Lê Diễn Ðức
Monday,
March 25, 2013 3:00:07 PM
Hãng tư vấn Business Monitor International (BMI) ở
London vừa có bản phúc trình, công bố cho quý hai năm 2013, theo BBC Việt ngữ,
đưa ra ba kịch bản chính trị Việt Nam:
Kịch bản một: Chế độ kỹ trị
“Theo
kịch bản này, đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) biến chuyển thành một chế độ kỹ
trị, theo đó đảng sẽ chuyển hướng để chính phủ nhắm vào việc duy trì mức tăng
trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lý cho
toàn bộ dân chúng.
Với
hướng đi này, nhiều thanh niên vào đảng nhằm thăng tiến trong sự nghiệp và phục
vụ đất nước chứ không phải vì lý tưởng Cộng Sản. Do vậy, các cải cách kinh tế
sẽ được tiếp tục, bất chấp những lời chỉ trích từ các thành viên lớn tuổi, bảo
thủ trong đảng”.
Kịch bản hai: Từng bước tự do hóa chính
trị
“Ðây
sẽ là tình huống tốt nhất, với việc ÐCS áp dụng những chuyển biến nêu trong
kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị,
như mở rộng vai trò của Quốc Hội, chấp nhận một cách dễ dàng hơn những ý kiến
khác ở ngay trong cùng đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu
cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.
Theo
kịch bản này, Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm
quyền chi phối tương tự như mô hình ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia
và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng
trong các kỳ bầu cử.
Nếu
nhìn xa hơn, thì những gì đã xảy ra ở Nam Hàn, Ðài Loan và Nhật Bản cho thấy mô
hình hệ thống một đảng nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối
lập. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam thì con đường này có lẽ chỉ xảy ra
sau hơn một thập niên nữa”.
Kịch bản ba: Bạo loạn và đàn áp bạo lực
“Là
khả năng xấu nhất, với những bước đi sai lầm nghiêm trọng về mặt chính sách,
dẫn tới một giai đoạn biến động kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức
lạm phát chóng mặt khiến mức độ sung túc bị xói mòn.
Tình
hình này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng trước các cuộc biểu tình
rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh
đạo, một bộ phận trong đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp
người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực. Tuy nhiên, việc đàn áp bạo lực
các cuộc biểu tình đường phố như từng xảy ra như tại Bắc Kinh hồi 1989 hay tại
Miến Ðiện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng
đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt”.
Tôi thử làm phép
giải phẫu.
Trước
hết, kịch bản một sẽ được thực hiện, tuy có rất nhiều khó khăn, vì trong tình
trạng kinh tế hiện nay, nợ của doanh nghiệp nhà nước tới 60 tỷ USD, nợ của các
công ty bất động sản khoảng 4 tỷ USD, hệ thống ngân hàng phải tái cơ cấu, không
dễ dàng “duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một
cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng”.
Thứ
đến, theo tôi, Việt Nam không có khả năng làm một cuộc cách mạnh đường phố, dù
có những biến động lớn và xấu về kinh tế, cùng sự bất công, phẫn uất cao độ
trong chính sách thu hồi đất đai và sự lộng hành, lạm quyền của công an.
Vòng
qua một số nước ta có thể làm phép so sánh.
Ở
Ba Lan, ngày 13 Tháng Mười Hai 1981, tình trạng thiết quân luật được ban hành.
