Tiến sỹ
Nguyễn Vân Nam
Gửi tới BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 13:12 GMT - thứ ba, 12 tháng 3, 2013
Tổ quốc, có thể
hiểu là đất nước do tổ tiên để lại, chỉ nơi sinh thành tổ tiên dân tộc ta; sinh
thành tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mỗi con người.
Tổ quốc Việt nam
là cội nguồn chung của mọi người Việt nam từ hàng ngàn năm nay. Vì thế, dĩ
nhiên Tổ quốc không thể mang một ý thức hệ tư tưởng nào cả.
Tên Tổ quốc chỉ
giản dị cho biết đó là Tổ quốc của dân tộc nào, ai có nguồn cội từ đâu. Trong
quá trình Toàn cầu hóa, Nhà nước có thể mất đi, nhưng Tổ quốc sẽ vẫn luôn tồn
tại.
Cộng đồng công dân
Mỗi một dân tộc
đều cố gắng giữ gìn Tổ quốc như một đặc điểm nhận dạng trong cộng đồng công dân
của Thế giới tương lai.
Theo một cách sử
dụng khác, tổ quốc còn được dùng để chỉ nơi xuất phát, xuất hiện, là cội nguồn
của một cái gì đó. Chẳng hạn, Liên Xô trước đây có thể được gọi là tổ quốc của
chủ nghĩa xã hội Xô Viết.
Chủ nghĩa xã hội
- cả về lý thuyết lẫn thực tế - vốn không hình thành trên đất nước Việt nam.
Vì vậy nước ta
cũng không thể được vinh dự mang tên tổ quốc Việt nam Xã hội Chủ nghĩa.
Trước đây, vẫn
có quan niệm trái ngược và vì vậy cũng khác biệt kiến thức về Nhà nước giữa một
bên là các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũ và các nước có Nhà
nước pháp quyền.
Tuy nhiên, kể từ khi trở thành thành
viên Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, Việt nam có nghĩa vụ xây dựng Nhà
nước pháp quyền; đó cũng chính là cam kết của VN để được kết nạp vào WTO.
Việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền, về mặt lý luận, trước hết dựa vào lý thuyết ba thành tố.
Theo đó, Nhà nước là một hình thái tổ chức xã hội gồm ba thành tố là lãnh thổ,
dân tộc và quyền lực tối cao.
Ba thành tố này
là những điều kiện cần và đủ làm nên một Nhà nước. Bản chất Nhà nước vì thế không thể mang tính giai cấp, không mang ý
thức hệ tư tưởng. Nó là trung tính.
Trong một Nhà
nước pháp quyền, mọi thành viên của Nhà nước (cá nhân, tổ chức, các cơ quan
công quyền và Nhà nước) đều bình đẳng trước pháp luật.
Nguyên tắc cơ
bản nhất này sẽ hoàn toàn mất giá trị khi Nhà nước được xác định là Nhà nước
của (hay ưu tiên) một ý thức hệ nào đó, hoặc là Nhà nước không phải của mọi
người mà là của (hay ưu đãi) một thành phần, một nhóm nào đó trong xã hội.
Pháp luật là một
khái niệm tổng quát chung và trừu tượng. Người ta khó mà bình đẳng theo những
tiêu chí trừu tượng.
Không nên nhầm lẫn
Hiến pháp chính
là tập hợp một cách hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực căn bản nhất, khái
quát nhất để xác định cụ thể Pháp luật mà tất cả thành viên trong một Nhà nước
đều thượng tôn phải được hiểu như thế nào. Hiến pháp, vì thế, phải phân biệt rõ
ràng Tổ quốc, Nhà nước, Chế độ.
Nhà nước phải là
một thực thể chung của tất cả thành viên sống trong một lãnh thổ xác định.
Trong chúng ta,
có người theo đạo Phật, người theo đạo Thiên Chúa, có người theo đạo Hồi, người
khác theo đạo Hòa hảo, người này theo chủ nghĩa Cộng sản, người kia theo chủ
nghĩa Tự do...
Một Nhà nước là
của chung vì vậy cũng không thể là Nhà nước của một ý thức hệ hay là sự ưu đãi
của một nhóm người, một giai cấp.
Phù hợp với lý luận về Nhà nước và ý
nghĩa thực tế của nó, theo truyền thống, tên Nhà nước của đa số quốc gia là
thành viên WTO (nghĩa là các nước đã hoặc đang xây dựng Nhà nước pháp quyền
theo chuẩn mực của WTO) đều chỉ gồm tên gọi quốc gia và các bổ ngữ (nếu có) làm
rõ hơn:
- Về ai là người
sử dụng quyền lực Nhà nước, chẳng hạn: Cộng hòa (Republic. vốn từ tiếng La tinh
cổ "res publica" nghĩa là việc của chung) như nước Cộng hòa Pháp, hay
đối lập với nó là Vương quốc (việc nước là của vua), như Vương quốc Anh.
Cũng có thể nói
thêm về nguyên tắc căn bản sử dụng quyền lực là nguyên tắc dân chủ như
"Cộng hòa dân chủ“ và:
- Về hình thức
tổ chức một Nhà nước như một đơn vị hành chính tập quyền duy nhất hay liên
bang, chẳng hạn nước Cộng hòa Liên bang Đức.
Người ta cũng thường nhầm lẫn Nhà
nước với Chế độ và đồng hóa chúng thành một.
Chế độ là toàn
bộ cấu trúc, hệ thống tổ chức (trong Nhà nước) để thực hiện quyền lực Nhà nước
theo những hình thức và phương pháp cụ thể của người cầm quyền nhằm đạt mục
tiêu xác định của người mình.
Chế độ, vì vậy,
có thể mang bản chất giai cấp, mang tính ý thức hệ tư tưởng.
Tổ quốc Việt nam
có từ hàng ngàn năm nay.
Nhà nước Việt
nam xuất hiện kể từ khi vua Hùng dựng nước.
Chế độ xã hội
chủ nghĩa có từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Như vậy, để phù hợp
với lý luận, với ý nghĩa thực tế và với truyền thống dân tộc và quốc tế, cần
sửa Hiến pháp 1992, lấy lại tên nước là nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.
Bài thể hiện
quan điểm riêng của Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam, Đại học Humboldt, CH LB
Đức, người hiện hành nghề luật ở Sài Gòn.
No comments:
Post a Comment