11:10:am
24/03/13
Ngày
04-02, ông Nguyền Đình Lộc, cựu bộ trưởng tư pháp, trưởng đoàn, đại diện cho 72
trí thức trao bản góp ý sửa đổi hiến pháp cho phó chủ nhiệm ủy ban pháp luật
quốc hội. Khi trao bản kiến nghị ông phát biểu:”Các nhân sĩ, trí thức gửi kiến
nghị là để mong nuốn có một hiến pháp do dân, vì dân…”
Ai
cũng biết, ông đã là bộ trưởng bộ tư pháp từ 1992 đến 2002. Trong giai đoạn
này, bộ tư pháp đã soạn thảo, thông qua nhiều bộ luật , nhiều quy định dưới
luật, nhiều chỉ thị, nghị quyết … phi dân chủ. Ông còn là một trong những tác
giả chính soạn thảo bản hiến pháp 1992, một bản hiến pháp chỉ phục vụ cho lợi
ích của Đảng, với những ngôn từ sáo rỗng, chỉ để trang trí cho cho chế độ độc
tài toàn trị của Đảng.
Vì vậy, sự có mặt của ông với tư cách trưởng đoàn trao kiến nghị đã nói trên đây, cùng với những phát biểu của ông gần đây về những yêu cầu cần thay đổi của Đảng, của xã hội…đã làm nhiều người nghĩ rằng, ông đã biết sám hối, ông đã thức tỉnh, nhận ra sự thoái hóa của Đảng, nhận ra sự vô lý khi Đảng duy trì điều 4 của hiến pháp và các luật lệ trái đạo lý như luật đất đai, luật báo chí v..v.
Nhưng
thật ngạc nhiên khi ông xuất hiện trên chương trình truyền hình TVT ngày
23-03-2013, trả lời phỏng vấn về góp ý cho dự thảo hiến pháp:
-PV : Trong đợt lấy ý
kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 do Uỷ Ban Dự Thảo Hiến
Pháp công bố, đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp
ý kiến. Trong khi đó thì một số người tự ý xây dựng một bản dự thảo hiến pháp
và một bản kiến nghị gửi Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992, rồi lấy chữ ký
tán thành bản hiến pháp đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
-Ông
Nguyễn Đình Lộc:
Phải nói rằng phần tôi thật ra đóng vai trò thì
cũng nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra đến đấy mới được
lên trưởng đoàn, Thế thành ra sao gọi là trưởng đoàn. Còn trước đó thì thật ra
những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia. Vì tôi là nguyên bộ
trưởng bộ tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc
thôi, chứ còn tôi không tham gia xây dựng cái tờ văn bản ấy, Cho nên bây giờ
mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi ,
nhưng bởi vì tôi không làm cái đó. Chính anh em khác bảo làm, hôm ấy mình chỉ
là người đến đấy thì được giao trưởng đoàn, thế thôi. Tất nhiên thì trước khi
trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu , bản thân tôi lúc bấy giờ cũng muốn sửa
một số chỗ, sau các đồng chí bảo là không, vì cái này công bố trên mạng rồi.
Bây giờ mình sửa thì không nên, Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì lúc đó mới
giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kỹ. Tôi thấy là cũng có lúc là định
người khác trao. Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy, thì lại bảo
là bác Lộc phải trao, thì tôi trao, Như tôi đã nói, việc viết cái văn bản, tôi
không tham gia, Tất nhiên tôi có tham gia ý kiến. Nhưng tôi không phải là người
biên tập. Còn cái dự thảo gọi là cái dự thảo sửa đổi hiến pháp 2013 thì tôi
hoàn toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó.
Ông
Nguyễn Đình Lộc đã trả lời như một người chạy tội, một người không hiểu nhiều
về luật pháp. Ông tỏ ra lúng túng, bất nhất và luẩn quẩn khi trình bầy để thanh
minh là mình không tham gia vào các văn bản kiến nghị, và việc ông trở thành
trưởng đoàn là ngoài ý muốn của ông, là lỗi của những người trong nhóm.
Ông
là một cựu bộ trưởng, ông còn có bằng tiến sỹ luật, ông là một trong 72 người
ký kiến nghị. Chắc ông hiểu rằng, về luật pháp, khi ông đã đặt bút ký, ông chịu
trách nhiệm về nội dung và pháp lý của văn bản đó, dù ông không phải là người
soạn thảo. Ông cố làm nhẹ chức trưởng đoàn của ông :”đến lúc trao thì mới được
lên trưởng đoàn. Thế thành ra sao gọi là trưởng đoàn”.
Vậy
nên gọi ông là gì? Dù gọi ông là gì, hành động ông đại diện cho 72 người trao
bản kiến nghị, yêu cầu Đảng thiết lập một bản hiến pháp do dân, vì dân, là một
hành động đáng khích lệ, tại sao ông phải thanh minh về việc làm rất đáng được
tôn trọng của mình trước toàn dân thiên hạ.
Những câu hỏi được
đặt ra:
Vì
sao ông lại thay đổi về cách nhìn nhận đối với việc tham gia ký bản kiến nghị.
Thay vì bảo vệ nó, ông lại cố thanh minh việc mình đã làm?
Phải
chăng ông đã “trở cờ”?
Những
người Việt Nam chúng ta sống xa đất nước, đều hiểu rằng, trong chế độ toàn trị
của Đảng, bất cứ một hành động nào ủng hộ các đòi hỏi cho tự do dân chủ, đều bị
chính quyền tìm mọi cách, từ ngăn cản, đe dọa, sách nhiễu, trừng phạt đến gây
sức ép đối với cá nhân, gia đình….Trường hợp ông Nguyễn Đình Lộc chắc cũng
không ngoại lệ.
Nhưng
những người quan tâm tới phong trào dân chủ cho Việt Nam đã mong đợi và hy
vọng, ông là người cộng sản thức tỉnh, sám hối, ra nhập đội ngũ những người đấu
tranh cho dân chủ như ông Hoàng Minh Chính, trung tướng Trần Độ. Liệu chúng ta
đã thất vọng ?
Kiến
Nghị 72 là một bước tiến mới trong cuộc đấu tranh đòi hỏi dân chủ cho đất nước.
72 trí thức, nhân sỹ và đặc biệt 15 người đại diện đến trao kiến nghị là những
trí thức ưu tú của đất nước. Họ đã dám trực diện đấu tranh, lên tiếng mạnh mẽ
đòi xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị, xây dựng chế độ tự do, dân chủ cho Việt
Nam. Mong rằng ông Nguyễn Đình Lộc sẽ không tự gạch tên mình khỏi đội ngũ 72
trí thức đáng kính trọng này.
Warszawa
23-03-2013
©
Đinh Minh Đạo
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment