Thứ
bảy, ngày 23 tháng ba năm 2013
Tôi đã từng nghĩ, trong mọi cuộc đấu
tranh đều có sự “phân công lao động”: Có người thì luôn ở tuyến đầu, trực diện
chiến đấu, thậm chí giáp lá cà với đối phương; có người luôn ở vị trí nhân viên
tình báo, âm thầm và lặng lẽ đưa thông tin của đối phương về cho quân mình. Vai
trò của nhân viên tình báo vô cùng quan trọng, nhất là khi thông tin trở thành
thứ vũ khí lợi hại nhất.
Trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ
cũng vậy, tôi đã từng tin là có những người đóng vai trò “điệp viên hoàn hảo”
như thế. Đó là lý do để tôi viết bài “Giọt nước mắt của lề phải”,với
những câu này: “Nhưng dù thế nào đi nữa, (…) vẫn luôn có những nhà
báo lề phải ngày đêm lặng lẽ mang những gì tốt đẹp nhất mình có thể tìm được
đến cho độc giả. Tôi kính phục họ - những nhà báo trung thực, giấu sự phản
kháng vào trong thầm lặng. (…) Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả
những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng
nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu”.
Nhưng ngay cả khi viết những dòng như
thế, tôi cũng vẫn nghĩ rằng, sẽ đến một lúc mà mỗi ngườ iở cái cương vị “lề
phải” ấy phải lựa chọn: Đứng về phía sự tiến bộ, vì nhân dân, hay đứng về phía
cường quyền, chống lại nhân dân? Sẽ đến một lúc mà sự im lặng trở thành đồng
loã với tội ác, sự “đóng giả, vào vai nhà tình báo hai mang” là sự dối trá, và
cái lập luận “phải nhẫn nhục ở trong chúng nó để đánh phá chúng nó từ bên
trong” trở thành bao biện. Đó chính là khi mà, không có những thông tin của
anh, người ta cũng chẳng thiếu thông tin; không có sự “hỗ trợ” từ anh, người ta
cũng chẳng chết. Anh không thể lấy cớ “tôi phải ẩn mình, phải giả vờ giống như
chúng nó, để bọc lót, hỗ trợ anh em” để biện minh cho sự hèn nhát, kém cỏi hay
phản bội của mình được.
Hành động của ông Nguyễn Đình Lộc khi trả lời chương trình
Thời sự 19h của VTV hôm 22/3 cũng vậy, không có gì biện minh cho ông được. Điều duy nhất mà tôi có thể khẳng
định theo hướng có lợi cho ông, đó là, từ góc nhìn của một phóng viên, tôi biết
phóng sự này của VTV có sự cắt và ghép hình ảnh, lời nhân vật (ít nhất là sử
dụng nhiều hình chèn vào đoạn phỏng vấn). Nhưng điều đó chỉ thuần tuý là kỹ
thuật, chứ không ảnh hưởng gì đến suy nghĩ, đến thông điệp mà ông Lộc truyền
tải đến khán giả, thông điệp ấy là “Tôi
không liên quan đến bản Kiến nghị Hiến pháp của ‘một số người’ nào đó”.
Tôi đã từng nghĩ “trong lề phải có
những giọt nước mắt”. Tôi cũng đã từng nghĩ “sẽ đến một thời điểm mà sự hai
mang, hai mặt không còn có thể được chấp nhận nữa”. Và tôi sợ rằng thời điểm ấy
đã đến rồi.
No comments:
Post a Comment