03/15/2013
Ngày
13 tháng 4 là ngày đáng nhớ của dân tộc Việt Nam: 25 năm trước, vào ngày
14-3-1988, Hải Quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma trong vùng Trường Sa của
Việt Nam, và hạ sát 64 chiến binh Việt.
Và hôm 14-3-2013, nhiều nhà hoạt động đã xuống đường tại Hà Nội và Hải Phòng để tưởng niệm trận hải chiến bi thảm, trong đó có tin là có lệnh từ Hà Nội cấm chiến binh VN nổ súng bắn trả lính Trung Quốc.
Và cũng hôm 14-3-2013, một tập sách tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa được phổ biến để mọi người Việt Nam luôn nhớ rằng Biển Đông bao bọc lãnh thổ Việt Nam là có cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Trang blog Anh Basam News (địa chỉ: http://anhbasam04.wordpress.com ) ghi nhận về thông tin có thể có lệnh cấm nổ súng năm 1988, qua trích đoạn sau:
“Sáng qua, 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ, giản dị để tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa. Nhiều bạn trẻ và ”Bình nhì” Nguyễn Tiến Nam đã tham gia cùng các bậc cha anh như Nhà giáo Phạm Toàn, KTS Trần Thanh Vân, Nhà báo Nguyễn Đình Ấm, bà Nguyễn Nguyên Bình, LS Hà Huy Sơn, Đại tá quân đội Phạm Xuân Phương, Đại tá an ninh Đăng Quang, TS Nguyễn Trường Tiến, v.v..
Về trận Hải chiến Gạc Ma 25 năm trước, một vị cựu quan chức nắm được nhiều thông tin “cung đình” đã kể lại một số chi tiết đáng chú ý. Theo ông, ngày 14/3/1988 là ngày đang tổ chức lễ viếng cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Phạm Hùng. Đến 2 giờ chiều thì có tin từ Cục Tác chiến, Bộ Quốc phòng là mất Gạc Ma rồi.
Thế nhưng, do ngày hôm sau 15/3 làm lễ tang ông Phạm Hùng, nên phải sang ngày 16/3 mới họp Bộ Chính trị được. Sau khi nghe báo cáo tình hình, trong đó có cả thông tin về mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh không cho nổ súng, với lý do sợ bị mắc mưu “khiêu khích” của phía Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ. Ông nói đại ý: nó đang không có gì, anh lại tạo cho nó chỗ đứng ở Trường Sa, làm thay đổi hẳn bàn cờ chiến lược, hình thành thế xôi đỗ rất nguy hiểm. Hầu như không ai lên tiếng ủng hộ ông Thạch, mỗi người ít nhiều đều có lý do riêng, ví như ông TBT Nguyễn Văn Linh thì vốn vẫn đồng quan điểm với ông Lê Đức Anh, muốn khôi phục tình “hữu nghị anh em” với TQ, còn ông Đỗ Mười thì mong được thế vào chiếc ghế vừa bỏ trống của ông Phạm Hùng …
Hy vọng rồi đây, lịch sử sẽ phải làm rõ toàn bộ vụ việc này, xem xét công tội của từng người trong ban lãnh đạo VN khi đó.”(hết trích)
Trong khi đó, Nhóm Nghiên Cứu Biển Đông (www.seasfoundation.org ) hôm 14-3-2013 chính thức công bố một quyển sách dịch của nhóm Trúc Nam Sơn.
Cần ghi nhận rằng tên gọi “Trúc Nam Sơn” là từ lời Nguyễn Trãi khi kể tội quân Trung Quốc (Trúc Nam Sơn không ghi hết tội...).
Sách này là phổ biến miễn phí.
Đoan Trang, nhà báo và là nhà nghiên cứu về Biển Đông, trong một bài viết trên mạng Nghiên Cứu Biển Đông tưạ đề “Một nỗ lực để Hoàng Sa-Trường Sa luôn trong tim” đã viết, trích:
“Ngày 14-3 năm nay sẽ là một ngày đáng nhớ đối với tất cả những người Việt Nam quan tâm đến quan hệ Việt-Trung và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta: Đó là ngàyđánh dấu tròn 25 năm trận hải chiến Trường Sa (14-3-1988). Nhân sự kiện này, một nhóm các nhà nghiên cứu, nhóm Trúc Nam Sơn, sẽ công bố cuốn sách mới về Biển Đông, mang tựa đề “Để đảo xa thành đảo gần”.
