc lại đến đạo đức Hồ chí Minh và tinh thần cách mạng của đảng chỉ là mỉa mai thêm khi người ta nhìn tình trạng tham nhũng thối nát hiện thời.

Tuy rằng có những người lớn tuổi có thể còn nhớ đến thời kỳ đói rách của chế độ xã hội chủ nghĩa kiểu Xô Viết cũ và còn tin tưởng rằng đảng Cộng Sản Việt Nam có thể thay đổi như thời 1980 và tìm ra được một con đường ra khỏi ngõ kẹt hiện nay, nhưng tuổi trung bình của người dân Việt hiện nay là 28 tuổi. Trên một nửa dân chúng không hề biết đến quá khứ trước ngày đỗi mới. Và họ đã thụ hưởng được những thú vui của xã hội tiêu thụ nhờ vào tiến trình toàn cầu hóa. Điện thoại cầm tay và mạng internet đã cho họ phương tiện để giái phóng đầu óc ra khỏi những kìm kẹp của y thức hệ. Thành ra việc chấp nhận tình trạng "status quo" về chính trị tùy thuộc vào việc làm sao có được không những một cuộc sống sung túc hơn mà còn những cái khác, một nền giáo dục tốt hơn, sức khỏe được chăm sóc tốt hơn và một mội trường sinh sống sạch sẽ hơn. Những người trẻ Việt Nam hiện nay không những căm ghét công an và cán bộ tham nhũng và chán ngán trước những thủ đoạn tuyên truyền vô nghĩa mà còn qua tiếp xúc bên ngoài có thể tưởng tượng được một cuộc sống không có những chuyện đó nữa. Và qua mạng Internet họ có được bảo đảm rằng họ không phải là những người độc nhất mà còn có hàng ngàn người khác đồng tình với họ. Những bất mãn của họ có thể được viết lên qua những "blog" hoặc trên trang nhà của họ tại Facebook với hàng ngàn độc giả.

Những trăn trở và bất mãn bên trong xã hội cũng lan ra đến tận bên trong đảng Cộng Sản. Và nó đã làm cho đảng Cộng San Việt Nam bị phân hóa trầm trọng. Sự phân hóa này không phải chỉ đơn giản như là một cuộc tranh quyền và lợi giữa hai phe phái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Trương Tấn Sáng mà thôi. Nó đi sâu hơn nữa và đòi hỏi phải trả lời cho vấn đề căn bản: đảng phải làm gì để biện minh cho sự độc tôn quyền lực của mình?
Vấn đề thực tế hiện nay là đảng Cộng Sản Việt Nam có thể nào giảm bớt sự tùy thuộc vào hai trụ cột khổng lồ chống đỡ cho chế độ, nhưng nay lại trở thành ra những nhược điểm chí mạng: thứ nhất là việc phụ thuộc vào Trung Quốc và thứ hai là việc phụ thuộc vào hệ thống công an trong nước.

Việt Nam và Trung Quốc được liên kết chặt chẽ bởi một mạng luới dầy đặc quan hệ giữa không những nhà nước và nhà nước mà còn đảng với đảng. Nó phản ảnh sự đồng tình ý thức hệ và đối với Việt Nam từ khi Liên Xô sụp đổ nó là chỗ dựa cho chế độ để chống với những áp lực dân chủ hóa từ bên ngoài. Nhưng những năm gần đây, việc Bắc Kinh càng ngày càng gia tăng thêm những áp lực nhằm chiếm lấy toàn bộ chũ quyền tải biển Đông, vùng biển cũng như các đảo đã đặt chính quyền Việt Nam trước một hoàn cảnh cực kỳ khó sử. Cho đến nay, chính quyền Hà Nội đã liên tục né tránh mọi đụng chạm trực tiếp. Nhưng đối với những người chỉ trích thì người ta thấy đó là một hành động khấu đầu trước Bắc Kinh. Về phương diện kinh tế, người ta đã tỏ ra lo ngại việc Hà Nội dựa vào tiền vay và nhà thấu Trung Quốc trong việc xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, cho phép hàng rẻ tiển của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam khiến cho Việt Nam bị thiếu hụt trong cán cân thương mại khổng lồ với Trung Quốc: 12.5 tỷ đô la vào năm 2012.

Nguy cơ quan trọng hơn là Trung Quốc là một nguy cơ Việt Nam trở thành một chế độ công an trị với các cơ quan công an càng ngày càng tự chuyên trong việc định nghĩa những đe dọa đối với chế độ và biện pháp để đối phó với những đe dọa đó. Một trong những bằng chứng về sự gia tăng thêm quyền lực của công an là việc định nghĩa càng ngày càng được mở rộng thêm về cái gọi là những hành vi phản loạn bất chấp những bảo đảm dù rằng chỉ trên giấy của hiến pháp.

Điều này dẫn đến quyết định gần đây về việc sửa lại hiến pháp. Đây là một hành động thật sự chỉ có ý nghĩa biểu tượng vì cho đến nay chế độ chưa hề có bao giờ tôn trọng những bảo đảm của Hiến pháp. Điều đáng chú ý là việc sửa đổi hiến pháp này đã hấp dẫn một sự quan tâm đáng kể. Một con số lớn hơn bình thường những cựu đảng viên và đảng viên về hưu cũng như là những "trí thức cách mạng" đã ký vào một bản thỉnh nguyện yêu cầu hủy bỏ điều 4 cho phép đảng vượt lên trên Hiến pháp. Đây là một điều chắc chắn sẽ không xảy ra trong lúc này. Nhưng trong nhiệt động lực học, khi một hệ thống đến mức "stasis" thì có ngày nó sẽ phải nổ vỡ ra để làm lại từ đầu. Biết đâu Việt Nam cũng có lúc như vậy.

Lê Mạnh Hùng


BÌNH LUẬN :

#1Trần Nhân Văn2-31-3 9:01
Tôi nghĩ hơi khác ông Lê Mạnh Hùng về lý do đưa đến khủng hoảng kinh tế: đó không phải là do khối lượng đầu tư nước ngoài quá lớn gây ra lạm phát mà, ngược là do khối lượng đầu tư nước ngoài đã tan biến sau khi Việt Nam gia tăng đàn áp chính trị. Kinh tế Việt Nam chưa bao giờ lành mạnh. Nó sống chủ yếu nhờ tiền đến từ nước ngoài, khi không còn lôi kéo được đầu tư nó điêu đứng.
Nhưng tại sao các nhà đầu tư lại quyết định quay lưng lại với Việt Nam? Đó là vì họ đã thất vọng. Trước đây có lúc, như ông Lê Mạnh Hùng nói, họ hy vọng Việt Nam đã quyết định hội nhập với thế giới. Từ khi Hà Nội gia tăng đàn áp chính trị, họ hiểu rằng Hà Nội đã quyết định đứng hẳn với Trung Quốc và thách thức các nước dân chủ. Họ không còn lý do gì để đầu tư tại Việt Nam nữa, nhất là chính quyền CSVN lại là một chính quyền tham những trắng trợn.




No comments:

Post a Comment

View My Stats