By
hoangde·March 6, 2013·12 Comments
Ít
khi tui ngồi đọc một cuốn sách từ đầu đến cuối một cách mê say, vậy mà mấy ngày
nay tui vô Google tìm đọc cuốn “Bên Thắng Cuộc” rồi đọc miệt mài từ trang này
sang trang khác, bà nhà tui thắc mắc cứ tưởng là tui mê đọc truyện chưởng hay
truyện bậy bạ…
Đến
lúc tui nói với bà nhà tui là đang đọc “Bên Thắng Cuộc” thì bả cũng đòi xem ké,
thế là cả hai vợ chồng đều mê một cuốn sách… Đọc ngấu nghiến như sợ chữ nghĩa
bỏ mình chạy mất vậy.
Phải
nói cảm nghĩ đầu tiên của tui về cuốn sách ấy là “tuyệt vời”, ngòi bút của tác
giả Huy Đức sắc sảo quá! càng đọc càng ghiền…
Cái
hay của tác giả Huy Đức là cách viết cũng như chuyển đạt ý tưởng của anh đến
độc giả cứ từng chữ, từng chữ một như mang người đọc trở lại với nơi chốn cũ,
hoàn cảnh xưa…
Những
khung cảnh của ngày 75 tan tác, hoang mang hay đổi tiền làm dân Sài Gòn nháo
nhác cở nào? còn học tập cải tạo, nhớ lại đêm đầu tiên ba rời khỏi nhà để vào
trại tập trung, khi đó cả hai anh em tui nhớ ba, ngồi ôm nhau khóc, em tui thì
cứ kêu “ba ơi, ba ơi” còn mẹ thì lẳng lặng buồn, không nói được lời nào… Cũng
trong đoạn viết về học tập cải tạo, tác giả nhắc lại hoàn cảnh đáng thương của
những gia đình phải chắt mót từng chút, từng chút để giành từng gói mì sợi,
đường sửa để giành chờ ngày mang đi thăm người tù cải tạo, sao mà giống quá!
hình ảnh đó, đời sống ấy đang hiển hiện trở lại trong tiềm thức của tui…
Rồi
đi thăm tù cải tạo khó khăn, gian nan đến như thế nào cũng được tác giả gợi
lại, đọc đến đây tui không thể nào không bồi hồi khi nhớ lại những ngày đi thăm
ba tui ở các trại học tập thật vất vả, nhọc nhằn?
Vượt
biên, đề tài mà tui nghĩ ít ai kẹt lại Việt Nam mà không nghĩ đến một lần hay
“chạy chọt” đút lót để tìm đường vượt biên cho chồng con hay cả gia đình mình… Đọc
đoạn viết về vượt biên mà tui nhớ vô cùng cảm xúc của buổi sáng sớm mẹ đưa hai
cha con ra bến xe miền tây lên xe đò đi vượt biên, cảm giác chồng vợ, mẹ con
bịn rịn, muốn khóc trong giây phút chia tay nhau nhưng lại không dám vì sợ công
an phát hiện, cái tình cảm đó mãi mãi không bao giờ quên được…
Rồi
những ngày nằm chờ ở nhà những người dân đã được ban tổ chức bố trí sẳn, sao mà
đầy lo lắng, buồn bả, nhớ nhà và đến khi lên đường chưa kịp thấy chiếc ghe hay
chiếc tầu lớn nhỏ như thế nào đã bị công an địa phương bắt lại, lúc đó mới biết
mình đã bị bọn công an lập mưu lừa vàng lừa bạc, nhưng biết rồi sao chứ? vì
tiền cũng đã mất còn người phải vào tù ngồi… Thiệt là giận cho lủ người gian ác
vô cùng.
Tất
cả chừng ấy kỷ niệm như từ từ sống lại qua mỗi giòng chữ, câu kể của “Bên Thắng
Cuộc”.
Đọc
“Bên Thắng Cuộc” để thấy hình ảnh của chính mình nằm ngay trong những đoạn viết
của tác giả…
Rỏ
ràng đọc “Bên Thắng Cuộc” mới thấy rỏ hơn thế nào là Cộng Sản gian tà, để thấy
rỏ hơn bộ mặt giả dối, phản bội của tên tướng lòng lang dạ sói sẳn sàng bán
đứng đồng đội, nhân dân và quê hương của họ để mưu đồ cho lợi ích cá nhân, vậy
mà ở đây vẫn còn những người tôn thờ những “thằng tướng” đó, đúng là dây thần
kinh xấu hổ đã bị đứt.
Đọc
“Bên Thắng Cuộc” để thấy cần và rất cần phải vinh danh những vị tướng, những
chiến sĩ Việt nam Cộng Hòa đã hi sinh, tuẩn tiết, chết theo thành, và bao nhiêu
triệu bậc cha chú đã chịu cực khổ hay chết trong các trại tù cải tạo.
“Hay
quá!” bà xã tui là thế hệ lớn lên sau 1975, vậy mà khi đọc “Bên Thắng Cuộc” bà
còn phải kêu lên như thế! Còn tui ngày 30 tháng 4 năm 75 tui chỉ là đứa bé 11,
12 tuổi nên đâu biết gì về thời cuộc… Bởi vậy bây giờ đọc “Bên Thắng Cuộc”
giống như mình được mở mắt biết thêm nhiều điều mình chưa biết.
Cảm
ơn, cảm ơn tác giả Huy Đức đã có một tác phẩm hay như thế.
No comments:
Post a Comment