Lời yêu cầu của công dân Trung Quốc :
Phạm Nguyên
Trường dịch
Ngày
07 tháng 3 năm 2013
Vài lời phi lộ: Thư ngỏ sau đây của hơn 100 học giả, nhà báo và nhà hoạt động nổi tiếng tại
Trung Quốc yêu cầu Quốc hội nước này phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Công ước này đã được phần lớn các nước trên thế giới tham gia và phê chuẩn
(Việt Nam gia nhập ngày 24-9-1982), trừ Trung Quốc, Cuba và một vài nước khác.
Trong những ngày này, Quốc hội Trung Quốc Khóa 12 đang tiến hành kỳ họp quan
trọng để chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo mới.
*
*
Kính gửi Quốc Vụ viện Đại hội Đại
biểu Nhân dân Toàn quốc:
Trước ngày khai mạc Đại hội Đại biểu
Nhân dân Toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần thứ XII, cũng là lúc
chính phủ mới của Trung Quốc chuẩn bị nhậm chức, chúng tôi, những công dân của
Trung Quốc xin long trọng và công khai đề nghị những vấn đề sau: phê chuẩnCông
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, nhằm thúc đẩy hơn nữa và
thiết lập những nguyên tắc của quyền con người và chế độ hiến định ở Trung
Quốc. Lí do cụ thể như sau:
1. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế
là tuyên ngôn cơ bản, là sự xác lập và tiêu chuẩn hóa những nguyên tắc nhân
quyền cơ bản, phù hợp với các nguyên lý của quyền lực quốc gia và chế độ hiến
định mà chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và vẫn luôn luôn
khẳng định.
Cùng với Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền (UDHR), Công ước Quốc tế
về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR), và Công ước Quốc tế
về các Quyền Dân sự và Chính trị ICCPR), cùng tạo ra thành phần chính của bộ Luật Nhân quyền
Quốc tế, đã trở thành nguyên tắc bảo vệ quyền con người của cộng
đồng quốc tế. Trong số này, Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị
được coi là “sự thể hiện một cách mạnh mẽ nhất của những tiêu chuẩn về những
quyền cơ bản của con người được chấp nhận hiện nay”. Những quyền cơ bản khác
nhau của con người lần đầu tiên được thể hiện trong Công ước này có vai trò cực
kì quan trọng. Kể từ cuối thế kỷ XVI, những quyền này – thành quả quý báu mang
tính thể chế của cuộc cách mạng hợp hiến hiện đại của loài người – đã trở thành
những điều khoản cơ bản và không thể thiếu đối với các hiến pháp phần lớn các
quốc gia và dân tộc thông qua – chúng là lời kêu gọi mang tính phổ quát của
nhân loại về các quyền, quyền tự do và nhân phẩm.
Các giá trị và khát vọng được thúc
đẩy bởi Luật Nhân quyền Quốc tế cũng thường được chính phủ Trung Quốc và
Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố, và là những mục tiêu và nguyên lý làm nền
tảng cho sự hình thành quốc gia và chủ nghĩa hợp hiến. Trước khi thành lập nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kêu gọi “chiến đấu cho
các quyền con người và quyền tự do,” và điều đó đã được đưa vào những văn kiện
có tính chất một bản hiến pháp, trong đó có Dự thảo Hiến pháp của các nước
Cộng hòa Xô Viết Trung Quốc (中华 苏维埃 共和国 宪法 大纲) và Chương trình hành chính cho các tỉnh Thiểm Tây,
Cam Túc và Ninh Hạ (陕甘宁 边区 施政 纲领), và để thực hiện điều đó, một loạt
các quy định được ban hành trong những khu vực do Đảng Cộng sản kiểm soát nhằm
bảo đảm những nguyên tắc này. Trong phong trào hợp hiến bao trùm toàn bộ đất
nước trong những năm 1940, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng là người quảng bá
chính cho các giá trị này, và bảo vệ quyền con người là một trong những vấn đề
thiết yếu. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hiến pháp 1954
có một điều khoản đặc biệt quy định “các quyền và trách nhiệm cơ bản của công
dân”, và điều này định ra tinh thần cơ bản của hiến pháp nước ta, với nền tảng
là các quyền con người. Trong khi sau đó Trung Quốc đã nhiều lần đổi hướng và
đi giật lùi, và phải trả giá đắt về những vấn đề về chủ nghĩa hợp hiến và bảo
vệ quyền con người, mục tiêu vĩ đại của việc thiết lập quyền con đã trở thành
chương trình nghị sự trung tâm, không thể tách rời của quá trình chuyển tiếp
quốc gia mà chúng ta hiện đang tham gia. Điều này được thể hiện trong kế hoạch
nhân quyền thứ hai được nước ta thông qua trong thời gian vừa mới đây, gọi là Kế hoạch Hành động
vì Nhân quyền (2012-2015).
