Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-07
2013-03-07
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/student-opinions-following-party-guide-ml-03072013115405.html
Tiếp
theo các bài báo trên Quân đội nhân dân và Tạp chí Cộng sản là phong trào tuyên
truyền trong giới sinh viên về những điểm thiết yếu trong dự thảo Hiến pháp năm
92 do kiến nghị 72 nhắm tới. Mặc Lâm ghi nhận những diễn biến mới nhất của nhà
nước nhằm nhắm tới lực lượng thanh niên trên phương tiện truyền thông đại
chúng.
Sai
lầm của bộ máy tuyên truyền
Phát
sóng trên VTV1 vào tối Thứ Sáu tuần qua trong chương trình hội thảo góp ý sửa
đổi Hiến pháp của sinh viên trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, khán
giả quan tâm theo dõi đã chứng kiến một chương trình chính trị một chiều, không
khác chút nào so với những bài bản tuyên truyền từ nhiều chục năm qua bất kể
công nghệ internet đã biến mọi thông tin trở thành thức ăn hàng ngày của thanh
niên Việt Nam ngày nay.
Những
thông tin tới từ nhiều nguồn trên internet dù muốn hay không cũng tự động thâm
nhập vào bộ nhớ của hầu hết thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh
những điều cần nghiên cứu trong chương trình giáo dục, sinh viên tự động ghi
nhận những tin tức chính trị từ mạng xã hội facebook, twitter hay các trang
blog và ít nhiều họ cũng biết những gì đang xảy ra trên mặt bằng chính trị của
đất nước.
Mặc
dù thời gian học tập không cho phép đa số sinh viên tham gia vào những sinh
hoạt chính trị tự nguyện, ngoài luồng nhưng nói rằng họ đứng bên ngoài các diễn
biến chính trị là hoàn toàn chủ quan. Cuộc hội thảo trong chương trình trên
VTV1 vừa qua đã lập lại sai lầm này như đã từng sai lầm trong bộ máy tuyên
truyền của nhà nước.
Theo
sự phân tích của ông Huỳnh Kim Báu, Chủ tịch Hội trí thức thành phố Hồ Chí
Minh, người xem toàn bộ chương trình cho biết cuộc hội thảo đã được định hướng
và đạo diễn: vài sinh viên lên phát biểu với nội dung không thể thay đổi điều 4
Hiến pháp vì Đảng Cộng sản đã có công cầm quyền, dẫn dắt nên cả dân tộc mới có
ngày hôm nay. Rồi không thừa nhận quyền sở hữu đất đai, không tam quyền phân
lập và chống lại điều mà chương trình gọi là “phi chính trị hóa quân đội”.
Nhận xét của ông
Huỳnh Kim Báu về các lập luận sinh viên đưa ra:
“Chuyện
công lao quá khứ với hiện tại là hai phạm trù khác nhau. Anh có thể có công với
quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà
cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy. Trong khi đó dân tộc,
đất nước có trước Đảng. Trước khi là một Đảng viên thì là người Việt Nam đã,
cái đó là điều hiển nhiên cho nên không thể lấy lập luận đó để bảo vệ.”
Sự
thật bị che giấu
Trong
thời gian gần đây, Đảng ngày càng lộ rõ những yếu kém, khuyết điểm trầm trọng
về kinh tế cũng như các chính sách và sự lộng quyền không thể kiểm soát. Về đối
ngoại Đảng đã gây bất bình đến gần như uất ức đối với những hy sinh to lớn của
những người đã nằm xuống trong trận chiến biên giới phía bắc với Trung Quốc.
Ông Huỳnh Kim Báu
chia sẻ những điều vừa mới xảy ra như một sự thật mà Đảng đang che giấu:
“Tôi
lấy một ví dụ điển hình là Trung Quốc vừa rồi vào ngày kỷ niệm 17 tháng 2. Hàng
vạn người hy sinh trong cuộc chiến tranh như thế, cuộc chiến do những người
Cộng sản cầm quyền phát động rồi chính bây giờ cũng những người Cộng sản phủ
nhận cuộc chiến tranh đó. Tàn nhẫn hơn nữa là đàn áp người yêu nước. Ngày 17
tháng Hai vừa qua những ai đi tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc
chiến tranh đó, ở Hà Nội thì bị đàn áp, miền Nam thì tháo hết mấy cái băng rôn
có viết chữ “Đời đời nhớ ơn anh hùng liệt sĩ” nội bằng chứng nhỏ đó thôi thì
các bạn đủ suy nghĩ rằng Đảng Cộng sản còn xứng đáng hay không. Đấy là chưa kể
sự thối nát, độc tài và đi ngược lại xu hướng của thế giới hiện nay, là một chế
độ chũ nghĩa xã hội.”
