Monday, 11 March 2013

MỘT BÀI BÁO KÍCH HOẠT PHẢN BIỆN (Minh Diện)




MINH DIỆN
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng vào Thứ hai 11-3- 2013

Dư luân lại xôn xao về bài báo: “Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự ngụy tạo có chủ đích cùa nhóm phóng viên báo Đại Đoàn Kết.

Tôi tìm đọc bài báo đó và có cảm giác như phải ăn một chén cơm vừa sống vừa nhão nhoẹt có nhiều sạn.

Không hiểu sao thời buổi này mà các nhà báo ấy vẫn giữ phương pháp tư duy cũ, vừa bảo thủ, vừa giáo điều . Họ viết : “Từ khi có đảng lãnh đạo chèo lái con thuyền đất nước tiến lên CNXH , người dân ta từ phận nô lệ đã đứng thẳng lên làm chủ đất nước, đời sống ngày một cơm nó áo ấm. Vậy thì sao họ lại kiến nghị những điều mà họ thừa biết làm rối loạn đất nước?”.

Trước hết phải nói ngay rằng nhân dân chưa được làm chủ đất nước. Bởi vì theo điều 4 Hiến pháp 1992, đảng đứng trên nhà nước, nghĩa là đứng trên nhân dân. Đừng đồng nghĩa đảng với dân, ví đảng chỉ chiếm chưa đầy 4% dân số.

Các nhà báo không có phát hiện mới, mà vẫn đi vào lối mòn . Nhẽ ra phải nói có sách, mách có chứng, là đảng lèo lái con thuyền đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội từ bao giờ, đời sống nhân dân ấm no ra sao, so với các nước khu vực và trên thế giới thế nào minh chứng, dẫn liệu có sức thuyết phục, thì bài báo lại viêt rất chung chung, trìu tượng.

Có thể lấy Đại hội đảng toàn quốc lần thứ III làm cái mốc đảng lãnh đạo lèo lái con thuyền đất nước tiến lên XHCN. Đại hội lịch sử ấy họp từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960, đề ra nhiệm vụ chiến lược: “Đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Biến miền Bắc thành hậu phương vững chắc cà nước, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc!”.

Kể từ đó đã 52 năm.
Nhân dân có thực sự ngày một cơm no áo ầm ?

Nếu nhóm phóng viên viết bài báo ấy lớn tuổi như tôi, hẳn không thể quên những cánh đồng năm tấn, mười tấn, gặt về lúa chất đầy sân nhưng mỗi công điểm chỉ được chia vài lạng thóc lép, những đàn lợn “tập thể” đầy chuồng , nhưng quanh năm xã viên chỉ được ăn miếng thịt trong ba ngày tết. Chắc các bạn sẽ không quên cảnh rồng rắn xếp hàng đến tê chân nỏi gối chờ đến lượt mua một bát mì “không người lái” (phở không thịt) giữa Thủ Đô, xếp hàng mua vé tàu, xe, mua hàng hóa, và cả xếp hàng mua que kem...Trong khi khi bên cạnh đó có những cừa hàng ê hề thực phầm cao cấp, chỉ để phân phối cho cán bộ. “Tôn Đản, chợ của quan / Vân Hồ, chợ của trung gian nịnh thần / Đồng Xuân, chợ của thương nhâm / Vỉa hè, chợ cùa nhân dân anh hùng!”.

Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, những người từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã choáng ngợp trước một thành phố Sài Gòn giàu có khang trang.

Ngày ấy một chiếc khung xe đạp inox, một chiếc máy cassette, một chiếc TiVi cũ từ Sài Gòn mang ra Hà Nội, Hải Phòng, đã là một tài sản quý giá. Họa hoằn lắm mới có người mua được chiếc xe Honda, mà ở Sài Gòn ngập đường phố.
Đất nước hoàn toàn giải phóng, cà nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Từ sau ngày thống nhất đất nước, suốt hai kỳ Đại hội đảng IV và V, qua những đợt cải tạo công thương nghiêp, quốc doanh hóa, cải tạo nông nghiệp, đưa nông dân vào tập đoàn sản xuất theo mô hình miền Bắc xã hội chủ nghĩa, phát triển “mô hình” HTX nông nghiệp bậc cao, quy mô lớn, đất nước rơi xuống đáy nghèo nàn, lạc hậu.

Cả nước không đạt được 21 triệu tấn lương thực quy ra thóc. Một đất nước 80 % là nông dân, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay đồng bắng sông Cửu Long, mà phải nhập khẩu mỗi năm 500.000 tấn lương thực, dân phải ăn hạt bo bo, bột mì mốc người ta dùng để nuôi gia súc. Không hiểu các bạn có biết , và có còn nhớ, những quyển sổ phân phối lương thưc, chất đốt, những tờ tem vải, tem thịt, tem cá, tem đậu và cái nạn “con phe” tem phiếu thời bao cấp ấy. Cái thời mà 60 % trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ đói nghèo 58 %, nhưng những nhà báo chúng ta vẫn phải ca ngợi tốt đẹp?

Đại hội VI cùa đảng mở ra một hướng đi mới “Kinh tề thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đó là một bước ngoặt lịch sử, đã vực sức dân dậy, đẩy con thuyền đất nước vượt qua bãi lầy.

Hai mươi năm đổi mới, bộ mặt đất nước nhiều khang trang, rút tỷ lệ đói nghèo từ 58% xuống còn 12,4% vào thời điềm 2006.

Nhưng tệ bảo thủ, quan liêu, tham những như những ung nhọt ủ bệnh từ trước bắt đầu tấy lên thành những ổ di căn! Đó chính là mần bệnh sinh ra từ sự đổi mới nửa vời, nói trắng ra, từ cơ chế “Định hướng xã hội chủ nghĩa”, lấy doanh nghiệp nhà nước làm động lực phát triển kinh tế . Nó đã phá hỏng nỗ lực đổi mới, làm nản lòng những người có tâm huyết, và nhân dân thất vọng.

Hai mươi năm đổi mới, nhìn lại, Việt Nam vẫn lả nước nghèo nhất trong khối ASEAN, xếp theo thứ tự Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam. Sự chênh lệch mức sống không thể ngờ. Năm 2012, bình quân thu nhập đầu người ở Singapore 56.000 đô la, ở Thái Lan 17.000 đô la, Việt Nam 1.050 đô la, kém Singapore 55 lần, kém Thái Lan 16,7 lần.

Tỷ lệ đói nghèo năm 2006 giảm xuống 8%, năm 2012 tăng lên 14,6 %. Thế giới quy định chuẩn nghèo có mức thu nhập 750 đô la một năm, Việt Nam quy định chuẩn 450 đô la, dù quy đồi ra tiền đồng, và dù giá sinh hoạt ở nước ta dễ chịu hơn, so với thế giới vẫn quá thấp. Thử hỏi, nếu theo chuẩn nghèo thế giới thì tỷ lệ đói nghèo Việt Nam sẽ là bao nhiêu, mà các nhà báo nói ấm no? Đâu phải chỉ cái ăn , cái mặc, việc chữa bệnh là một nhu cầu tối thượng cùa con người, ta cũng kém xa. Trên thế giới bình quân 33 giường bệnh trên một vạn dân, Việt Nam tỷ lệ 22,5 giường một vạn dân.

Theo Wikipedia , trong cuộc kháng chiến chống Mỹ , từ 2 đến 5 triệu người Việt Nam đã thiệt mạng, trong đó có 1.100.000 cán bộ chiến sỹ ta hy sinh, 600.000 người thương tật. Tiếp theo cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam , rồi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, hàng trăm ngàn đồng bào, chiến sỹ ta ngã xuống .

Nhân dân đã phải trả cái giá như thế để có một cuộc sống vật chất chưa bằng một phần năm mươi người dân Singapore láng diềng, mà bào là hạnh phúc ư?

Các tác giả bài báo viết: “ Đảng , nhà nước luôn luôn chăm lo cho đời sống nhân dân”.

Không hiểu các bạn đồng nghiệp của tôi ( Xin mạo muội nhận như thế) có nghe chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chưa? Ông nói: “ Một bộ phận không nhỏ đảng viên, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp thoái hóa, hư hỏng đe dọa sự tồn vong của chế độ và đất nước!” Ông thừa nhận : “ Tiêu cực, tham nhũng nhìn ở đâu cũng có, sờ vào đâu cũng thấy” và “ Đảng viên nhan nhản cộng sản mấy người” . Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ví bọn thoái hóa biến chất, tham những trong đảng như một bầy sâu ăn hết phần của dân.

Vậy thì đất nước đang rối loạn vì đâu, tự bao giờ?

Có võ đoán không khi bảo rằng bỏ điều 4 Hiến pháp làm đất nước rối loạn? Phải chăng vì nỗi sợ hãi ám ảnh hay muốn trở thành kẻ “ Bảo hoàng hơn vua?” Hãy nhìn sang Myanma láng diềng, không hề có sự hỗn loạn nào khi thay đổi một thể chế chính trị được coi là mất dân chủ nhất khu vực.

Phải nhìn thằng vào sự thật, là chưa bao giờ đất nước ta rối như bây giờ. Lòng dân từ Nam ra Bắc bức xúc. Hãy nghe lời Chủ tịch Trương Tấn Sang , vừa nói tại Câu lạc bộ Ba Đình : “ Có người đã nói thẳng với tôi, các anh ăn vừa thôi, phải để cho dân ăn với chứ! Dân không phải họ không biết đâu , nếu các anh không dám làm bọn tôi sẽ làm!”

Chúng ta thừa hiểu: Bọn tôi là ai, và họ sẽ làm gì?

Nhóm phóng viên báo Đại Đoàn Kết viết : “ Người dân quanh năm vất vả làm ăn , họ lấy đâu ra thời gian mà lướt WEB , đề ký tên kiến nghị những điều mà bản thân họ không hiểu!”

Ông Hoàng Hữu Phước đại biểu Quốc hội đã từng nói dân trí Việt Nam thấp nên không cần luật biểu tình, giờ các nhà báo lại nói dân không hiểu những điều trong Hiến pháp. Hoàng Hữu Phước ngạo mạn đã đành, các nhà báo có tâm, có tầm hơn, gần dân hơn, sao nỡ khinh dân như vậy?

Từ trước đến nay, vẫn nói nhân dân đã được nâng cao trình độ mọi mặt, hiểu chủ trương, đường lối , chính sách của đảng, bây giờ mấy nhà báo lại nói dân không hiểu Hiến pháp? Hóa ra từ trước tới giờ nói láo sao?

Điều trớ trêu , là đoạn trên các tác giả nói “dân không hiểu gì”, nhưng ngay đoạn dưới lại viết : “ Vậy thì sao họ lại kiến nghị những điều mà họ thừa biết sẽ làm rối loạn đất nước?”

Trên nói “dân không hiểu”, dưới nói “ dân thừa biết” . Đây là sự mù mờ về logic biện chứng hay cố tình lắt léo để kết tội những người lấy chữ kí vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp ?

Với tư cách điều tra độc lập, lẽ ra các nhà báo phải đếm xem có tất cà bao nhiêu chữ ký , sau đó xác minh bao nhiêu chữ ký giả , chữ ký thật, và nếu nhiệt tình, các nhà báo kể ra những người bị mạo danh. Đằng này , sau khi đưa ra những quan điềm một chiều, các nhà báo đi gặp một cán bộ mặt trận xã, một cán bộ tuyên giáo tỉnh, lấy ý kiến một chiều, như góp tràng pháo tay, rồi sau đó áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình lên những người nông dân.

Các tác giả tả cảnh cánh đồng vừa dồn đồng đổi thửa xanh ngút ngát, tả gương mặt những người nông dân bình thản, chăm chỉ làm ăn và kết luận: “Vậy có phài nhiều người dân bất bình với đảng nhà nước đến vậy, khi mà đảng nhà nước luôn chăm lo cho đời sống họ ngày càng ấm no hạnh phúc?”.

Thực ra, từ lâu tôi đã đẩy vào quá khứ, muốn quên đi những năm tháng thời quan liêu, bao cấp đói nghèo, cả dân tộc phải gồng mình vượt qua những chặng đường gian nan, cơ cực với một nền kinh tế CNXH bấp bênh ấy, nhưng bài báo trên Đại đoàn kết đã gợi ra cho tôi những ý phản biện, cũng là nói lại cho rõ. Thời điểm đầy nhạy cảm và nhu cầu dân chủ đặt ra ở mức cao trào, bài báo lạc điệu, mòn cũ của Đại đoàn kết đã trở thành sự kích hoạt để có nhiều bài báo, ý kiến phản biện. Nhiều người nói, đó là bài báo gây mất đoàn kết.

Đâu phải vì bất bình mà đề nghị thay đổi điều này điều nọ trong Hiến pháp? Quyết định sửa đổi bản Hiến pháp năm 1992 là của đảng. Đảng đã ra chỉ thị lấy ý kiến toàn đảng toàn dân, Quốc hội đã ra nghị quyết thực hiện chỉ thị của đảng và Chính phủ đã ra quyết định thi hành. Tất cả các văn bản đó đều khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân nói thẳng nói thật, không có bất kỳ vùng cấm nào.

Báo Đại Đoàn Kết viết: “Họ đưa ra yêu sách đòi sửa nhiều chương, đòi xóa bỏ điều 4, thậm chí họ còn đưa ra cả một bản được cổ súy cho cái gọi là một thể chế có tổng thống , tam quyền phân lập!”.

Nặng nề, đao to búa lớn quá! Không hiểu tác già bài báo dùng từ “ họ” để chỉ ai? Ông Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết có biết 72 người ký tên trong “ Bản kiến nghị 72” là những nhả cách mạng lão thành, nhà khoa học , nhân sỹ trí thức tên tuổi và hầu hết là đảng viên và thành viên trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

Đại đoàn kết là cốt lõi của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Báo Đại Đoàn Kết viết bài như thế mà là đoàn kết ư?

M.D

--------------------------

XEM THÊM :

Bauxite Việt Nam     12-3-2013

Huỳnh Kim Báu    11-3-2013

No comments:

Post a Comment

View My Stats