2. Phê chuẩn ngay lập tức Công ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị sẽ thể hiện sự kính trọng đối với
lời cam kết long trọng của chính phủ Trung Quốc, đáp ứng những niềm hy vọng sâu
xa nhất của nhân dân Trung Quốc, và thể hiện rằng Trung Quốc cam kết sẽ trở
thành cường quốc có trách nhiệm trên thế giới.
Khi thông qua Công ước Quốc tế về
các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Công ước Quốc tế về các Quyền
Dân sự và Chính trị vào năm 1966, Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả các quốc
gia coi hai Công ước Quốc tế này như là một phần cái toàn thể, ký kết và phê
chuẩn cả hai cùng một lúc. Tính đến ngày 1 tháng 11 năm 2010, 167 trong số 193
nước thành viên của Liên Hiệp Quốc đã chính thức gia nhập Công ước Quốc tế
về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trong năm 2001, Trung Quốc đã phê chuẩn Công
ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, được gọi là “thế hệ
thứ hai của quyền con người.” Nhưng hiện nay, 15 năm sau khi ký kết Công ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị vào năm 1998, nước ta vẫn không
phê chuẩn công ước này, công ước được coi là “thế hệ thứ nhất của quyền con
người”. Chính phủ Trung Quốc quan tâm trước hết đến quá trình cải thiện dần dần
hệ thống pháp lý trước khi phê chuẩn Công ước để có thể đáp ứng những đòi hỏi
và các trách nhiệm của Công ước. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa việc ký kết
những công ước về nhân quyền và phê chuẩn chúng vẫn phải nằm trong các lĩnh vực
của lý trí, nhằm đẩy nhanh hơn nữa sự tiến bộ về quyền dân sự và quyền chính
trị, và để tránh những phỏng đoán không cần thiết từ cộng đồng quốc tế.
Là một thành viên thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc luôn luôn là người khởi xướng tích cực
và tham gia trong Luật Nhân quyền Quốc tế. Chính phủ Trung Quốc đã từng
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR).
Vì vậy, các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế không phải là sản phẩm nhập khẩu, mà
trên thực tế là những thành tựu của nền văn hóa Trung Quốc và của nhân dân
Trung Quốc. Việc ký kết Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
15 năm trước đây đã chứng tỏ hơn nữa cam kết nghiêm túc của nước ta, một cường
quốc có trách nhiệm, trong sự nghiệp bảo vệ các quyền cơ bản của con người như.
Sau đó, cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nhiều lần tuyên bố
công khai, cả trong nước và ở nước ngoài, rằng Trung Quốc sẽ tiến hành ngay các
thủ tục pháp lý để phê chuẩn hiệp ước khi có đủ điều kiện. Đầu năm 2008, hơn
10.000 công dân Trung Quốc đã ký lời kêu gọi phê chuẩn Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân sự và Chính trị. Và do đó, không còn phải chần chừ gì nữa. Để
thích nghi với những xu hướng phát triển của quyền con người, thực hiện cam kết
của chính phủ của chúng ta và đáp ứng những đòi hỏi của nhân dân, hành xử phù
hợp với một cường quốc, chúng ta phải tham gia ngay công ước với một thái độ
tích cực và dứt khoát mà không được do dự.
