Đức Tâm - RFI
Thứ ba 12 Tháng Ba
2013
Hôm nay, 12/03/2013, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt internet, tổ chức phóng viên không biên giới – RSF - đã công bố một bản báo cáo đặc biệt về tình trạng theo dõi, kiểm duyệt internet trên thế giới. Với nhan đề : « Kỷ nguyên của những tên lính đánh thuê trong lĩnh vực tin học », bản báo cáo tập trung tố cáo 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam, được coi là kẻ thù của intenet và 5 doanh nghiệp bị cáo buộc như những tên lính đánh thuê trong việc theo dõi và kiểm duyệt mạng.
Theo tổ chức Phóng viên không biên giới, tính đến hôm nay, trên thế giới, có gần 180 công dân mạng bị giam giữ chỉ vì họ có các hoạt động thông tin, viết bài trên mạng.
Năm nay, 2013, Phóng viên
không biên giới lập danh sách cụ thể 5 Nhà nước được coi là kẻ thù của
internet. Đó là Syria, Trung Quốc, Iran, Bahrain và Việt Nam.
Các Nhà nước này đã tiến hành một chính sách theo dõi trên mạng một cách có hệ thống, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền. Có thể coi đó là những Nhà nước « gián điệp », huy động nhiều nỗ lực để theo dõi các tiếng nói bất đồng chính kiến. Mặt khác, nhiều vụ tấn công tin học, đột nhập vào các website, blog, cài đặt virus
tin học đã liên tiếp diễn ra trong thời gian qua.
Tuy nhiên, nếu không có công nghệ tin học tiên tiến, các Nhà nước chuyên chế nói trên không thể kiểm soát được internet, theo dõi công dân của mình. Do vậy, năm nay, lần đầu tiên, Phóng viên không biên giới công bố danh sách 5 công ty tin học được coi là kẻ thù của
internet, « những tên lính đánh thuê trong kỷ nguyên tin học » : Đó là Gamma (Anh Quốc), Trovicor (Đức), Hacking Team (Ý), Amesys (Pháp) và Blue Coat (Hoa Kỳ). Các sản phẩm của những công ty này – trên danh nghĩa được coi là những công cụ « tối ưu hóa mạng hoặc chống tội phạm » - trên thực tế, đã và đang được chính quyền các nước chuyên chế sử dụng để đàn áp, vi phạm nhân quyền và tự do thông tin.
Ông Christophe Deloire, tổng thư ký tổ chức Phóng viên không biên giới nhấn mạnh : « Việc theo dõi trên mạng trở thành một mối nguy hiểm ngày càng lớn đối với các nhà báo, nhà báo công dân, blogger và những người tranh đấu bảo vệ nhân quyền ». Các chế độ tìm cách kiểm soát thông tin chủ trương hành động một cách kín đáo hơn, với những kiểm duyệt tinh tế và bí mật theo dõi, thay vì tiến hành ngăn chặn thông tin, kém hiệu quả và dễ bị lên án.
Theo lãnh đạo tổ chức Phóng viên không biên giới, các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã có thể xẩy ra nhờ việc sử dụng các thiết bị hoặc công nghệ theo dõi, do các doanh nghiệp đặt tại các nước dân chủ cung cấp, và đã đến lúc, lãnh đạo các nước dân chủ này cần phải lên án một cách chính thức những vụ vi phạm quyền tự do ngôn luận trên internet, đề ra các biện pháp mạnh mẽ, đặc biệt là thiết lập cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu các vũ khí tin học này sang các nước đang chà đạp lên các quyền cơ bản của công dân.
Các cuộc đàm phán giữa các chính phủ về chủ đề này đã được tiến hành từ nhiều năm qua. Tháng 7/1996, thỏa thuận Wassenaar đã được ký kết, nhằm thúc đẩy việc minh bạch hóa và trách nhiệm trong các chuyển giao
vũ khí và sản phẩm lưỡng dụng. Đến nay, đã có 40 nước tham
gia thỏa thuận này trong đó có Pháp, Anh, Mỹ.
Để giúp những người sử dụng internet tiếp cận, cung cấp thông tin, tránh được sự kiểm soát và tin tặc tấn công, tổ chức Phóng viên không biên giới có những hướng dẫn cụ thể, tại địa chỉ WeFightCensorship.org.
Cũng nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt tin học, vào lúc 18 giờ, hôm nay, tổ chức Phóng viên không biên giới và tập đoàn Google trao giải thưởng Công dân mạng 21013 cho blogger Việt Nam Huỳnh Ngọc Chênh, tại trụ sở chi nhánh Google France, ở số 8 phố Londres, quận 9 Paris.
---------------------------------
RFA
2013-03-12
2013-03-12
Việt
Nam bị xếp vào 1 trong 5 nước kẻ thù của Internet theo một báo cáo về kiểm
duyệt internet được Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF công bố hôm nay tại
Paris, Pháp quốc.
4
nước khác trong danh sách này là Syria, Trung Quốc, Iran và Bahrain.
Hàng chục người bị
bỏ tù
Theo
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, tại những nước như Việt Nam, Eritrea, công
an cảnh sát luôn canh chừng tại các quán café internet. Những người bất đồng
chính kiến ở Việt Nam luôn bị công an theo dõi và thậm chí bị công an mặc
thường phục tấn công.
Phúc
trình của RSF cũng cho biết trong năm qua Việt Nam đã bỏ tù 31 người sử dụng
internet.
