Monday, 4 March 2013

CỘNG SẢN VIỆT NAM KẸT CỨNG (Vi Anh)




03/04/2013

Tưởng dễ ăn như hồi trước, Đảng CSVN mở chiến dịch kêu gọi “quần chúng nhân dân” góp ý sửa đổi Hiến Pháp. Nhưng CSVN đâu có dè bây giờ CSVN thua trí, thua kế của người dân Việt bị trị. Dân chúng VN, người dân Việt, tương kế tựu kế biến cuộc góp ý thành chiến dịch đấu tranh hợp pháp cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Người dân Việt yêu cầu bỏ điều 4 Hiến Pháp qui định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với toàn xã hội. Một cú tuyệt chiêu của ngưới dân Việt nhắm vào tử huyệt của CSVN.

Từ lâu, từ ngày theo đảng cho đến khi Đảng đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Nguyễn phú Trọng coi Đảng CSVN là “cha thiên hạ”, dưới cái vỏ sơn son thếp vàng tuyên truyền gạt dân, CS là đội tiên phong của nhân dân - dù không người dân nào ủy nhiệm cho Đảng, và đảng viên gia nhập Đảng chẳng người dân nào hay. Nên Nguyễn phú Trọng và cán bộ, đảng viên CS đã quen ra lịnh, bắt dân nghe, dân làm. CS không dè kỳ này ra lịnh dân góp ý, sửa đổi Hiến Pháp, thì dân không làm theo ý Đảng để củng cố quyền lực mà Đảng đã mạo nhận. Trái lại dân chúng VN lại đòi hỏi bỏ điều 4 Hiến Pháp, là gián tiếp đánh vào tử huyệt của CS.

Hơn ai hết CS biết nếu bỏ điều 4 Hiến Pháp là tiêu diêu sinh mạng chánh trị của Đảng CS. Nếu không có điều này, cán bộ đi chạy xe lôi, xích lô dân chúng còn chống nữa, chớ đừng nói được làm chủ tich này, bí thư nọ, bộ trưởng kia, giám đốc đó để ăn trên ngồi trước, ở nhà mát ăn bát vàng như bây giờ.

Nên khi một số nhân sĩ trí thức vận động được 6000 chữ ký yêu cầu đa đảng, đa nguyên, tung ra vào ngày 19/1/ 2013, thì Tổng Bí Thư CSVN chạm nọc, tẩu hoả nhập ma, nói quàng nói xiêng. Tại tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tại Hà Nội ngày 27/02/2013, vuốt đuôi Tổng Bí Thư, báo động phải đề cao cảnh giác về việc “lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước».

CSVN còn trả thù vặt, làm một việc ruồi bu kiến đậu đối với một người góp ý nữa. Chỉ một ngày sau khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết một bài trên internet phê bình TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. CS sa thải anh khỏi tờ báo, với lý do «vi phạm Quy chế hoạt động của báo và Hợp đồng lao động».

Dù bể chén cơm, nhà báo này vẫn nói tiếng nói lương tâm của người dân Việt. Anh viết trên mạng «Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng».Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng khái nói tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam «không có tư cách» để nói về những điều này «với nhân dân cả nước», «những ý muốn trên đây chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng» và «chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay». Anh muốn «bỏ điều 4 Hiến pháp» qui định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với toàn xã hội, «lập một Hiến pháp mới(…)thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam», «ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình tiến bộ của dân tộc Việt Nam»…

TBT Nguyễn phú Trọng và hàng ngũ lãnh đạo trung ương Đảng CSVN đang chới với trước phản ứng của nhân sĩ trí thức và chuyên môn trong đó có nhà báo Nguyễn Đức Kiên, thì tôn giáo xuất hiện. Hội đồng Giám mục Việt Nam yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp qui định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tổ chức lãnh đạo Công Giáo VN sáng sớm ngày 01/03/2013, trao thư góp ý về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Không phải yêu cầu bỏ điều 4 Hiến Pháp không thôi, mà Hội Đồng Giám Mục còn yêu cầu Hiến pháp mới phải minh thị qui định quyền của con người, tiêu biểu như quyền tự do ngôn luận, phải ghi rõ ra là «mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình».

Hội đồng Giám mục còn yêu cầu Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển...

Về lý do bỏ điều 4 Hiến Pháp, Hội Đồng Giám Mục góp ý viết: «Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân.»

Ngoài ra về tổ chức công quyền, Hội Đồng Giám Mục nhận thấy dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước. Theo đó cần phải có sự độc lập giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền.

Hội Đồng thắc mắc tại sao là bản dự thảo Hiến pháp không có chương nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền, trong khi đây là người nắm quyền hành cao nhất ở Việt Nam, chiếu theo dự thảo Hiến pháp.

Do vậy, Hội đồng Giám mục yêu cầu «xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào».

Những sự kiện và thời sự nêu trên cho dân chúng trong nước đã, đang làm tất cả những gì có thể làm, và không tư bỏ cơ hội nào để giánh lại những quyền sống bất khả tương nhượng của mình mà CS đã tước đoạt và mạo nhận. Cuộc đấu tranh trong lòng địch, việc bám thắc lương địch để đấu, tương kế tưu kế để làm – là việc làm rất khó, khổ, nguy.

Trong khi đó ở hải ngoại, người Việt có quá thừa tự do, dân chủ, mà nhiều khi đi sinh hoạt cho tự do, dân chủ cho đồng bào ở nước nhà VN- mà có người sợ CS cho người chụp hình nhìn mặt đi về VN chơi không được, hay làm biếng đi. Như thế kể ra cũng thiếu trách nhiệm với quốc gia dân tộc đang đau khổ vì CSVN./. (Vi Anh)




No comments:

Post a Comment

View My Stats