3. Kể từ ngày Trung Quốc ký kết Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, công cuộc cải cách của đất
nước và quá trình mở cửa đã đi vào chiều sâu, công cuộc xây dựng chế độ pháp
quyền đã có tiến bộ, nhận thức về các quyền nói chung đã được thức tỉnh và xã
hội dân sự cũng đang phát triển – đã đến lúc Trung Quốc phải phê chuẩn Công ước
này.
Năm 2011, Trung Quốc phát hành Sách
trắng về Chủ nghĩa xã hội với hệ thống pháp luật mang màu sắc Trung Quốc (中国 特色 社会主义 法律 体系), tuyên bố rằng, trong khuôn khổ của hiến pháp, Trung
Quốc đã thiết lập được hệ thống pháp luật đầy đủ và khoa học hoặc “hữu lý”, hài
hòa và thống nhất của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Cần đặc biệt
nhắc lại rằng, trên thực tế, năm 2004 những từ sau đây đã được đưa thêm vào
hiến pháp: “nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền con người”, nghĩa là việc
bảo vệ quyền con người đã được nâng lên thành nguyên tắc hiến định. Năm 2013,
Luật Hình sự được sửa đổi (刑事诉讼法)
đã có hiệu lực, trong đó có nhiều quy định phù hợp với tinh thần của quyền con
người hiện đại và chế độ pháp quyền – ví dụ, không chấp nhận các chứng cứ bất
hợp pháp, cải thiện thủ tục xem xét bản án tử hình, quyền chống lại việc tự
nhận tội, việc mở rộng các quyền của luật sư, siết lại thủ tục bắt giữ những
người bị tình nghi v.v… Tại hội nghị về chính sách quốc gia và luật pháp được
tổ chức trên cầu truyền hình vào đầu năm nay, người ta đã nhấn mạnh một cách rõ
ràng rằng cách tiếp cận dựa vào nhân dân, công lý và công bằng được coi là trái
tim và linh hồn sự phát triển của chế độ pháp quyền. Hơn nữa, người ta còn đề
cập đến việc thúc đẩy những cuộc cải cách việc cải tạo giáo dục bằng các trại
lao cải, thỉnh nguyên thư và kiến nghị hợp pháp (涉 法 涉诉 信访 工作), cơ chế hoạt động của bộ máy tư pháp (司法 权力 运行 机制) và hệ thống đăng ký hộ khẩu (户籍 制度). Có thể nói rằng việc xây dựng chế
độ pháp quyền ở nước ta trong suốt 30 năm qua đã liên tục đi theo hướng tôn
trọng nhân quyền và thành tựu mà chúng ta đã đạt được là kết quả hoàn toàn tự
nhiên và hợp lý của tiến bộ của toàn xã hội. Khách quan mà nói, việc mở rộng
các quyền dân sự và nâng cao vị thế chính trị của các công dân cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và
Chính trị.
Không thể phủ nhận rằng, về khía cạnh
nhân quyền và chế độ pháp quyền, đòi hỏi của các điều ước quốc tế về quyền con
người và tình hình tại Trung Quốc vẫn còn một khoảng cách đáng kể. Nhưng khi
chúng ta nói về thời điểm thích hợp, thì điều đó cũng không bao giờ có nghĩa là
tất cả mọi thứ phải sẵn sàng hoặc đã hoàn hảo, điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta
đã chuẩn bị đầy đủ để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, là chúng ta đã
tạo được một nền tảng ổn định cho việc tham gia thực hiện những đòi hỏi được
quy định trong các điều ước quốc tế.
