Sunday, 3 March 2013

NHẬT BÁO BA SÀM : TIN CHỦ NHẬT 3-3-2013




Posted by basamnews on 03/03/2013

Bài viết mới

Bài viết mới

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

- Hoan hô Đà Nẵng! Sẽ Tưởng nhớ ngày hải chiến Trường Sa năm 1988 (TT). Hy vọng sẽ không có chỉ đạo ngầm nào cản trở hoạt động này, hoặc hạn chế đưa tin. – Chương trình “Tháng ba biên giới”: Muốn ổn định phải có biên giới vững chắc. – Nhà văn Trường Thanh: Ông cố vấn trở thành Chính ủy (TP) – Còn màn này của đoàn “quốc doanh” thì chỉ nặng hình thức: 10.000 lá cờ cho ngư dân và Trường Sa (TT).
- Báo Trung Quốc: Không nên dọa dẫm láng giềng (VnMedia). – Tàu Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Biển Đông (RFI). “Đội tàu dân sự này vừa nhằm bảo vệ ngư dân Trung Quốc vừa nhằm ‘ngăn chặn không cho các quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền trong vùng biển tranh chấp được khoanh trong tấm bản đồ chín đường gián đoạn hình chữ U’ đã được Bắc Kinh công bố”.
- Ngân sách Mỹ bị cắt giảm nhưng chiến lược “trục” châu Á [vẫn] tiếp diễn (RFI). – TQ tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng (BBC). “Với thái độ hiện nay, Trung Quốc sẽ không cho nước nào bắt nạt được mình”. Không lẽ Việt Nam đang bắt nạt TQ? – Những sát thủ trên biển (TN).
- Quân đội không thể và không nên trung lập” – Lịch sử đã cảnh báo(TCCS). “Quân đội luôn là một lực lượng chính trị, một bộ phận đặc biệt quan trọng của chính quyền nhà nước. Mọi điều kêu gọi trung lập hay chia tách sự lãnh đạo của chính đảng cầm quyền đối với quân đội đều là vô nghĩa, phản khoa học, kéo theo những tư tưởng chính trị phản động. Điều này đã được lịch sử chứng minh”. Ngụy biện! Không ai chia tách sự lãnh đạo của đảng cầm quyền với quân đội mà mọi người muốn đảng phải trả quân đội về đúng vị trí, đúng nhiệm vụ của quân đội: đó là bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân, thay vì bảo vệ đảng. Nếu quân đội chỉ bảo vệ cho một đảng phái nào đó, trong trường hợp cái đảng đó phản bội lại lợi ích của dân tộc thì sao? Quân đội vẫn tiếp tục bảo vệ đảng đó à?
- Quân đội phải trung với nước và Tổ Quốc (Phi Vũ). – Sự xấc xược không phải tình cờ (Tổ Quốc) (Thông Luận). “Mục đích của điều 70 là để ngăn cản Nguyễn Tấn Dũng đảo chính nhân danh tổ quốc và nhân dân. Những người viết dự thảo này hy vọng với một hiến pháp đặt Đảng trước tổ quốc và nhân dân như thế không ai còn có thể lôi kéo quân đội đảo chính lật đổ ban lãnh đạo đảng được nữa”.
- Nguyễn Chính Kết: BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP LÀ TỰ SÁT, HAY KHÔNG BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP MỚI LÀ TỰ SÁT ? (TNM). “Rất mong các ông lãnh đạo chế độ và Quốc hội CSVN hãy tỉnh táo sớm bãi bỏ điều 4 hiến pháp và những điều phi lý khác trong hiến pháp, đồng thời sớm thực hiện chế độ dân chủ đa đảng khi mấy ông còn nắm quyền và còn có thể làm được cho toàn dân nhờ. Các ông không chịu làm những điều đó thì mới chính là tự sát”.
- BS Nguyễn Đan Quế: ĐÃ ĐẾN LÚC HUỶ BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP (Quỳnh Trâm). – Bốn không hay không Bốn? (Người Việt). “Không Bốn” thì chết từ từ rồi sẽ tỉnh lại, còn giữ “Bốn” lại càng chết sớm, chết không kịp ngáp kiểu Gaddafi hay Saddam Hussein, lại còn để tiếng dơ cho muôn đời sau, như Gaddafi bị lôi lên từ ống cống, hay Saddam Hussein trốn chui, trốn nhủi không khác gì con chuột bị lôi ra từ cái hầm. Nên hiểu rằng sức chịu đựng của người dân có giới hạn, không nên tiếp tục thử khả năng chịu đựng của người dân nữa, dồn ép dân quá sức, cũng giống như cái lò xo, bị nén quá nhiều thì sức bật sẽ rất lớn.
- Quyền nhân dân trong quy trình, thủ tục lập hiến (VTC). – Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Nhân dân cần có quyền được phúc quyết Hiến pháp (báo Đồng Nai). Phúc quyết bằng cách nào đây khi mà mọi góp ý đều phải theo ý của đảng và nhà nước, còn nói khác đi thì bị biến thành “các thế lực thù địch”, rồi đòi “xử lý” người ta? – Suy thoái hết cả rồi! (Hành Nhân). – ĐỂ DÂN PHÚC QUYẾT Ư? THÌ ĐÂY, ĐẢNG ĐANG ĐỂ DÂN GÓP Ý ! (TSYG). – TẬN CÙNG CỦA NGỤY BIỆN (Quỳnh Trâm).
- Thư giãn: Lời kêu gọi ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992 (Dân Luận). “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn quyền con người, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, Đảng CSVN càng lấn tới, vì họ quyết tâm ngăn cấm chúng ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, nhất định không để đất nước tụt hậu. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải ký tên [vào bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp 1992]!…Hễ là người Việt Nam thì nên ký tên vào bản kiến nghị để đòi quyền dân chủ”.
- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 34): BÁO ĐỘNG! BÁO ĐỘNG! LŨ THÚ PHÁT CUỒNG! ĐỒNG BÀO CẨN THẬN (Nhát sỹ Tô Hải). “Đã đến lúc: ĐỒNG BÀO HÃY ĐỨNG LÊN! AI CÓ GẬY DÙNG GẬY! AI CÓ DAO DÙNG DAO! CÓ GẠCH ĐÁ DÙNG GẠCH ĐÁ CHỐNG LẠI KHI BỌN CHÚNG RA TAY KHỦNG BỐ ĐỒNG BÀO!” – Ha Ngoc – “Đảng ta vĩ đại thật” (Dân Luận). Tiếp tục đổi mới để tiếng lên! =>
- Trang Cùng viết Hiến Pháp có mở mục Khảo sát về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Khảo sát này gồm 27 câu hỏi multiple choice, có câu chỉ có 1 lựa chọn, có câu được chọn nhiều câu trả lời khác nhau. Ngoài ra còn có câu cần điền vào câu trả lời, như câu này: “Nếu được thêm một điều vào Hiến pháp thì bạn thêm điều gì?” Đây là câu trả lời của BTV để các độc giả tham khảo: “Người dân phải được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo đất nước và lãnh đạo địa phương, cũng như được quyền bầu những người đại diện cho mình như nghị sĩ, ĐBQH. Ngoài ra, người dân được quyền bỏ phiếu các sắc lệnh, các dự luật ảnh hưởng đến đời sống của dân”. BTV xin góp ý với người set up mục khảo sát này: để có kết quả chính xác, mỗi người chỉ nên làm khảo sát 1 lần. Hãy tìm cách block cookie và block IP address như mục thăm dò của chúng tôi trên blog này, nếu không các “dư luận viên” sẽ tham gia liên tục, mỗi người làm vài chục lần/ ngày, kết quả sẽ không đúng.
- Phạm Hồng Sơn: ‘Góp ý hiến pháp: hơn một sự ngộ nhận’ (BBC). Cho tới bài “bút đàm” này thì càng rõ hơn về Phạm Hồng Sơn, sau vài lời phi lộ cho bài của Phạm Thị Hoài mà bữa qua chúng tôi đã nhắc lại. Ngoài việc dùng thứ từ ngữ lập lờ như lần trước, PHS còn đẩy cao hơn, miệt thị và xuyên tạc bản chất việc làm của những người khởi xướng Kiến nghị 72, khi anh ta chụp cho nó hai chữ “khấu đầu”. Mặc dù cũng đã “học” được chút ít sau khi lĩnh hội khá nhiều phân tích trên mạng tự do về ý nghĩa của đợt tranh đấu liên quan sửa đổi Hiến pháp này, ví như thừa nhận sự “tăng cường hiểu biết”, “tập dượt” cho người dân, song PHS lại vẫn tỏ ra ngây thơ quá độ, làm chúng tôi không khỏi nghi ngờ, khi cho là mục tiêu của mọi người tham gia kiến nghị chỉ có vậy.
