Hoàng Hạnh (Đất Việt Online)
Cập nhật lúc 06:12, 03/03/2013
(ĐVO)
- “Quyết định bỏ môn Văn khi thi tuyển nói
trên chứng tỏ Bộ chỉ muốn đào tạo nên những người thợ vô cảm, chỉ chăm chăm tới
những thao tác kỹ thuật chứ không muốn đào tạo nên những nghệ sĩ có tâm hồn” –
ý kiến của GS Chu Hảo.
“Ngày xưa không hiểu thầy giáo môn Văn giảng thế nào mà chúng tôi rất ham mê những bài văn học sử, ca dao tục ngữ, đến thơ văn thời Lý thời Trần. Có rất nhiều bài ca dao, câu tục ngữ, bài thơ khiến chúng tôi nhớ từ thưở mười mấy tuổi ấy đến bây giờ. Thời đó chúng tôi học cách nhìn nhận cuộc đời say mê và trong sáng như thế. Tôi thấy thật đáng tiếc khi không nhiều học sinh thời này thích học Văn”.
GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ bắt đầu câu chuyện với chúng tôi xung quanh chuyện Bộ Giáo dục “đuổi” môn Văn ra khỏi các môn thi vào các trường văn hóa-nghệ thuật. Ông cho rằng, coi nhẹ môn Văn là một quyết định tùy tiện vô trách nhiệm.
PV: - Người ta vẫn nói, học Văn là học làm người, nay Bộ cho bỏ thi môn Văn, chỉ xét tuyển dưa trên điểm thi tốt nghiệp, theo ông, liệu có phải do Bộ GD thừa tự tin trong việc dạy và học Văn ở cấp THPT?
“Ngày xưa không hiểu thầy giáo môn Văn giảng thế nào mà chúng tôi rất ham mê những bài văn học sử, ca dao tục ngữ, đến thơ văn thời Lý thời Trần. Có rất nhiều bài ca dao, câu tục ngữ, bài thơ khiến chúng tôi nhớ từ thưở mười mấy tuổi ấy đến bây giờ. Thời đó chúng tôi học cách nhìn nhận cuộc đời say mê và trong sáng như thế. Tôi thấy thật đáng tiếc khi không nhiều học sinh thời này thích học Văn”.
GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ bắt đầu câu chuyện với chúng tôi xung quanh chuyện Bộ Giáo dục “đuổi” môn Văn ra khỏi các môn thi vào các trường văn hóa-nghệ thuật. Ông cho rằng, coi nhẹ môn Văn là một quyết định tùy tiện vô trách nhiệm.
PV: - Người ta vẫn nói, học Văn là học làm người, nay Bộ cho bỏ thi môn Văn, chỉ xét tuyển dưa trên điểm thi tốt nghiệp, theo ông, liệu có phải do Bộ GD thừa tự tin trong việc dạy và học Văn ở cấp THPT?
GS Chu Hảo: - Chương trình giảng dạy môn Văn và kết quả thực sự của
học sinh bậc phổ thông còn rất nhiều điều đáng lo ngại. Chúng tôi hoàn toàn tin
rằng, Bộ Giáo dục không thể không biết điều đó. Vì thế, việc bỏ thi môn Văn ở
các trường năng khiếu chắc chắn không phải sự lạc quan; rằng, dạy và học Văn
tốt rồi mà đó là sự tùy tiện, sự thiếu nghiêm túc.
Việc bỏ thi môn Văn vào các trường năng khiếu là một sự bất hợp lý nghiêm trọng, chứ không chỉ là một việc làm tùy tiện thông thường. Bất kỳ ngành học nào đều cần một nền hiểu biết văn hóa nói chung, chưa nói đến các ngành văn hóa nghệ thuật, nơi đào tạo những người sẽ truyền đạt giá trị nhân văn, tốt đẹp thông qua tâm hồn. Tôi xin nói thẳng rằng, quyết định bỏ môn Văn khi thi tuyển nói trên chứng tỏ Bộ chỉ muốn đào tạo nên những người thợ vô cảm, chỉ chăm chăm tới những thao tác kỹ thuật chứ không muốn đào tạo nên những nghệ sĩ có tâm hồn.
PV: - Nhiều vị hiệu trưởng khối các trường năng khiếu lập luận, bỏ thi Văn sẽ giúp các trường không sót nhân tài. Ông bình luận như thế nào về lập luận trên?
GS Chu Hảo: - Không bao giờ có chuyện năng khiếu thuần túy lại trở thành nhân tài mà không cần môn Văn. Những người có tài năng thật sự trước hết và nhất thiết phải có tinh thần nhân văn, đặc biệt là lòng trắc ẩn. Chỉ có thế tác phẩm của họ mới đi đến được với công chúng. Đương nhiên nội dung học Văn và thi Văn còn nhiều vấn đề nhưng nếu gạt hẳn nó ra thì chắc chắn là điều tệ hơn.