Cuốn sách là kết quả công sức hơn một năm qua của nhóm Trúc Nam Sơn. Dung lượng không quá đồ sộ (hơn 100 trang), nhưng nói về nội dung thì đó là một tài liệu có thể được đánh giá bằngnhững tính từ như: đầy thông tin, tỉ mỉ, chi tiết.
Dựa vào các dữ liệu trong cuốn “Hàng hải chỉ nam – Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do Cục Tình báo Địa Vệ tinh (2011) của quân đội Mỹ, và những bức ảnh chụp qua vệ tinh của Google, nhóm tácgiả đã biên soạn nên một “bộ hồ sơ tổng hợp” về những đảo, đá, nhóm đảo, bãi ngầm, bãi cạn, cồn, rạn san hô… trên một diện tích bao trùm Biển Đông, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Trường Sa,Hoàng Sa....(...)
...Nhóm tác giả gồm một số nhà nghiên cứu trẻ, biên soạn cuốn sách với mục đích góp phần giúp độc giả thêm hiểu, thêm yêu Biển Đông, cũng là để đóng góp một sản phẩm khoa học vào ngày tưởng niệm 25 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma. Một thành viên của nhóm cho biết, tên “Trúc Nam Sơn” được lấy cảm hứng từ một câu trong “Bình Ngô Đại Cáo” của nhà quân sự, tư tưởngNguyễn Trãi:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi…”
Link tải sách: http://tinyurl.com/DDXTG14-3-2013-pdf.. .” (hết trích -- nguồn: http://www.seasfoundation.org/articles/from-members/2567-mt-n-lc--hoang-sa-trng-sa-luon-trong-tim)
Trong ngày 14-3-2013, xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những chiến binh hai miền, và tất cả các ngư dân đã hy sinh cho Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông của Việt Nam. Cũng như trân trọng giới thiệu sách về Nghiên Cứu Biển Đông, để biến “đảo xa thành đảo gần.”
Lịch sử không chỉ là những biến cố lớn như hải chiến, nhưng cũng là kết hợp của từng bước chân biểu tình ở Hà Nội, ở Sài Gòn, và cũng từ những dòng chữ lặng lẽ viết ra từ ước mơ cho dân tộc mình, trong đó có những dòng chữ của nhóm Trúc Nam Sơn trong Nghiên Cứu Biển Đông.
Và hôm 14-3-2013, nhiều nhà hoạt động đã xuống đường tại Hà Nội và Hải Phòng để tưởng niệm trận hải chiến bi thảm, trong đó có tin là có lệnh từ Hà Nội cấm chiến binh VN nổ súng bắn trả lính Trung Quốc.
Và cũng hôm 14-3-2013, một tập sách tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa được phổ biến để mọi người Việt Nam luôn nhớ rằng Biển Đông bao bọc lãnh thổ Việt Nam là có cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Trang blog Anh Basam News (địa chỉ: http://anhbasam04.wordpress.com ) ghi nhận về thông tin có thể có lệnh cấm nổ súng năm 1988, qua trích đoạn sau:
“Sáng qua, 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ, giản dị để tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa. Nhiều bạn trẻ và ”Bình nhì” Nguyễn Tiến Nam đã tham gia cùng các bậc cha anh như Nhà giáo Phạm Toàn, KTS Trần Thanh Vân, Nhà báo Nguyễn Đình Ấm, bà Nguyễn Nguyên Bình, LS Hà Huy Sơn, Đại tá quân đội Phạm Xuân Phương, Đại tá an ninh Đăng Quang, TS Nguyễn Trường Tiến, v.v..
Về trận Hải chiến Gạc Ma 25 năm trước, một vị cựu quan chức nắm được nhiều thông tin “cung đình” đã kể lại một số chi tiết đáng chú ý. Theo ông, ngày 14/3/1988 là ngày đang tổ chức lễ viếng cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Phạm Hùng. Đến 2 giờ chiều thì có tin từ Cục Tác chiến, Bộ Quốc phòng là mất Gạc Ma rồi.
Thế nhưng, do ngày hôm sau 15/3 làm lễ tang ông Phạm Hùng, nên phải sang ngày 16/3 mới họp Bộ Chính trị được. Sau khi nghe báo cáo tình hình, trong đó có cả thông tin về mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh không cho nổ súng, với lý do sợ bị mắc mưu “khiêu khích” của phía Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ. Ông nói đại ý: nó đang không có gì, anh lại tạo cho nó chỗ đứng ở Trường Sa, làm thay đổi hẳn bàn cờ chiến lược, hình thành thế xôi đỗ rất nguy hiểm. Hầu như không ai lên tiếng ủng hộ ông Thạch, mỗi người ít nhiều đều có lý do riêng, ví như ông TBT Nguyễn Văn Linh thì vốn vẫn đồng quan điểm với ông Lê Đức Anh, muốn khôi phục tình “hữu nghị anh em” với TQ, còn ông Đỗ Mười thì mong được thế vào chiếc ghế vừa bỏ trống của ông Phạm Hùng …
Hy vọng rồi đây, lịch sử sẽ phải làm rõ toàn bộ vụ việc này, xem xét công tội của từng người trong ban lãnh đạo VN khi đó.”(hết trích)
Trong khi đó, Nhóm Nghiên Cứu Biển Đông (www.seasfoundation.org ) hôm 14-3-2013 chính thức công bố một quyển sách dịch của nhóm Trúc Nam Sơn.
Cần ghi nhận rằng tên gọi “Trúc Nam Sơn” là từ lời Nguyễn Trãi khi kể tội quân Trung Quốc (Trúc Nam Sơn không ghi hết tội...).
Sách này là phổ biến miễn phí.
Đoan Trang, nhà báo và là nhà nghiên cứu về Biển Đông, trong một bài viết trên mạng Nghiên Cứu Biển Đông tưạ đề “Một nỗ lực để Hoàng Sa-Trường Sa luôn trong tim” đã viết, trích:
“Ngày 14-3 năm nay sẽ là một ngày đáng nhớ đối với tất cả những người Việt Nam quan tâm đến quan hệ Việt-Trung và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta: Đó là ngàyđánh dấu tròn 25 năm trận hải chiến Trường Sa (14-3-1988). Nhân sự kiện này, một nhóm các nhà nghiên cứu, nhóm Trúc Nam Sơn, sẽ công bố cuốn sách mới về Biển Đông, mang tựa đề “Để đảo xa thành đảo gần”.
Cuốn sách là kết quả công sức hơn một năm qua của nhóm Trúc Nam Sơn. Dung lượng không quá đồ sộ (hơn 100 trang), nhưng nói về nội dung thì đó là một tài liệu có thể được đánh giá bằngnhững tính từ như: đầy thông tin, tỉ mỉ, chi tiết.
Dựa vào các dữ liệu trong cuốn “Hàng hải chỉ nam – Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do Cục Tình báo Địa Vệ tinh (2011) của quân đội Mỹ, và những bức ảnh chụp qua vệ tinh của Google, nhóm tácgiả đã biên soạn nên một “bộ hồ sơ tổng hợp” về những đảo, đá, nhóm đảo, bãi ngầm, bãi cạn, cồn, rạn san hô… trên một diện tích bao trùm Biển Đông, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Trường Sa,Hoàng Sa....(...)
...Nhóm tác giả gồm một số nhà nghiên cứu trẻ, biên soạn cuốn sách với mục đích góp phần giúp độc giả thêm hiểu, thêm yêu Biển Đông, cũng là để đóng góp một sản phẩm khoa học vào ngày tưởng niệm 25 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma. Một thành viên của nhóm cho biết, tên “Trúc Nam Sơn” được lấy cảm hứng từ một câu trong “Bình Ngô Đại Cáo” của nhà quân sự, tư tưởngNguyễn Trãi:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi…”
Link tải sách: http://tinyurl.com/DDXTG14-3-2013-pdf.. .” (hết trích -- nguồn: http://www.seasfoundation.org/articles/from-members/2567-mt-n-lc--hoang-sa-trng-sa-luon-trong-tim)
Trong ngày 14-3-2013, xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những chiến binh hai miền, và tất cả các ngư dân đã hy sinh cho Hoàng Sa, Trường Sa, và Biển Đông của Việt Nam. Cũng như trân trọng giới thiệu sách về Nghiên Cứu Biển Đông, để biến “đảo xa thành đảo gần.”
Lịch sử không chỉ là những biến cố lớn như hải chiến, nhưng cũng là kết hợp của từng bước chân biểu tình ở Hà Nội, ở Sài Gòn, và cũng từ những dòng chữ lặng lẽ viết ra từ ước mơ cho dân tộc mình, trong đó có những dòng chữ của nhóm Trúc Nam Sơn trong Nghiên Cứu Biển Đông.
No comments:
Post a Comment