Quyền con người là công việc năng
động và đa dạng, là không gian và cơ chế phù hợp cho sự tương tác mang tính xây
dựng; chúng phải được tạo ra giữa các lĩnh vực đối nội và đối ngoại, giữa chính
quyền và xã hội, giữa hiện tại và tương lai, giữa riêng và chung. Về mặt này,
đây là thời điểm tốt nhất để đất nước ta phê chuẩn Công ước. Đối với những khó
khăn hoặc bất cập còn lại trong hệ thống pháp lý của Trung Quốc, tức là những
thứ cần phải có thời gian mới giải quyết được, chúng ta có thể làm như các nước
khác vẫn làm khi phê chuẩn Công ước này; chúng ta có thể có những thỏa hiệp (保留) thích hợp, báo cáo vấn đề, thông báo hoặc phản đối (?).
Nhưng chúng ta phải chân thành, nghiêm túc và thận trọng, thể hiện sự tôn trọng
tối đa cho bản chất thiêng liêng và vĩnh hằng của sự nghiệp bảo vệ quyền con
người.
4. Phê chuẩn Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân sự và Chính trịsẽ là một bước xây dựng hướng tới đổi mới… bảo
vệ cuộc sống và quyền lực của Hiến pháp.
Trong bài diễn văn kỷ niệm 30 năm
ngày công bố Hiến pháp hiện hành, ông Tập Cận Bình đã nói: “Cuộc sống của Hiến
pháp là hiện thực hóa nó, quyền lực của Hiến pháp là hiện thực hóa nó.” Những
lời này đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng chủ đạo của “nhà nước Trung Quốc
hiến định” (宪 行 中国). Nhiều điều khoản thuận lợi hơn trong Hiến pháp hiện tại
của chúng ta thực chất là phù hợp với những nguyên tắc cơ bản và tinh thần của Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Các nhân tố quan trọng trong
việc đảm bảo rằng các điều khoản thuận lợi thực sự trở thành tín hiệu có căn cứ
xác đáng để hình thành tinh thần quốc gia, để củng cố sự đồng thuận về chính
trị và phục hồi nền văn minh, chính là thực hiện một cách nghiêm túc các quyền
dân sự và thực thi hiến pháp – và để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải chủ
động tìm kiếm để tạo ra các cơ chế đa nguyên cho việc thực thi hiến pháp.
Từ những kinh nghiệm lập hiến của
nhiều quốc gia khác nhau, chúng ta có thể thấy rằng các cơ chế thực hiện thường
bao gồm hệ thống giải thích hiến pháp (释 宪 机制), cơ chế tái thẩm hiến pháp (违宪 审查 机制), cơ chế tư pháp [áp dụng] của hiến pháp (宪法 司法 化机制), cơ chế giám sát hiến pháp (宪法 监督 机制) và cơ chế cho việc áp dụng trực tiếp của các điều khoản
của hiến pháp (宪法 条款 直接 适用 机制). Ở nước ta hiện nay, tất cả các cơ
chế này chỉ tồn tại trên giấy – những cơ chế này phải được trao quyền lực thực
sự, thông qua những hành động cụ thể hơn và khả thi hơn về mặt hiến định.
Trên thực tế, việc phê chuẩn Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị sẽ là một bước khả thi đối với
quá trình đổi mới của nhiều cơ chế thực hiện hiến pháp. Trước hết, Công ước này
nhấn mạnh việc sử dụng các biện pháp để kiểm soát chính phủ và giới hạn quyền
lực công vì mục tiêu tôn trọng và bảo vệ quyền con người, và chúng còn gián
tiếp giúp tạo nền tảng cho chủ quyền của nhân dân và các mô hình để kiểm soát
và cân bằng quyền lực, do đó giúp cải thiện những ý tưởng về quản lý và năng
lực quản lí của chính phủ. Tiếp theo, thông qua quá trình thực hiện Luật
Nhân quyền Quốc tế, một loạt kinh nghiệm phong phú và trở thành tiêu chuẩn
đã được tích lũy trong những điều khoản quy định của pháp luật về bảo vệ quyền
con người. Bao gồm các quy trình báo cáo cho các bên tham gia Công ước, các thủ
tục kiến nghị của các quốc gia hoặc cá nhân, những quy định liên quan đến việc
giám sát và khuyến khích của các cơ quan lập pháp và tư pháp trong những quốc
gia khác nhau áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo vệ
quyền con người v.v… Những những biện pháp đó sẽ giúp các bên tham gia Công ước
thực hiện lời cam kết đối với quyền con người của mình, và thúc đẩy các cuộc
cải cách đi vào chiều rộng và chiều sâu, và cải thiện các cơ cấu của hiến pháp.
