Hoàng Mai
4-03-2013
Đất
nước được hình thành và tồn tại cho đến ngày nay phải trải qua bao đời dựng
xây, mở mang bờ cõi và chiến đấu để bảo vệ. Nó là thành quả của bao thế hệ
những người dân đã đổ mồ hôi xương máu mới có được. Nó không thuộc riêng về một
dòng họ nào, một dân tộc nào mà nó thuộc về toàn dân.
Nhà
nước được lập ra để vận hành xã hội, lúc Nhân dân trao quyền lực cho Nhà nước
thì cũng cần ràng buộc Nhà nước phải phục vụ cho mục đích của toàn dân bằng
việc đảm đảo những quyền cơ bản của con người, nó còn rộng hơn và quan trọng
hơn quyền công dân. Những ràng buộc đó được xem như một khế ước xã hội giữa Nhà
nước và toàn dân, nó là bộ luật gốc của những bộ luật do lập pháp xây dựng về
sau này; đó chính là Hiến pháp.
Quyền
lập hiến thuộc về toàn dân là vậy.
Vì
sao cần bãi bỏ điều 4 Hiến pháp 1992?
(1)
Điều 4 Hiến pháp không phục vụ cho lợi ích toàn dân
Nếu
nói nước VN có được như ngày hôm nay là nhờ có công lãnh đạo của ĐCS người ta
đã lấy cái chủ nghĩa tạm thời đặt lên cái muôn đời.
Cũng
vì cái lý này mà ĐCS muốn dành cho mình quyền lãnh đạo được Hiến pháp công
nhận; như vậy dù cho Đảng đó có lạm quyền, có tham nhũng, có vì sự tồn tại của
chính Đảng mà phải phụ thuộc vào ngoại bang thì không có luật nào xét xử hay
phế truất được Đảng đó. Một thực tế cụ thể gần đây là một đồng chí X nào đó
trong Đảng đã có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật nhưng vì tính dân chủ của
đảng lãnh đạo không đồng ý kỷ luật đồng chí đó (dù đồng chí TBT muốn kỷ luật),
như vậy trong Đảng đã có biểu hiện bao che cho hành động phạm pháp của lãnh đạo
hay đảng viên của mình nên toàn dân chỉ là lũ ngu ngơ và luật pháp cũng là mớ
giấy lộn.
Mặc
định về sự lãnh đạo của ĐCS sẽ sinh ra lạm quyền và tham nhũng tập thể là tất
yếu. Nó làm tổn hại đến lợi ích của toàn dân nhưng không vi hiến! Vậy Nhân dân
nào chấp nhận điều đó?
(2)
Điều 4 Hiến pháp đi ngược lại một nền dân chủ pháp quyền
Đảng
lãnh đạo toàn xã hội nhưng Đảng chỉ có 3 triệu Đảng viên, nói rằng Đảng là đội
quân tiên phong của giai cấp công, nông và trí thức chỉ là nói cho có vè từ hồi
còn chiến tranh. Nếu sau này cần thì thêm luôn là tiên phong của giai cấp doanh
nhân, tư bản đỏ nữa cũng không sao.
Cũng
chưa có thống kê nào cho biết có bao nhiêu người ủng hộ lý tưởng cộng sản thật
sự nhưng có điều chắc chắn là những người không tán đồng lý tưởng cộng sản
không thiểu trong số các Đảng viên. Những người này vào Đảng chỉ vì cơ hội
chính trị hay miếng cơm manh áo.
Còn
những người không ủng hộ lý tưởng cộng sản, không đồng tình với việc xây dựng
Nhà nước VN kiểu kinh tế thị trường định hướng XHCN gồm nhiều tập đoàn quốc doanh
hình ma vốn quỷ thì sao? Họ có phải là người VN không? Họ có yêu Đất nước mà họ
và cha ông họ đã từng sinh sống không? Không lẽ họ chỉ toàn là những kẻ phản
bội tổ quốc hay đạo đức suy thoái?