Đến như những câu hỏi gợi ý sát sạt của BBC, như truy vấn, đòi hỏi một quan điểm chính trị mạch lạc, cũng chỉ làm cho PHS thêm cố gắng ngụy biện khi thổi phồng thực tế, cho rằng giới lãnh đạo ở VN “đã chuẩn bị xong những bước đầu tiên cho sự truyền ngôi cho thế hệ con cháu của họ”, cứ như thể với vài ba cái ghế sắp xếp cho các “con ông cháu cha” vừa qua, mọi người dân VN này sẽ chẳng còn làm gì được nữa ngoài việc ngồi đó than vãn và thúc thủ, một phần vì tin vào “tiên đoán” ngon lành của anh ta cho tương lai VN là “các phe phái độc tài sẽ thay nhau nắm quyền sắt đá” như ở nước Nga. Càng rõ thêm khi PHS chẳng đưa ra được một phương cách gì cho người dân VN để cải thiện tình hình. Chính điểm này giúp phân biệt một con người cấp tiến thực sự với một kẻ … “giả bộ cấp tiến”, để có ngày sẽ đi tới kết luận có hay không một “nhà đấu tranh dân chủ cuội“. (Bổ sung, 9h: phải viết thêm đoạn này vì có độc giả – D.Nhật Lệ đã vội cho là đoạn văn “để có ngày … dân chủ cuội”“hơi có phần chụp mũ”: xin mời đọc lại kỹ, nhất là mấy chữ “để có một ngày”“có hay không”. Lạ hơn, là khi chúng tôi mới chỉ hoàn toàn bình luận về nội dung bài viết, thậm chí chưa khẳng định bản chất con người, làm sao có thể nhận định dễ dãi là “tính chuyện chia rẽ”? Ai “chụp mũ” ai ở đây? Không lẽ lại phải đặt nghi vấn ngược lại với chính độc giả này, bằng từ “chia rẽ” đó, hay sao?).
Lại nữa, tương tự Phạm Thị Hoài, làm như ngây ngô cho là ở Đức người ta không lấy ý kiến nhân dân, không có trưng cầu dân ý cho sửa đổi Hiến pháp, thì ở VN hà cớ gì phải đòi cho dân quyền phúc quyết hiến pháp, Phạm Hồng Sơn đã đem nước Anh ra so sánh về việc có cần “bản văn hiến pháp” hay không; như cố tình không đi cụ thể vào vấn đề khi biện luận, mà chỉ loanh quanh gây lóa mắt người đọc bằng đôi ba kiến thức vặt “Đông Tây kim cổ” làm lạc hướng chủ đề. Cụ thể đó là:
+ Hiến pháp 1992 và bản Dự thảo sửa đổi hiện nay đang mang trong nó những nội dung tệ hại, cần bỏ nó, sửa đổi nó, và người dân đang, sẽ đấu tranh liên tục nhiều năm tới, bất chấp nó sẽ được thông qua theo cách nào;
+ trò “lấy ý kiến nhân dân” thực chất là dối trá, nhưng phải vạch trần bằng nhiều cách, để sẽ có hàng triệu người dân chưa hiểu rồi dần hiểu (và đã có ngay kết quả cho những ai từng mơ hồ, ảo tưởng về một ông TBT “lú nhưng mà tốt”);
+ giới bảo thủ, thủ lợi cố níu giữ quyền lực độc tôn ẩn nấp sau những mỹ từ dân chủ, trà trộn giữa những người tử tế, đang cực kỳ lo sợ bị lộ mặt, vậy cần phải vạch mặt, cũng để khích lệ, bảo vệ những nhân tố tiến bộ nằm ngay trong hệ thống;
+ người dân cần hiểu nhau, hiểu những trí thức, nhân sĩ, cán bộ đảng viên có thể dám dấn thân đứng về phía họ; có như vậy chúng ta mới có những người như Nguyễn Đắc Kiên;
+ người dân cũng cần những động lực, cơ hội để được gắn bó với nhau, đây là cơ hội hiếm có (phong trào lấy chữ ký ủng hộ Nguyễn Đắc Kiên là minh chứng tiếp sau việc lấy chữ ký cho bản Kiến nghị 72); … và còn nhiều lý do nữa,
song những điều này đã bị PHS … “quên”.
Gắng đọc qua phần 2, cũng không có gì rõ hơn ngoài những lời khuyên dạy chung chung kiểu chúng ta phải thế này, phải thế kia, như “chúng ta cần thẳng thắn hơn với ĐCSVN và thành thật hơn với bản thân mình“, rồi “giới tinh hoa hôm nay cần phải mạnh dạn hơn trong việc khẳng định tư cách độc lập”, cùng lối diễn giải méo mó tình hình thực tế, trích dẫn què cụt vài quan điểm đấu tranh qua bài viết của vài người.
Nhưng … dù sao, cố tìm kiếm thì cũng thấy được một giải pháp cụ thể duy nhất nghe như mơ, đó là PHS “khuyên khéo” hàng triệu người bỏ đảng. Nói nó “mơ” là ở chỗ PHS đã chẳng cần biết làm thế nào mà tự nhiên có được con số hoành tráng đó, nếu như không có những cuộc tranh đấu, như với việc đưa ra Kiến nghị 72, cùng rất nhiều bài viết, ý kiến, lời kêu gọi liên quan, mà PHS đang bài bác kia. Nói nó “mơ” bởi vì trên cả thế giới này, chẳng có một nơi đâu, thời nào người dân chỉ đấu tranh bằng mỗi một phương cách theo kiểu “ảo tưởng qua một đêm” như vậy cả.