70 ngàn binh sĩ quân đội, hàng chục ngàn lính dự bị đặt trong thế sẵn sàng, 30
ngàn viên chức thuộc Bộ Nội Vụ, 1,750 xe tăng và 1,400 xe bọc thép, 500 chiến
xa, 9,000 xe ô tô, một số phi đội máy bay trực thăng và máy bay vận tải, đã
được huy động cho đợt đàn áp. Liên lạc điện thoại bị
vô hiệu hóa, giới nghiêm từ 19 giờ đến 6 giờ sáng, cấm công dân thay đổi nơi cư
trú, đình chỉ công dân xuất cảnh... Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của
thiết quân luật, trong các nhà tù và trại giam đã có khoảng 5 ngàn người. Trong
thời kỳ thiết quân luật (12/1981-7/1983), có khoảng 10 ngàn người bị bắt giữ
trong 49 trại giam trên cả nước, đa số gồm các nhà lãnh đạo của Công Ðoàn Ðoàn
Kết, trí thức liên kết với họ và nhà các hoạt động đối lập dân chủ. Bốn ngàn
người trong số này đã bị buộc tội và có án tù, hàng ngàn công nhân bị sa thải,
gần 2,900 người tự tử trong năm 1981, hàng trăm ngàn người dưới 35 tuổi đã bỏ
chạy khỏi Ba Lan sang các nước phương Tây, không khác gì cuộc vượt biên tị nạn
Cộng Sản của người miền Nam Việt Nam sau 1975. Tám năm sau, kể từ thiết quân
luật, Ba Lan giành được tự do.
Quy
mô đàn áp và hàng ngàn người đồng loạt bị bắt giam trong một thời gian rất
ngắn, cho ta thấy rằng, từ hơn hai thập niên này, sự hy sinh cho dân chủ, tự do
của người Việt chưa thấm vào đâu so với người Ba Lan. Sự bắt bớ, giam cầm và
đàn áp của nhà cầm quyền CSVN đối với những người bất đồng chính kiến cũng chưa
nhằm nhò gì so với nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan trong giai đoạn thiết quân
luật, về quy mô cũng như số lượng.
Nhiều
người mơ ước về một lộ trình dân chủ cho Việt Nam như Myanmar. Ðiều này quá
lãng mạn và siêu thực. Nếu hàng ngàn nhà sư, thanh thiếu niên, sinh viên đại
học không bị dìm trong biển máu trong các cuộc biểu tình năm 1988 thì đã không
có sự xuất hiện của bà Aung San Suu Kyi và đảng Dân Chủ của bà.
Các
nước ở Bắc Phi như Tunisia, Ai Cập, Libya, các cuộc biểu tình quy tụ hàng chục
ngàn, hàng trăm ngàn người, có lúc cả triệu người, đã bị đàn áp dã man, nhiều
người bị chết, hàng ngàn người bị thương.
Giới
trí thức trong nước, những người gánh trách nhiệm tiên phong trong thay đổi xã
hội, đã không tạo ra được nền tảng chủ chốt. Mới chỉ có những người bất đồng
chính kiến đơn lẻ, thiếu vắng sự nối kết có tổ chức, để rồi từng người kết thúc
sự dấn thân của mình trong nhà tù với những bản án nặng nề.
Nếu
như trí thức trong nước biết kết hợp với các nhân tố tích cực từ các tầng lớp
xã hội khác như công nhân, nông dân, sinh viên đại học, giáo dân, v.v... tuyên
bố phát động một phong trào, đúng nghĩa, với mục tiêu tranh đấu cho dân chủ, tự
do và bảo vệ chủ quyền dân tộc, tựa như mô hình phong trào “Ðoàn Kết” ở Ba Lan,
“Hiến chương 77” tại Tiệp Khắc (cũ), “Otpor” của Nam Tư (cũ) hay “Mồng 6 Tháng
Tư” ở Ai Cập... thì kết quả sẽ khác. Tuy nhiên, họ đã không làm được như thế,
đa số họ là đảng viên, vẫn chưa thoát ra khỏi cảnh kiến nghị, mong con sói đừng
ăn thịt, vẫn là “đối lập trung thành” của đảng, mong muốn đảng thay đổi và tiến
bộ hơn là đấu tranh trực diện với đảng và chế độ.
Những
cuộc tập hợp, chủ yếu của dân oan trong nước, lên tới hàng triệu lượt, thậm chí
là những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, thường là những cuộc tranh
đấu tự phát, nửa vời, với tinh thần xin-cho, chưa cuốn hút đông đảo quần chúng,
vẫn tin vào sự giải quyết của cấp trên, ít khi mang tính phản kháng, chống lại
đảng và chế độ vốn là nguyên nhân chính.