Nếu
là một xã hội dân chủ pháp quyền thì quyền nêu ý kiến của dân cần được tôn
trọng. Việc chọn một chính thể nào phù hợp cho Đất nước phải do đông đảo các
tầng lớp Nhân dân quyết định, nhưng điều 4 mặc định Đảng lãnh đạo cả Quốc hội
thì các quyền trên chỉ là nói xong đâu bỏ đó. Quốc hội chỉ là bàn tay sạch thực
hiện các nghị quyết của Đảng mà thôi.
Lập
pháp đã vậy nói gì đến Tư pháp. Đảng lãnh đạo nên mới có những vụ án chỉ đạo để
xử những người dám đòi quyền làm người cho chính họ và Nhân dân như anh luật sư
họ Cù và mấy anh ở Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Họ đâu có nhận đồng nào của đế
quốc để lật đổ Nhà nước VN? Nhưng họ dù không vi phạm pháp luật đi nữa thì cũng
đã vi hiến: Điều 4 Hiến pháp; chống đối phán quyết của Đảng là chống đối sự
lãnh đạo của Đảng! Tội này to hơn tội phạm pháp. Sau này nếu có tòa đại hình hay
tòa Hiến pháp thì mấy anh này được xử ở cái tòa to nhất đó chứ không phải ở mấy
tòa cấp quận hay tỉnh. Vinh hạnh thay và cũng khốn nạn thay đòi quyền làm người
mà vi hiến!
Ai
là người mất, người được trong việc xóa bỏ điều 4 hiếp pháp?
Trước
hết Nhân dân ViệtNamđã mất đi một nền chuyên chính độc Đảng cộng sản không thừa
nhận các tư tưởng chính trị khác và cũng không công nhận một tổ chức hay đảng
phái nào khác.
Tất
yếu Nhân dân Việt Nam sẽ được một xã hội dân chủ đa nguyên đa đảng, tam quyền
phân lập; được quyền lập hội, lập đảng phái và có thể có tiếng nói khác với ĐCS
chứ không phải bị cấm như Viện IDS hay Đảng bảo sao ta dạ vậy, như bảo làm Thủ
tướng thì phải làm chứ không được từ chức.
Vai
trò lãnh đạo của ĐCS không còn nhưng ĐCS vẫn chưa thể mất đi quyền hành pháp và
lập pháp trong một tương lai gần vì các chính đảng khác còn lâu mới có sự ủng
hộ như của ĐCS và càng mơ hơn nếu có được 3 triệu đảng viên.
Nếu
ĐCS tự diệt sâu (điều không tưởng trong chế độ độc đảng) chứ không để lúc nhúc
một bầy như hiện tại, không để biến Đảng thành một ông vua tập thể như hiện
nay, đặt Đảng vận hành theo Luật pháp, phục vụ tốt cho lợi ích của toàn dân,
đảm bảo quyền con nguời như Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì ai vào thay Đảng
điều hành Đất nước này được?
Chỉ
có điều lúc đó tiếng nói phản biện của toàn dân sẽ phải làm anh dè chừng hơn
chứ không phải sướng một vài chuyến du lịch, một vài tài khoản bằng tệ hay đô
là quăng tiền ngân khố vào bô-xit hay các Vina.
Các
anh cũng không phải mắng chưởi ai là suy thoái đạo đức hay chống Đảng, chống
Nhà nước nếu nói khác đường lối của Đảng.
Các
anh cũng không phải vất vả viết công văn trả lời góp ý sửa đổi Hiến pháp của
Nhân dân là không đúng với quy định nào đấy của Quốc hội.
Nói
xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát chắc ai đó thấy quyền lực tối thượng bị mất
mát đi chứ ĐCS cũng đâu có ai giải tán và Dân tộc VN cũng đâu có lụi tàn vì
điều này.
Vì
sao nên ủng hộ những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của nhóm trí thức 72 người?
Xã
hội đã công nhận họ là những nhà trí thức thì tất nhiên họ đã có một vốn liếng
về kiến thức chính trị xã hội nhất định. Cũng chưa thấy người nào trong số đó
có ý tưởng mượn đá vá trời như anh nghị họ Hoàng. Họ lại thuộc thành phần không
nằm trong nhóm lợi ích nào nên cũng không có ràng buộc phải bẻ cong ngòi bút.