Ngoài ra, vài ba “giải pháp” như đòi hỏi tự do báo chí, tham dự phiên tòa, v.v.. đều là những thứ đâu phải không có ai làm, chưa làm? Và còn nhiều điều nữa để nói, nhưng tệ nhất về kiến thức (nếu như đúng là chỉ vì kiến thức) của PHS khi anh ta cho rằng dẫu có được “một bản Hiến pháp tuyệt vời đến mấy” thì nó cũng “mới chỉ là giấy”. Nó “tệ” thêm nữa và nực cười là chính PHS đã mâu thuẫn với chính mình, với ngay nội dung trước đó, khi khen ngợi, khích lệ bản Tuyên bố năm ngoái, trong đó đòi hỏi “bỏ điều 88″ trong luật Hình sự, mà quên là dẫu có bỏ được thì theo quan điểm của chính anh ta, nó cũng “mới chỉ là giấy”.
<- Vừa xong lời bình trên thì chúng tôi nhận được đường link giới thiệu bài viết của Nhà văn Bùi Mai Hạnh từ Úc, đăng trên Nhịp cầu thế giới, như góp phần bổ sung thêm: CHỮA BỆNH HÈN TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN.
- ĐỀ NGHỊ ĐẶT LẠI TÊN NƯỚC LÀ “VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA” (Nguyễn Trọng Tạo). Thấy thấp thoáng bóng cái đầu hói của ông Chủ tịch Quốc hội ở đây, tự nhiên phải đặt dấu hỏi: liệu có phải là một màn vừa xoa dịu dư luận, vừa đánh lạc hướng, cùng lắm thì dùng nó như một thứ “thỏa hiệp” nho nhỏ duy nhất với dân khi đã bị đẩy tới chân tường? – Và đây nữa là những lời dối trá: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN SINH HÙNG: Không cấm, không chặn các ý kiến khác (PLTP). Có lẽ các vị khởi xướng bản Kiến nghị 72 cũng nên chuẩn bị cho công luận cả nước biết ông này đã diễn những màn “vận động vỉa hè” ra sao, ngoài thông tin mới đây của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo liên quan cựu bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc.
- Vì sao phải đi đến tận cùng của sự thật? (Caybay Thiem). – Mời xem lại bài của TS Hà Sỹ Phu: Góp phần “giải mã” một thế hệ dấn thân (BVN/ Ba Sàm).
- Phan Văn Song: ĐẦU XUÂN BÀN CHUYỆN VIỆT NAM VỚI TUỔI TRẺ – KỲ 2: QUÁ KHỨ ANH HÙNG, TƯƠNG LAI MỜ MỊT (TNM). – NGHĨ QUẨN … (Võ Trung Hiếu). “Ở một đất nước người dân không buồn lên tiếng/ Thậm chí nhiều người không thèm đọc báo nghe đài/ Không hề là chuyện đùa/ Hẳn phải có lý do…/ Ở một đất nước mà đi đâu cũng nghe hai từ ‘nhân dân’/ Nhưng Hiến Pháp được hàng nghìn người yêu cầu viết lại/ Không hề là chuyện đùa/ Hẳn phải có lý do…/ Ở một đất nước mà nhân tài không buồn cống hiến/ Nhiều cuộc tuyển chọn kết quả đến từ cửa sau/ Không hề là chuyện đùa/ Hẳn phải có lý do…
- Video: Đại biểu QH không tiếp những người mặc áo đỏ (Quang Huy). – Sao nỡ quay mặt lại với dân? (Phe áo đỏ). – Đa sở hữu đất đai: Tại sao không? (Nguyễn Vạn Phú). – Không được tổ chức cưỡng chế trong đêm (VnMedia). “Không tiến hành cưỡng chế thu hồi đất trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Không tiến hành cưỡng chế trước và sau Tết Nguyên Đán 15 ngày, trong các ngày nghỉ, ngày lễ khác… là những điểm mới được quy định trong Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 64…”
- Hoan hô báo QĐND đã “tự diễn biến” khi giới thiệu Cuốn tiểu thuyết kinh điển của George Orwell đến tay độc giả Việt. – Độc giả Q.M. méc: bài trên báo QĐND đã biến mất, hiện chỉ còn trên baomoi.com, bà con nhớ lưu lại. – Mời xem lại: George Orwell – Trại súc vật (Phạm Nguyên Trường). – Hoan hô thêm tạp chí VNQĐ đã vinh danh nhà văn George Orwell: Ngày George Orwell sẽ được kỷ niệm hàng năm.
- Lê Xuân Khoa: Việt Nam 1945-1995 – Chương 10: Sai lầm của Việt Nam Quốc Gia (Ba Sàm). Đây là chương cuối của quyển sách. Sau chương này sẽ còn đăng thêm một số phụ lục, là những thông tin quan trọng, có thể nhiều độc giả chưa biết, như: “Thư của TT Lyndon B. Johnson gửi Hồ Chí Minh và thư trả lời của Hồ Chí Minh”; “Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất – XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM LÃNH ĐẠO”, của LS Nguyễn Mạnh Tường”; 2 tờ chiếu của vua Bảo Đại; Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam, VN… GS Lê Xuân Khoa đang viết tiếp cuốn 2, hiện GS tuổi đã cao, hy vọng thời gian cho phép, nếu GS sống hơn 100 tuổi, biết đâu xong cuốn 2 sẽ còn tiếp cuốn 3?
- Ai sợ ai?Bữa tiệc nào rồi cũng đến lúc tàn!Liệu Hội Nghị 6 có lặp lại? (VLB). – Tướng Hưởng về hưu, có chi mà ồn ào? (Quê Choa). “Một lần mình hỏi ông bạn nhà báo rất thân quen ông Hưởng, nói ông Hưởng là người thế nào? Ông nhà báo này ngẫm nghĩ hồi lâu, nói hồi mới gặp mình gọi bằng ông, quen rồi mình gọi bằng anh, bây giờ thì ngay cả khi trước mặt hắn mình cũng gọi bằng thằng”. – TƯỚNG HƯỞNG VỀ HƯU NHƯNG SẼ KHÔNG CÓ LƯƠNG HƯU ?! (Phạm Viết Đào). Bao năm vơ vét đủ rồi, cần gì lương hưu, mấy đồng bạc lẻ?
- “Quái vật” tham nhũng và những nạn nhân: Kỳ 3: “Tất cả vì tương lai con em chúng ta” (TT). Mời xem lại: Kỳ 1Kỳ 2.
- Gia đình Đoàn Văn Vươn được xây nhà ở nhưng không được xây… công trình phụ (PT). Hơn một năm rồi, mà chúng nó vẫn ngâm tôm không đưa ông Vươn ra xử. Ông Thủ tướng bó tay rồi ư? Chính quyền xã Quang Vinh cho vợ con ông Vươn xây nhà ở nhưng không cho xây công trình phụ =>
- Bài điểm trong tin trưa hôm qua, nhưng blogger Phước Béo đã viết thêm phần cuối, nên điểm lại: Dư luận viên, vô dụng và hữu ích (Phước Béo).
- Bóng ma và hồn ma (Phi Vũ).
- Bêu rếu tử tội trên truyền hình : Đại cường Trung Quốc muốn dằn mặt (RFI). “… việc người nước ngoài sát hại 13 người Trung Quốc, được đại cường mới này xem là một sự đối đầu. Bắc Kinh đã cố dùng mọi cách để truy lùng cho bằng được các thủ phạm, thậm chí còn nghĩ đến phương án sử dụng máy bay không người lái vũ trang để bắn hạ họ. Cuối cùng thì Trung Quốc cho gởi một đội biệt kích đến Lào để bắt sống, với sự trợ giúp của chính quyền địa phương”.
13h45′:
- Cưỡng chế đất ở huyện Chương Mỹ – Hà Nội (RFA). “Bắt người mà lại không có lý do gì. 6 người này không đánh lại, không chửi bới, không gì cả. Họ cứ đứng trên ruộng nhà mình thì bị đánh”.
- Về một vài định kiến tai hại (Nguyễn Đắc Kiên). “Các bạn phải khẳng định rõ ràng, chúng tôi không phản động. Chúng tôi khác biệt, đối lập với ĐCS VN, nhưng không phản động. Khi điều này được xác quyết thì cách đặt vấn đề tự nhiên cũng sẽ khác đi. Khi đó tất cả sẽ đặt trong một trạng huống đối thoại sòng phẳng, không có chỗ cho sự phỉ báng, hằn học, quy chụp nặng nề của tất cả các bên”. – Xúc động sau khi đọc qua thư ngỏ của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (DĐCN).
- Lê Văn Phát – Vào Đảng để làm gì? (Dân Luận). “Không ít người đua nhau ‘tìm cách chui vào Đảng’ đã biến Đảng thành cái cầu thang để bước lên con đường danh vọng mưu vinh thân, phì gia. Khi người có động cơ vào Đảng chỉ vì lợi ích của mình, thì sẽ dẫn họ đến tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, không vì nhân dân, không vì lợi ích của đất nước, dân tộc mà hành động”.
- Thái Hiền – Hội chứng tâm thần và Hiệu ứng Domino (Dân Luận). “Không phải ngẫu nhiên hay vô cớ mà ông Trọng có biểu hiện tâm thần mất kiểm soát như thế đâu. Chẳng phải riêng ông. Điểm lại một loạt bài phát biểu, đăng Đàn gần đây của các phát ngôn viên thuộc bộ máy Tuyên truyền cộng sản đều có biểu hiện tương tự… Hết ông nọ bị ném đá, đến ông kia bị chửi rủa bị phỉ báng như nhưng quân bài Domino đổ hàng loạt chứ không phải riêng ông. Theo hiệu ứng Domino, sắp tới sẽ còn tiếp tục ngã nữa cho đến quân bài cuối cùng thì sụp đổ hoàn toàn”.
- NGU và THAM (“còm sĩ blog BS/ NLG).
- Giới thiệu sách: Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? (Ba Sàm).
- Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa (BVN/ Nguyễn Tường Thụy).
- Thách thức mới cho lãnh đạo mới ở Trung Quốc (TT). – “Quái vật” tham nhũng và những nạn nhân – Kỳ 4: Những khoản “thuế” không tên (TT).
20h40′:

KINH TẾ

- Xung quanh vụ việc “sữa dê Danlait” của Pháp: Lỗi cũng tại các bà mẹ (PT).
13h45′:
20h40′:

VĂN HÓA-THỂ THAO

- Trần Quốc Vượng: VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM (Việt sử ký).
- Sân khấu hài kịch phía Bắc: Chờ những nụ cười thâm thuý, tự nhiên (SGTT).
- Bãi biển quê hương tôi (Người Việt).
- Thần nhãn (ĐCV).
- Mùa ốc gạo (Hồ Trung Tú).
13h45′:
- Truyện ngắn: ÔNG GIÁO LẬP DỊ (Thái Bá Tân).
- Kỳ Duyên: Tầm xuân ơi… (Hiệu Minh).
- ĐỜN DỪA (Bùi Văn Bồng).
- Không biết? (SGGP).
20h40′:

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

<- Thầy Cao Huy Thảo – Hiệu trưởng trường THPT Quốc tế Việt – Úc: “Lợi bất cập hại” khi đầu tư không mục đích rõ ràng! (LĐ).
13h45′:
20h40′:

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

13h45′:
20h40′:

QUỐC TẾ

13h45′:
- Tượng ‘Bà đầm thép’ : Người muốn, người không (TP).
20h40′:
* RFA: + Sáng 02-03-2013









No comments:

Post a Comment

View My Stats