Một điểm cần nói thêm ở đây là, Bộ Giáo dục nói sẽ căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp phổ thông để xét tuyển. Vậy các môn khác thì sao? Cùng lập luận như vậy thì có thể bỏ thi môn Toán các khối A, B, D, bỏ thi môn Văn các khối C, D…
Việc bỏ thi môn Văn vào các trường năng khiếu là một sự bất hợp lý nghiêm trọng, chứ không chỉ là một việc làm tùy tiện thông thường. Bất kỳ ngành học nào đều cần một nền hiểu biết văn hóa nói chung, chưa nói đến các ngành văn hóa nghệ thuật, nơi đào tạo những người sẽ truyền đạt giá trị nhân văn, tốt đẹp thông qua tâm hồn. Tôi xin nói thẳng rằng, quyết định bỏ môn Văn khi thi tuyển nói trên chứng tỏ Bộ chỉ muốn đào tạo nên những người thợ vô cảm, chỉ chăm chăm tới những thao tác kỹ thuật chứ không muốn đào tạo nên những nghệ sĩ có tâm hồn.
PV: - Nhiều vị hiệu trưởng khối các trường năng khiếu lập luận, bỏ thi Văn sẽ giúp các trường không sót nhân tài. Ông bình luận như thế nào về lập luận trên?
GS Chu Hảo: - Không bao giờ có chuyện năng khiếu thuần túy lại trở thành nhân tài mà không cần môn Văn. Những người có tài năng thật sự trước hết và nhất thiết phải có tinh thần nhân văn, đặc biệt là lòng trắc ẩn. Chỉ có thế tác phẩm của họ mới đi đến được với công chúng. Đương nhiên nội dung học Văn và thi Văn còn nhiều vấn đề nhưng nếu gạt hẳn nó ra thì chắc chắn là điều tệ hơn.
Một điểm cần nói thêm ở đây là, Bộ Giáo dục nói sẽ căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp phổ thông để xét tuyển. Vậy các môn khác thì sao? Cùng lập luận như vậy thì có thể bỏ thi môn Toán các khối A, B, D, bỏ thi môn Văn các khối C, D…
PV: - Xét trên bình diện xã hội, dư luận không khỏi cảm thấy có nhiều điều cắc cớ với quyết định này của Bộ Giáo dục Đào tạo vì hiện đang xảy ra ngày càng nhiểu biểu hiện vô cảm, làm ngơ không cứu giúp người bị nạn. Môn Văn bị thất sủng trong khi bệnh vô cảm lên ngôi, theo ông, làm thế nào để có một lối thoát cho xã hội hiện nay?
GS Chu Hảo: - Khi người ta coi thường môn Văn, người ta đã coi thường khía cạnh quan trọng nhất để hình thành một con người tử tế. Có thể nói, điều này cũng nằm trong xu thế xuống cấp về văn hóa đạo đức của xã hội nói chung, chứ không đơn thuần là một biểu hiện riêng lẻ.
Bệnh vô cảm có nguồn gốc rất sâu xa, bởi những giá trị truyền thống đảo lộn và hệ thống thang bậc mới đang được xã hội chấp nhận lại đề cao tiền bạc, lợi ích vật chất. Muốn chữa lành vô cảm, phải chỉnh lại thang giá trị xã hội. Mà muốn làm điều đó thì phải có một cuộc cách mạng thật sự trong giáo dục.
Như tôi đã nói rất nhiều lần, hệ thống giáo dục quốc dân bị chi phối bởi ba thành phần quan trọng: giáo dục trong nhà trường, giáo dục xã hội chủ yếu thông qua truyền thông và giáo dục gia đình. Hiện cả ba thành tố cấu thành này đều đang chứa đựng nhiều mâu thuẫn và bất cập.
Trong giáo dục nhà trường, chúng ta đều phải thừa nhận thực tế là, ngay từ mẫu giáo, các em đã biết bố mẹ đi chạy trường chạy lớp, đưa phong bì để chúng được vào trường tốt, lời khen tặng chúng nhận được không hẳn chỉ phụ thuộc vào năng lực mà có khi còn vào cả ví tiền của mẹ cha. Không thể đòi hỏi nền giáo dục ấy đào tạo ra một lớp người có nhân cách tốt.
Trong xã hội hiện nay có rất nhiều biểu hiện cho thấy rằng, người ta thật thà, tử tế khó tồn tại được, người ta phải dối trá. Tôi từng tham gia một cuộc trao đổi trên VTV6 về tình trạng giả dối, theo đó, 49/50 em có mặt nhận thức rằng, tình trạng giả dối trong xã hội là nghiêm trọng.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, mấy chục năm nay nền giáo dục càng ngày càng xuống cấp và khủng hoảng. Giờ chỉ còn cách mỗi người cố gắng đóng góp ý kiến để tạo nên dư luận xã hội mạnh mẽ đòi hỏi phải có một cuộc cải cách giáo dục toàn diện và triệt để chứ không còn cách nào khác nữa.
PV: - Nhiều ý kiến cho rằng, nước Nga đã phải trải qua những khủng hoảng về thang giá trị xã hội như Việt Nam nhưng dường như họ xoay xở tốt hơn chúng ta. Là một người từng học nhiều năm ở Nga, liệu ông có thể lý giải điều này như thế nào?
GS Chu Hảo: - Một phần lớn là nhờ văn hóa và giáo dục. Nền văn hóa của Nga vững chãi hơn và được lưu giữ trong nhiều loại hình nghệ thuật trong đó có văn chương nên dù sự bất cập của thể chế dù có hủy hoại méo mó nhưng họ vẫn giữ được nền tảng của mình.
Hoàng Hạnh (ĐVO)
TIN
LIÊN QUAN :
No comments:
Post a Comment