Ông
Huỳnh Kim Báu (phải) và Ông Nguyễn Xuân Diện. Photo courtesy of
NguyenXuanDienBlog.
Những
người tham gia trên chương trình này là ai và liệu họ có đủ công bằng trong tư
tưởng khi phát biểu không? Một người trẻ có rất nhiều trăn trở về tình hình đất
nước là Nguyễn Hoàng Vi cho biết kinh
nghiệm của cô về những đối tượng được mang ra tuyên truyền trong sinh viên như
sau:
“Theo
tôi nghĩ vấn đề sinh viên lên truyền hình phát biểu những lời như vậy đa số
chắc chắn các bạn ấy phải là những người đoàn viên. Họ đã được nhồi sọ về tư
tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo độc nhất của Đảng từ nhỏ tới lớn cho nên các
bạn sinh viên lên phát biểu như thế là bình thường. Tuy nhiên các phát biểu như
thế không hề đại diện tất cả giới sinh viên bây giờ được. Ngay sự kiểm duyệt
của các nhà đài của Cộng sản thì các bạn sinh viên không thề nào dám nói những
điều họ nghĩ mà phải theo chỉ đạo của người nào đó đạo diễn chứ không thể nào
tự ý được.”
Mang
một vấn đề có hai mặt ra công khai trước dân chúng là một việc làm liều lĩnh
của chính quyền. Đối với hệ thống, họ biết rõ lãnh vực tranh luận này rất nhạy
cảm và nếu không khéo sẽ có tác dụng ngược rất nguy hiểm. Sinh viên là lực
lượng khó tẩy não nhất trong thời đại ngày nay. Thứ nhất họ có quá nhiều thông
tin, rõ ràng nhiều hơn những người trách nhiệm phụ trách tuyên truyền. Thứ hai,
ngày càng ít người cảm thấy sợ hãi khi công khai phát biểu quan điểm của mình
trước hành động sai trái của chính quyền. Thứ ba họ có mối liên lạc chặt chẽ và
nhanh chóng với nhau nên nếu có gì xảy ra cho một người thì toàn cộng đồng được
báo động và lúc ấy vấn đề sẽ trở nên khác hẳn.
Đem
một đề tài thiếu thuyết phục ra nói trước sinh viên chứng tỏ nhà nước không còn
cách chọn lựa nào khác. Những sinh viên phát biểu lại bị phát hiện là con ông
cháu cha nên càng thất bại hơn.
Ông Huỳnh Kim Báu
chia sẻ:
“Tôi
tin tưởng tương lai vận mệnh đất nước ở thế hệ trẻ. Bằng chứng là hôm nay đã
gần 7.000 chữ ký trong kiến nghị 72 và mới vừa rồi là “Lời tuyên bố của Công
dân tự do” và những người hưởng ứng đa số là sinh viên và tuổi trẻ. Tôi cho
rằng những phát biểu này chẳng qua là những con vẹt đây là sự dàn dựng của
chính quyền thôi. Chỉ theo lời đạo diễn thôi chứ không phải tụi nó đâu. Mặt mày
của mấy thằng này tôi quan sát rất kỹ chắc là con của đám quan lại là chính.
Tướng của họ có vẻ sang trọng giàu có lắm.
Tất
nhiên sẽ có những số người như thế, nhưng số đó rất lạc lõng. Nếu như người
Việt Nam trong những thế hệ trước đây có những tư tưởng bệnh hoạn như vậy thì
nước Việt không có như ngày hôm nay.”
Hy
vọng của ông Huỳnh Kim Báu không phải là lãng mạn trong tình hình hiện nay. Mặc
dù chính quyền vẫn tỏ ra cứng rắn đối với những đóng góp tâm huyết đi ngược lại
lợi ích của Đảng cầm quyền. Tuy sinh viên là giới tỏ ra im lặng trong nhiều
trường hợp nhưng nếu cho rằng họ vô cảm trước vận mệnh quốc gia, đất nước là
kết luận thiếu dẫn chứng lịch sử.
Hùng
tâm tráng chí của thanh niên sẽ trỗi dậy khi giới hạn của nó bị phá vỡ. Nếu nhà
nước vẫn tiếp tục đánh giá họ là một bầy cừu hiền lành thì cũng là điều bình
thường như họ từng đánh giá sự hiền lành của người nông dân chân đất.
No comments:
Post a Comment