Cũng
nhân ngày thế giới chống kiểm duyệt trên internet, Tổ chức Phóng viên không
biên giới công bố một danh sách 5 công ty tư nhân là kẻ thù của internet. Đó là
các công ty Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys và Blue coat.
Tuy
nhiên, theo Tổ chức nhà báo không biên giới, danh sách các công ty này sẽ tiếp
tục còn được mở rộng trong các tháng tới.
Các
công ty trong danh sách bị cáo buộc đã làm ra các sản phẩm vi phạm quyền cơ bản
của con người và tự do thong tin.
Những “kẻ thù của
Internet”
Trong
danh sách các nước kẻ thù của internet có Syria, với khoảng 5 triệu người sử
dụng internet thường xuyên bị nhà nước theo dõi.
Tổ
chức nhà báo không biên giới cho biết dã có 22 nhà báo và 18 người sử dụng
internet tại Syria bị bắt giữ. Hiện hệ thống internet tại nước này được điều
hành bởi các công ty do Tổng thống Basha al-Assad lập ra.
Chính
phủ Syria ra lệnh theo dõi chặt chẽ các hoạt động trực tuyến, bao gồm việc sao
chép toàn bộ các trao đổi email trong Syria, ngăn chặn những tìm kiếm.
Vào
năm 2011, Syria đã gia tăng kiểm soát Internet bằng cách sử dụng công nghệ mới
của công ty Blue Coat, một trong những công ty bị xếp vào danh sách kẻ thù của
internet.
Tuy
nhiên, theo Tổ chức Phóng viên không biên giới, Trung Quốc phải được coi là kẻ
thù lớn nhất của internet. Các công ty và cá nhân bắt buộc phải thuê dải băng
rộng của họ từ nhà nước hoặc công ty do chính phủ quản lý.
Trung
Quốc cũng sử dụng công nghệ tường lửa để kiểm soát và lọc thông tin trên mạng.
Từ năm 2003, mọi truy cập vào những website ở nước ngoài đã bị kiểm duyệt.
Trung
Quốc đã bỏ tù 30 nhà báo và 69 công dân mạng. Đây được coi là con số lớn nhất
so với 4 nước còn lại.
------------------------------
BBC
Cập nhật: 04:45 GMT - thứ ba, 12 tháng 3, 2013
Tổ chức Phóng
viên không Biên giới (RSF) nói Việt Nam nằm trong 5 quốc gia theo dõi
internet một cách nghiêm ngặt nhất.
Bốn nước kia
là Syria, Trung Quốc, Iran và Bahrain.
RSF cũng kêu
gọi ngừng bán các công cụ theo dõi mạng cho các nước đang đàn áp
bất đồng chính kiến.
Phúc trình
mới mang tên " Kẻ thù
của internet", chuyên đề theo dõi (surveillance),
được RSF đưa ra đúng ngày 12/3 - ngày Thế giới chống kiểm duyệt mạng.
RSF cũng nêu
danh 5 công ty: Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys và Blue Coat là đã
giúp các chính phủ kiểm soát mạng internet.
Việt
Nam đứng thứ năm về theo dõi và kiểm duyệt mạng, với nhận xét: hệ
thống mạng ở Việt Nam tuy chất lượng còn yếu nhưng vẫn bị chính
quyền kiểm soát chặt chẽ.
Phúc trình
của RSF viết: "31 người sử dụng internet hiện đang bị cầm tù và
các cà phê internet bị kiểm soát chặt chẽ, người dùng (theo quy định)
phải xuất trình giấy tờ trước khi vào mạng".
Theo dõi chặt
RSF nhận xét
rằng tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ đóng vai trò quan trọng
trong việc kiểm soát và theo dõi người sử dụng mạng.
Các nhà cung
cấp chặn các website mà chính phủ không hài lòng.
Theo RSF, các
nhà cung cấp dịch vụ có thể tự quyết định chặn các website nào mà
không phải thống nhất với hãng khác. Thí dụ VNPT chặn Facebook, nhưng
một số nhà cung cấp khác thì lại không.
Tổ chức nghiên
cứu OpenNet Initiative năm 2012 đưa ra một danh sách các website bị chặn
ở Việt Nam, bao gồm nhiều báo, blog cả trong nước lẫn nước ngoài,
cùng các website mang thông tin nhân quyền và đối lập.
Kiểm duyệt và
theo dõi gắt gao hơn Việt Nam có Syria, Trung Quốc, Iran và Bahrain.
Tại Syria, nơi
có 5 triệu người sử dụng internet, 22 nhà báo và 18 người sử dụng
internet bị bỏ tù.
Trung Quốc
trong khi đó có mạng lưới kiểm duyệt internet rộng lớn nhất.
RSF nhắc tới
hệ thống tường lửa đồ sộ và tinh vi, vốn được gọi là "Trường
thành" của Bắc Kinh.
Phúc trình
nói: "Trung Quốc bỏ tù con số người làm thông tin và báo chí
nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác".
"Ngày nay,
30 nhà báo và 69 công dân mạng đang ngồi tù."
RSF kêu gọi
cấm bán các thiết bị theo dõi mạng cho các nước vi phạm bị liệt kê
trong danh sách 'Kẻ thù của internet'.
Tổ chức này
cho rằng không thể trông đợi các công ty tự nguyện làm công việc này
mà các chính phủ phải can thiệp và có chế tài.
No comments:
Post a Comment