Thứ ba, khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc giám sát việc thực hiện các điều
ước quốc tế về nhân quyền, họ đều tôn trọng quyền tự chủ và hiến pháp của những
quốc gia khác nhau. Điều này được thực hiện chủ yếu thông qua việc thúc đẩy sự
đồng thuận và trên cơ sở của những cuộc đối thoại mang tính xây dựng và hợp
tác. Dần dần, điều này sẽ tạo ra mô hình của sự tự chủ mà ta đang cần, tạo tính
duy lý, sự tôn trọng, lòng khoan dung và các điều kiện tiên quyết khác trong
quá trình thực thi hiến pháp ở các quốc gia khác nhau.
5. Phê chuẩn Công ước Quốc tế về
Quyền Dân sự và Chính trịtrong thời gian sớm nhất có thể thúc đẩy đất nước
chúng ta trong việc giải quyết một cách thẳng thắn, công khai và dứt khoát với
các nguyên tắc tối thượng của quyền con người và chế độ hiến định, thực hiện sứ
mệnh vĩ đại của công cuộc cải lão hoàn đồng dân tộc Trung Hoa của chúng ta.
Các tiêu chuẩn và kinh nghiệm của Luật
Nhân quyền Quốc tế tiếp tục cho thấy rằng những quyền con người căn bản này
là những quyền phổ quát (普遍性), áp dụng cho tất cả mọi người (平等 性), không thể tương nhượng (不可分割 性) và liên quan với nhau (相互依赖 性). Đối với Trung Quốc, đất nước hiện
đang tiến hành sự nghiệp vĩ đại là cải lão hoàn đồng dân tộc Trung Hoa thì điều
này càng có ý nghĩa đặc biệt. Trong số vô số những việc cần làm trước, quyền
con người là việc phải làm trước tiên. Mục đích là nhân quyền, và quyền lực
chính trị phải phục vụ nhân quyền, các quyền con người là nguồn gốc của tính
chính danh (保障 人权 始 有 合法性). Do đó, các nguyên tắc của quyền
con người và chủ nghĩa hợp hiến phải thành sự đồng thuận bao quát trong xã hội
Trung Quốc. Trên thực tế, nhân quyền và chủ nghĩa hợp hiến liên quan mật thiết
với nhau, điều đó đã được ông Tập Cận Bình giải thích như sau: “Bằng cách đảm
bảo rằng tất cả các công dân đều bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng và bảo vệ
quyền con người, bằng cách đảm bảo rằng người dân được hưởng các quyền và quyền
tự do theo luật định, thì hiến pháp mới có thể thâm nhập vào trái tim và khối
óc của nhân dân, chỉ sau đó nó mới có thể được truyền bá trong quần chúng, và
chỉ sau đó việc thực thi hiến pháp thực sự trở thành một hành động có ý thức
của tất cả mọi người.” Chúng tôi lo ngại rằng – xã hội chúng ta vốn là một xã
hội chưa có ý thức đúng đắn về quyền con người, và chúng ta chưa có sự bảo vệ
quyền tự do cá nhân, bảo vệ các quyền và nhân phẩm – toàn bộ xã hội của chúng
ta có nguy cơ rơi vào sự hỗn loạn của lòng hận thù và bạo lực, đi theo hướng ly
khai và chia rẽ đầy hận thù, nếu chúng ta phải trực diện với một cuộc khủng
hoảng toàn diện. Chúng tôi lo ngại rằng – chúng ta vốn thiếu kiến thức
phù
hợp
về
chủ
nghĩa
hợp
hiến,
chúng
ta vốn thiếu những hiểu biết cơ bản nhất và thiếu niềm tin vào sự thiêng liêng
và sức mạnh của chủ nghĩa hợp hiến – đất nước của chúng ta có thể dọn đường cho
cách làm lấy được (工具 主义) [coi chính trị chỉ như là một phương tiện để đạt mục
tiêu mà thôi], rằng các nhà lãnh đạo của chúng ta sẽ thấy khó khăn thiết lập
một tập hợp các giá trị phù hợp với nền văn minh hiện đại, và sau đó họ sẽ đánh
mất tất cả tính chính danh và tất cả phẩm giá cần thiết khác.