Một cuộc cách mạng
lại ít tổn thất nhất, tối ưu hiện nay cho Việt Nam, chỉ có thể là cuộc cách
mạng đường phố song song với một cuộc cách mạng nổ ra ngay từ trong lòng chế độ.
Ðiều
kiện tiên quyết cần và đủ cho sự xuất hiện một “Jeltsin Việt Nam” là một cao
trào xuống đường làm rung động ý thức xã hội, đủ thuyết phục để những người
lính tuân theo lệnh vị chỉ huy rằng, họ cầm súng là đứng về phía nhân dân, nhắm
vào những kẻ phản bội.
Nhưng
điều này có vẻ ảo tưởng. Chưa có một phong trào xã hội, thì kinh tế, dẫu suy
thoái, nhưng sẽ không tới mức dân chúng ào ạt xuống đường, cùng lắm cũng giới
hạn ở kêu ca, oán trách.
Nhà
cầm quyền sẽ đàn áp biểu tình thô bạo, nếu có, và sẽ dứt điểm từng vụ việc
trong từng địa phương, không để lan tỏa.
Tuy
nhiên, bối cảnh này có thể thúc đẩy sự thay đổi do có sức ép. ÐCSVN từ kịch bản
một, sẽ thay đổi tiệm tiến theo kịch bản hai. Sẽ hình thành đa đảng nhưng ÐCSVN
vẫn là đảng chi phối các hoạt động xã hội. Ðược tồn tại lực lượng đối lập, một
số sinh hoạt dân chủ được nới lỏng như biểu tình, báo chí tư nhân, nhưng mang
tính hình thức. Mô hình Việt Nam sẽ tựa như của nước Nga dưới thời Putin, nhưng
nguy hiểm hơn vì lệ thuộc vào Trung Cộng. Các phe nhóm “đại gia” sẽ lũng đoạn
chính trị và nắm các ngành kinh tế quốc dân chủ lực. Và như vậy, kịch bản này
nếu xảy ra thì có lẽ sau khoảng một thập niên nữa.
Ðây
là một bất hạnh cho dân tộc, từ chế độ toàn trị Cộng Sản, chuyển sang chế độ
độc đoán, chuyên quyền. Nhưng tình hình này không duy trì lâu dài, do tính cạnh
tranh vì đố kị của người Việt, các lực lượng đối lập sẽ lớn mạnh trong vòng một
hai thập niên và lộ trình dân chủ sẽ có cơ hội tiến triển.
Kịch
bản hai cũng phù hợp với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam. Việt Nam
phụ thuộc Trung Cộng, nhưng không phải hoàn toàn. Việt Nam vẫn đánh đu với Hoa
Kỳ, chủ yếu vì quyền lợi kinh tế, nhưng dựa Mỹ để không bị Trung Cộng hiếp đáp
quá đáng. Hoa Kỳ, một mặt không thể bỏ Việt Nam, con bài chiến lược lâu dài về
địa chính trị, quân cờ cơ bản trong cuộc chơi với Trung Cộng, nhưng mặt khác,
chơi cầm chừng, có khoảng cách, không để Việt Nam suy sụp, ngả hẳn vào lòng
Trung Cộng. Các đòi hỏi về nhân quyền được nói tới với mức độ vừa phải, trong
khi vẫn hỗ trợ về kinh tế.
Hoa
Kỳ theo đuổi chính sách chấp nhận sự thay đổi nội bộ của ÐCSVN, hơn là một cuộc
cách mạng mang tính lật đổ.
Trong
một tình huống khác, có thể đột biến nếu tình hình tại Trung Cộng thay đổi,
nhưng thập niên tới với Tập Cận Bình không cho thấy một bức tranh khả dĩ nào về
dân chủ của Trung Cộng.
No comments:
Post a Comment