Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-03-22
2013-03-22
Nhóm 14 thanh niên
Công giáo và Tin Lành bị tòa án kết tội hoạt động hay âm mưu lật đổ chính quyền
hiện đang phải thụ án. Thế nhưng thân nhân họ kiên trì chuyển tải khẳng định
không phạm tội của những người trong cuộc.
Điều đó nhận được sự
ủng hộ mạnh mẽ của nhiều người cả trong và ngoài nước.
Ủng hộ mạnh mẽ
Thông
tin từ thân nhân của những thanh niên Công giáo và Tin Lành bị đưa ra tòa án ở
Vinh hồi hai ngày 8 và 9 tháng giêng vừa qua cho biết cuộc vận động lấy chữ ký
cho Bản Lên tiếng yêu cầu trả tự do cho những người bị kết án bất công cho đến
ngày 12 tháng 3 vừa qua đã đạt con số hơn 28 ngàn người.
Hầu
như tất cả những người được nhóm tiếp xúc đều cho biết họ ủng hộ việc làm của
những người đó và như thế không thể kết án những thanh niên đó với những bản án
nặng nề như vừa qua. Những người tham gia ký tên còn cho biết những thông tin
mà phía chính quyền đưa ra về các hoạt động của những thanh niên bị kết án là
không chính xác, không đáng tin cậy.
Ngoài
việc tìm sự đồng tình của những người dân khác, thân nhân của những người còn
bị tù tội oan ức còn đến với những đại sứ quán ở Việt Nam để trình bày vấn đề
và tình cảnh của người thân họ đang phải chịu trong nhà tù của chính quyền Việt
Nam.
Hồi
ngày 14 tháng 3 vừa qua, tại đại sứ quán Canada đã diễn ra cuộc tiếp thân mật
những người đại diện cho một số thanh niên trong nhóm 14 người bị kết tội.
Thông tin cho biết ngoài đại diện của đại sứ quán Canada còn có đại diện của
các sứ quán khác ở Hà Nội tham gia là Mỹ, Anh, Na Uy và Thụy Sĩ.
Anh Hồ Văn Lực, em
trai của anh Hồ Đức Hòa, người bị tuyên án 13 năm tù, cho biết lại việc tiếp
thu ý kiến của nhóm đại diện và chia xẻ của phía đại diện những đại sứ quán hồi
ngày 14 tháng 3 vừa qua:
“Tất
cả các đại sứ quán hoan nghênh tinh thần nói lên sự thật. Họ cũng nói là tìm
mọi cách để đưa ra tiếng nói để chính quyền Việt nam trả tự do (cho những anh
em) và tôn trọng những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.”
Không
phải chỉ riêng trong nước mà ở Thụy Sĩ hồi ngày 21 tháng 3, một phái đoàn của
nhóm có tên Consunam chuyên theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam từ những
năm 1990 đến nay cũng đến gặp cơ quan phụ trách theo dõi đặc biệt của Liên Hiệp
Quốc tại Geneva để trao bản lên tiếng kêu gọi trả tự do cho 14 thanh niên Công
giáo và Tin Lành.
Ông Nguyễn Tăng Lũy,
thuộc nhóm Consunam, có mặt trong phái đoàn đến cơ quan phụ trách theo dõi đặc
biệt của Liên Hiệp Quốc nói về cuộc làm việc đó như sau:
“Hai
báo cáo viên đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ các Nhà tranh đấu nhân quyền của Liên
Hiệp Quốc tiếp chúng tôi. Cuộc trao đổi diễn ra chừng 1 tiếng 15 phút. Đặc biệt
chúng tôi trao được Bản lên tiếng yêu cầu trả tự do cho 14 thanh niên yêu nước,
với số chữ ký 28.500 chữ ký - một bộ hồ sơ rất đầy đủ. Hai người tiếp đón chúng
tôi rất ngạc nhiên về số chữ ký mà chính gia đình những người bị tù gom góp
được trong vòng khoảng 3 tháng. Cuộc nói chuyện rất tốt đẹp và đi vào chi tiết
để thực hiện một số việc sau này.”
Chính quyền từ
khước
Hình ảnh các thanh
niên công giáo được dán trên tường xung quanh khu vực toà án hôm 09.01.2013.
File photo.
Theo
thân nhân của những người đang phải thụ án tù thì từ khi bị bắt từ những tháng
8, 9 và 12 năm 2011 đến sau khi xử án, họ vẫn chưa được cho phép gặp mặt thăm
nuôi thân nhân của họ; ngoại trừ một vài anh em không kháng án thì được cho gặp
mặt thân nhân.
Chị Nguyễn Thị
Phương, em của tù nhân Nguyễn Đình Cương cho biết về điều đó như sau:
“Ba
gia đình không kháng cáo - cô Minh Mẫn, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Văn Oai, thì
được gặp mặt và thăm nuôi.”
Anh Hồ Đức Hòa cho
biết lại những trình bày hồi ngày 14 tháng 3 của nhóm đối với đại diện các sứ
quán ở Hà Nội, khẳng định thân nhân của họ không làm gì có tội:
“Trước
hết các gia đình trình bày rằng những việc làm của các anh là việc làm vô tội.
Các anh là những công dân tốt, phục vụ cho xã hội, mang lại những lợi ích cho
mọi người. Gia đình khẳng định là con cái của gia đình không có tội. Họ đã đối
với với các anh em nhất là trong phiên tòa ngày 8 và 9, một cách bất công với
những bản án nặng nề.”
Với
những lý do đó, hôm ngày 14 tháng 3, sau cuộc gặp đại diện những sứ quán ở Hà
Nội, nhóm đại diện cho thân nhân bị tù cũng đã đến tại văn phòng chủ tịch nước
để trình bày nguyện vọng của họ; thế nhưng họ không được toại nguyện.
Chị Nguyễn Thị
Phương nói về điều đó:
“Ở
văn phòng chủ tịch nước, trực ban không cho vào.”
Và anh Hồ Đức Hòa
xác nhận:
“Khi đến người bảo vệ hỏi có thủ tục nào
không; chúng tôi nói không nên họ nói không thể giải quyết được gì.”
Ngoài
tình hình của nhóm 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành đang phải thụ án do
những hoạt động xã hội - nhân đạo của họ bị chính quyền cho là âm mưu hay hành
động để lật đổ chính quyền, một luật sự công khai lên tiếng cho nhân quyền và
các vấn đề công bằng xã hội khác tại Việt Nam là luật sư Lê Quốc Quân và một
người em trai cũng đang bị giam giữ, gia đình không được gặp mặt. Lý do mà phía
chính quyền đưa ra là hai người này bị bắt tạm giam để điều tra về tội trốn
thuế.
Vụ
việc này làm nhiều người không khỏi nhớ đến trường hợp của blogger Điếu Cày -
Nguyễn Văn Hải. Ông này đầu tiên bị bắt cũng với tội danh trốn thuế; nhưng sau
khi mãn án tù về tội trốn thuế bị chuyển ngay sang tội danh tuyên truyền chống
Nhà Nước và rồi bị đối xử bất công, bị kết án 12 năm tù giam.
Hồi
ngày 13 tháng 3 một liên minh các tổ chức phi chính phủ ra thông cáo kêu gọi
Liên Hiệp Quốc can thiệp thúc ép nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho luật sư Lê
Quốc Quân.
Theo
các tổ chức theo dõi nhân quyền thì những người dám công khai bày tỏ chính kiến
bất đồng với nhà cầm quyền lâu nay bị nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù một cách tùy
tiện, trái với những công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
No comments:
Post a Comment