Tóm lại, đối với công dân và chính
phủ, đối với quốc gia và dân tộc chúng ta, việc thành lập một quốc gia tôn
trọng quyền con người ở Trung Quốc, trong đó chủ nghĩa hợp hiến có hiệu lực, là
thước đo chân thật duy nhất và cơ bản của những thành tựu vinh quang của chúng
ta và niềm ước mơ của chúng ta. Chúng ta phải thúc đẩy xã hội dân sự bắt nguồn
từ sự công bằng, hợp lý, hòa bình và sự cởi mở, và chúng ta phải xây dựng một
nền chính trị tử tế dựa trên tình yêu và công lý. Việc thiết lập các quyền con
người ở nước ta và thành tựu của chủ nghĩa hợp hiến là những nguyên tắc thể
hiện những niềm hy vọng chân thành và đầy thiện chí của chúng ta, và chúng cho
thấy sự quan tâm sâu sắc của chúng ta đối với vận mệnh của mỗi cá nhân, đối với
phúc lợi của cộng đồng, danh dự quốc gia và những thành quả của nền văn minh
nhân loại. Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng nếu nhân dân có thể trở thành gốc của
nước ta trên thực tế, và nếu hiến pháp có thể đảm bảo phẩm giá của họ (以 宪 为 尊) thì chúng ta có thể thúc đẩy sự hài hòa trong xã hội của
chúng ta ngày hôm nay, và chúng ta có thể đạt được sức mạnh và sự thịnh vượng
của đất nước Trung Quốc trong tương lai với chi phí thấp nhất có thể. Chúng tôi
cũng tin rằng nếu chúng ta coi các quyền con người và chủ nghĩa hợp hiến ở
Trung Quốc là phương hướng, là tâm điểm và lối vào, và nếu chúng ta thực hiện
với lòng quyết tâm và niềm tin, tiếp tục kiên trì và tỉ mỉ trong công việc của
chúng ta, thì không có khó khăn nào – liên quan đến sự phát triển của dân tộc
ta và nhân dân ta – là không thể giải quyết được. Bằng cách đó, mỗi cá nhân sẽ
được lợi, dân tộc ta như một tổng thể sẽ được lợi, và tất cả người dân trên đất
nước chúng ta sẽ được lợi.
Vì những lý do như thế, chúng tôi kêu
gọi Hội đồng Nhà nước trình Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 12 đề
xuất về việc phê chuẩnCông ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,
phù hợp với Điều 89 của Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chúng tôi
hy vọng rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo quy định tại Điều 67 của Hiến
pháp, ngay lập tức phê chuẩn Công ước này. Nếu, do cân nhắc về thời gian, công
việc này không thể được hoàn thành trong năm nay, chúng tôi đề nghị quý vị hãy
cởi mở và thận trọng trong vấn đề này, đưa ra cho nhân dân lời giải thích và
đồng thời cung cấp một thời gian biểu rõ ràng để họ có thể hiểu và tin tưởng
vào thiện chí của chính phủ của họ.
Nguồn: Dịch theo bản tiếng Anh:
No comments:
Post a Comment