Wednesday, 20 March 2013

NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG MUA TRÁI CÂY TRUNG QUỐC (Chris Brummitt - AP)





Người Việt Nam không mua trái cây Trung Quốc
CHRIS BRUMMITT - DCVOnline lược dịch
19-03-2013

HÀ NỘI - Jack Nguyễn mới bán được 20 trong 30 container nho nhập cảng từ Mỹ khi tin đồn xuất hiện trên Internet và các phương tiện truyền thông nhà nước là trái cây Trung Quốc bán tại Việt Nam có thể trông tươi tốt, nhưng rất nguy hiểm vì hóa chất giữ tươi và thuốc trừ sâu.Giới tiêu thụ lập tức ngừng mua trái cây nhập cảng, vì tin rằng tất cả trái cây bày bán nhiễm độc hoặc bị dán nhãn giả. 10 container nho Mỹ còn lại của ông Nguyễn bị hư nát.

Những lo ngại về sự an toàn của thực phẩm có nguồn từ Trung Quốc thường là những quan tâm có cơ sở, nhưng ở Việt Nam hiện nay đang rối lên vì tinh thần chống Trung Cộng nên khó có thể nói đâu là đâu. Lịch sử hơn 1000 năm bị Tàu chiếm đóng, một cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu vào năm 1979 và sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là những nhân tố khiến quần chúng tin rằng chính quyền Trung Quốc là bọn xảo trá và phản bội.

Chính phủ độc tài của Việt Nam vẫn cố gắng ngăn chặn những chỉ trích trực tiếp nhằm vào Trung Quốc, hoặc những thảo luận về mối quan hệ Hà Nội với Bắc Kinh, vì đó là những vùng nhạy cảm bị những người theo chủ nghĩa dân tộc và những người hoạt động dân chủ rằng chính phủ CSVN thiếu can đảm đứng lên chống lại nước cộng sản láng giềng. Kết quả là, sự tức giận người hàng xóm khổng lồ phương bắc đang ngày càng thể hiện bằng hành động của giới tiêu thụ ở Việt Nam.

Ông Jack Nguyễn nói doanh số bán hàng năm ngoái tại công ty của ông, một trong những công ty nhập cảng trái cây lớn nhất trong nước, giảm xuống 6 triệu USD từ 11 triệu USD trong năm 2011. Tuy ông và những người khác trong cùng lãnh vực thương mại cho rằng suy thoái kinh tế của Việt Nam là một phần của nguyên nhân, ông than phiền các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về trái cây độc hại đang bóp nghẹt các doanh nghiệp nhập cảng trái cây tươi, ngay cả đối với những công ty như của ông không còn nhập cảng từ Trung Quốc.

“Tất cả là để báo bán chạy hơn. Ngày nay, nếu bạn viết một bài viết về sản phẩm của Trung Quốc, ngay lập tức sẽ nhận được hàng triệu lượt truy cập trực tuyến,” ông cho biết qua điện thoại từ Úc, nơi ông đang mua đi mua nho. “Chúng tôi đã mất rất nhiều tiền chỉ vì ai đó đã ưa viết  theo thị hiếu.”

Các công ty Trung Quốc bán các trò chơi máy tính và các chương trình chat Internet đã bị những người hoạt động chống Trung Quốc tẩy chay trên mạng. Vào tháng Mười hai năm ngoái, Paulo Thanh Nguyễn cho ra mắt một trang web được gọi là “Không bán hàng Trung Quốc”, chỉ bán sản phẩm làm tại Việt Nam - quần áo, giày trẻ em và các loại rau cải, và giới thiệu những mặt hàng Việt Nam khác. Ông nói cửa hàng của ông bán chạy, nhưng ông quyết định để mở cửa tiệm “Không bán hàng Trung Quốc” vì muốn truyền bá tinh thần chống Trung Quốc cũng như vì để kiếm tiền.

“Hàng làm tại Trung Quốc đang giết chết nền kinh tế Việt Nam và Việt Nam có thể trở thành nô lệ kinh tế của Trung Quốc,” ông nói. “Tôi muốn giúp một tay trong việc ngăn chặn điều này.”

Căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ đang tìm đường vào các thị trường khác trong khu vực.

Cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các quần đảo vào cuối năm ngoái đã khiến dân Trung Quốc giảm mua xe hơi và các đồ dùng điện tử của Nhật Bản. Các nhà đầu tư Nhật Bản tuy không rút khỏi Trung Quốc, nhưng đang đẩy mạnh đầu tư ở những nơi khác ở châu Á như là mua bảo hiểm phòng khi có sự hỗn loạn hơn.

Một nhà hàng ở Bắc Kinh gần đây đã đưa ra một bảng hiệu viết người Việt Nam, người Nhật Bản và người Philippines - những chính phủ cũng phản đối những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc - và chó không được tiếp đón. Người chủ tiệm tên Wang, cho biết ông dán tấm bảng đó để “xả bớt sự tức giận của tôi” trong vụ tranh chấp biển đảo, nhưng đẫ gỡ bảng xuống sau khi phải trả lời rất nhiều cuộc gọi của báo giới.

Với kích thước của Trung Quốc, số ít quốc gia trong khu vực có thể là đấu thủ kinh tế của nó trong thời gian dài. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và hẳn sẽ không thay đổi nay mai, bất chấp những thông tin bất lợi về trái cây độc hại trong những ngày gần đây.

Kinh doanh giữa hai nước đã tăng lên kể từ khi họ bình thường hóa quan hệ vào năm 1991 sau cuộc chiến tranh biên giới. Thương mại giữa hai nước lên đến 35,7 tỷ USD năm ngoái, nhiều gấp ba lần trở con số của năm 2006, theo số liệu của chính phủ. Hàng rẻ mạt của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường.Nhiều người trong số các nhà máy của Việt Nam sản xuất hàng xuất cảng đầu tiên phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc.

Trái cây và rau nhập cảng từ Trung Quốc đặc biệt dễ gặp phản ứng dữ dội của người tiêu dùng vì những vụ giả mạo thực phẩm được điều tra và có tài liệu của Trung Quốc, cũng như những vụ lạm dụng thuốc trừ sâu và các quy định lỏng lẻo về tất cả mọi thứ từ trái cây, sữa bột, thịt thà. Hơn nữa, Việt Nam gần đây lớp trung lưu mới, như đồng bào của họ ở nơi khác, ngày càng quan tâm về nguồn gốc và phẩm chất của những thức ăn, đồ uống của họ, nói chung.

Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia xuất cảng hàng đầu thế giới về trái cây và rau quả, và ngày càng chiếm lấy thị phầncủa các nhà sản xuất Mỹ trong thị trường châu Á. Trung Quốc sản xuất táo nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Không có con số táo Việt Nam đã nhập cảng từ TRung Quốc là bao nhiêu. Trái cây của Trung Quốc thường rẻ và đan dạng hơn so với trái cây của Việt Nam.

Nguyễn Quang Bach, một viên chức hải quan tại Tân Thành, một trong các điểm nhập cảng chính của hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam, cho biết hàng ngày có đến 2.100 tấn trái cây nhập vào Việt Nam hồi cuối năm ngoái, trong thời gian đến Tết Nguyên đán, khi nhu cầu về hoa quả ở mức cao nhất. Ông cho biết năm nay, ngày bận nhất cũng chỉ thấy một nửa con số đó vượt qua biên giới.

“Các thông tin (về những cáo buộc độc hại) đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân,” ông nói. “Người tiêu dùng không ăn trái cây của Trung Quốc và các nhà nhập cảng không thể bán trái cây Trung Quốc.”

Những câu chuyện trên các phương tiện truyền thông về độ độc hại của thực phẩm Trung Quốc được tẩm với tin đồn và những thống kê đáng báo động và không rõ ràng. Tiền Phong, một trong các tờ báo giấy lớn nhất của Việt Nam, lặp đi lặp lại những tin đồn về đỉa trong sữa và dưa hấu nhập cảng từ Trung Quốc. Tờ Tiền Phong đã đua tin về trường hợp của một phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam, đã được đưa vào bệnh viện sau khi bị đau bụng. Bác sĩ đã ngất đi khi nhìn thấy các đỉa nhung nhúc trong dạ dày của bệnh nhân.

Hoàng Trung, một Phó Giám đốc tại Bộ Nông nghiệp cho biết, các xét nghiệm cho thấy có quá nhiều thuốc trừ sâu trong bốn mẫu nho Trung Quốc, mơ và lựu trong 8 tháng đầu năm ngoái. Kể từ đó, các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên tại các trạm kiểm soát biên giới và các loại trái cây Trung Quốc và Việt Nam tại các thị trường trái cây lớn đều hợp tiêu chuẩn.

“Không có cơ sở để dân chúng phải hoảng sợ,” ông nói.

Dường như rất ít người nghe theo nhận định của ông Hoàng Trung, phản ảnh sự thiếu tin tưởng vào các cơ quan chính phủ Việt Nam.

Tại chợ Long Biên trên bờ sông Hồng của thành phố Hà Nội, các thương nhân bán trái cây Việt Nam chiếm một nửa,nửa kia bàn hàng nhập cảng. Khoảng một nửa các sản phẩm tại thị trường được chở bằng xe tải từ Trung Quốc vào thành phố vào giữa đêm. Họ chê sản phẩm của nhau, nhưng không có vẻ có sự oán giận nào.

“Người Trung Quốc xấu xa, và hàng hoá của họ nên bị cấm,” ông Xuân, người đang ngồi ở phía trước một gian hàng bán cam nhỏ từ miền Nam Việt Nam. “Chúng nguy hiểm.”

Những người bán trái cây từ Trung Quốc nói răng mọi người vẫn tiếp tục mua trái cây của Tàu, mặc dù với số lượng nhỏ hơn. Họ cũng cho rằng trái cây trồng ở Việt Nam cũng có khả năng độc hại như trái cây Trung Quốc, và bác bỏ những câu chuyện về trái cây đọc hại là những những tin đồn vô căn cứ.

Có ý cho rằng chiến dịch chống trái cây Trung Quốc đã được các nhà sản xuất trái cây Việt Nam sắp xếp như là một hình thức bảo vệ quyền lợi. Nguyễn, người nhập cảng trái cây, cho biết điều đó không có ý nghĩa bởi vì toàn bộ ngành công nghiệp đã bị thiệt hại.

“Nếu mọi người thực sự tẩy chay thực phẩm Trung Quốc, thì họ có những loại hàng nào khác để mua?” ông Dũng nói; ông Dũng và vợ của ông bán táo xanh nhỏ của Trung Quốc. Ông đã nói với một phóng viên từ miền Trung Việt Nam. “Trên thực tế, trái cây địa phương không thể đáp ứng đuộc nhu cầu.”

© DCVOnline

Nguồn: Amid Tensions, Chinese Fruit a Turnoff in Vietnam. By CHRIS BRUMMITT / AP WRITER| March 19, 2013 |



No comments:

Post a Comment

View My Stats