Trong nhóm trí thức này không ít người là đảng viên CS và là quan chức Nhà nước
đã nghỉ hưu. Họ đã đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích Đảng mà họ
đang sinh hoạt.
Một
số người “Nguyên là…” giờ mới dám lên tiếng cũng vì nền dân chủ tập thể trong
Đảng có thể làm cho họ thân bại danh liệt khi còn đương chức, như trường hợp
mấy vị tướng lẫy lừng một thời họ Võ, họ Chu, họ Trần… Khi họ không có gì để
mất thì cũng là lúc mới dám nói thật lòng, đó cũng là điều dễ cảm thông. Vả lại
nói cũng cần đúng thời điểm, nếu vào những năm 80-90 mà đòi bác bỏ Điều 4 thì
có thể đồng chí ấy đã yên nghỉ chứ không cần chuyển sang công tác khác!
Dự
thảo Hiến pháp soạn sẵn kèm theo Kiến nghị chưa hẳn là một chuẩn mực, cho dù có
những điều còn xa thực tế hiện tại thì việc xóa bỏ Điều 4 và sửa đổi Điều 1 đã
là tốt hơn Hiến pháp do Quốc hội dự thảo. Dù thế nào cũng không thể xem dự thảo
Hiến pháp bản nào là hợp pháp bản nào là phạm pháp được. Nhân dân mới quyết
định điều đó.
Trưng
cầu dân ý cần có hay không?
Việc
xóa bỏ điều 4 Hiến pháp là tất yếu theo nguyên tắc lập hiến của mọi quốc gia
dân chủ, trên thế giới có bao nhiêu nước Hiến pháp có điều tương tự như điều 4
này?
Một
nước mới thoát nền độc tài như Ai Cập lập nên một tổng thống do dân bầu rồi ông
ta cùng đảng của mình – Đảng anh em Hồi giáo – soạn ra một Hiến pháp muốn duy
trì quyền lực lâu dài và tối cao cho chính đảng của mình, muốn Hồi giáo hóa
quân đội nên bị Nhân dân biểu tìmh chống đối kịch liệt; xung đột với cảnh sát
đã dẫn đến đổ máu. Bây giờ ông ta và Đảng của mình đã phải chịu nhượng bộ, ông
ấy buộc phải kêu gọi một cuộc đối thoại dân tộc.
Nhiều
nước trên thế giới lúc sơ khai hình thành Nhà nước thì việc soạn thảo Hiến pháp
cũng chỉ do một nhóm người nhưng họ là những nhà luật học đứng trên tư tưởng
lợi ích quốc gia, đảm bảo quyền làm người; không cần qua trưng cầu dân ý mà
Hiến pháp cũng không gặp phải sự phản đối của đa số tầng lớp dân chúng. Hiến
pháp của các nước cũng có thay đổi hay bổ sung; ngày càng tăng tính ràng buộc
của trách nhiệm của Nhà nước hơn chứ không phải tăng quyền hạn theo đòi hỏi của
Nhân dân. Hiến pháp các nhà nước dân chủ cũng không bao giờ đặt một chính đảng
nào làm lãnh đạo và chính đảng nào ra khỏi chính trường nếu cương lĩnh của đảng
đó không vi hiến.
Việc
chống hay không chống chỉ do quan điểm lúc lập hiến mà ra cả.
Nếu
sau khi bỏ Điều 4 Hiến pháp thì những vấn đề còn lại: Tên hiệu quốc gia, đường
lối chính trị-kinh tế, cơ quan lập pháp là Quốc hội hay Lưỡng viện, lãnh đạo
Nhà nước là Chủ tịch, Thủ tướng hay Tổng thống mới là điều cần xem xét trưng
cầu dân ý hay không.
Nếu
Đảng không muốn bỏ Điều 4? Chuyện lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp
chỉ là chuyện ngôi Vua phủ Chúa. Người ta đang mượn tay Nhân dân chia sẻ lại
quyền lực với nhau khi vừa qua đã có sự bất cập!
H.M.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment