Wednesday, 6 March 2013

CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM BỊ TẤN CÔNG DỒN DẬP TRONG CUỘC TRANH LUẬN HIẾM THẤY (Chris Brummit - ABC NEWS/AP)




Chris Brummit
ABC NEWS /  Associated Press, 01/03/2013

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam luợc dịch
Posted by basamvietnam on 07/03/2013

Các nhà phê bình tấn công dồn dập Chính phủ Việt Nam trong cuộc tranh luận hiếm thấy


Các nhà lãnh đạo của Việt Nam tìm cách tăng tính hợp pháp đang bị suy giảm của mình bằng cách yêu cầu công chúng cho các đề xuất về cải cách hiến pháp. Những gì họ đã thay vào đó họ nhận được những chỉ trích công khai hiếm thấy về chế độ độc đảng (tại Việt Nam), một nhà báo bị đuổi việc đã trở nên một thanh niên nỗi tiếng vì ý kiến bất đồng chính kiến của anh, và một bài học khác về việc Internet đã làm thay đổi các quy tắc của sự điều hành đất nước .

Làn sóng chỉ trích đã đặt ban lãnh đạo Đảng Cộng sản vào thế chống đở, dồn áp lực lên họ trong bối cảnh bất mãn lan rộng về sự tham nhũng của các viên chức cao cấp và một nền kinh tế bị trì trệ. Những người đứng sau của những phê phán đó – một nhóm các trí thức và cựu quan chức – nói rằng họ không có ý định ngừng việc làm này của họ.

“Nhiều đồng bào, chiến sĩ của chúng tôi đã hy sinh để xây dựng chế độ hiện nay”, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch của một tổ chức do Đảng Cộng sản điều khiển tại thành phố Hồ Chí Minh nói. “Đi ngược lại các quyền của người dân là không thể được chấp nhận sau khi máu đã bị đổ để giành lại chúng cho người dân.”

Ông Lê Hiếu Đằng và 71 người khác đã phổ biến một bản dự thảo hiến pháp do họ đề xuất trên Internet để đáp ứng yêu cầu của chính phủ cho phép ​​dân chúng đóng góp ý kiến v dự thảo sữa đổi hiến pháp. Nhóm nhân sĩ và trí thức cũng giao tận tay một bản sao cho Ủy ban chịu trách nhiệm sửa đổi hiến pháp, mà lần đầu tiên trong 20 năm hiến pháp này mới được tu chính lại.

Phiên bản của nhóm này đề nghị loại bỏ Điều 4 – trong đó quy định rằng Đảng Cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất ở trong nước – và kêu gọi nhiều thay đổi khác mà các quan chức cầm quyền cộng sản thật sự không thích như đề nghi có các cuộc bầu cử tự do và có quyền tự do truyền thông báo chí. Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (nhóm 72 nhân sĩ trí thức) đã lan tràn nhanh chóng trên các blog trong một quốc gia có hơn một phần ba của 87 triệu người sử dụng internet trực tuyến, làm khấy động thêm cho cuộc tranh luận (thay đổi hiến pháp).

Người đứng đầu của Ủy ban sửa đổi hiến pháp nói rằng những vị nhân sĩ và trí thức uy tín này đã đi quá xa.

“Lợi dụng việc thu thập ý tưởng về sửa đổi hiến pháp để tuyên truyền và vận động nhân dân chống đối đảng và nhà nước … cần phải được kiên quyết ngăn chặn,” Nguyễn Sinh Hùng cho biết trong một cuộc họp được chiếu trên truyền hình nhà nước vào tối thứ Tư.

Chính phủ đã yêu cầu dân chúng đưa ra các đề xuất về sửa đổi hiến pháp, được thông báo sâu rộng trên các cơ quan truyền thộng và báo chí vào tháng Giêng, cho biết rằng dân chúng sẽ có ba tháng để làm việc này và đã mở một trang bình luận riêng trên trang web của chính quyền. Bảy mươi hai vị nhân sĩ và trí thức uy tín đã dùng cơ hội này để thử nghiệm mức độ giới hạn về sự sẵn sàng của chính phủ cho việc tranh luận công khai. Hơn 6.000 người đã ký tên ủng hộ phiên bản hiến pháp mới của nhóm được phồ biến trực tuyến trên các blogs xã hội.

“Chúng ta cần có các cuộc thảo luận công khai. Tại sao các ý tưởng đề nghị của nhà nước thì được công bố rành mạch trên các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng lại không công bố những đề nghị nghiêm chỉnh của chúng tôi.” Ông Lê Hiếu Đằng cho biết qua điện thoại từ thành phố Hồ Chí Minh. “Chúng tôi sử dụng Internet.”

Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, nhưng vẫn giữ một hệ thống chính trị độc đảng khép kín và hiếm khi cho phép công khai bất đồng chính kiến. Những người bất đồng chính kiến thông thường đều bị nhà nước cộng sản Việt Nam kết án tù nhiều năm. Internet đã mở ra những con đường mới cho những người đối lập với chính phủ, qua đó thảo luận về những phương cách khác để điều hành đất nước. Trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam cũng có những căng thẳng giữa những đảng viên cấp tiến và bảo thủ. Họ cũng tìm ra cách riêng của mình để tham gia đóng góp ý kiến tích cực trên các blog xã hội.

Hôm thứ ba, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải bởi lãnh đạo của tờ báo nhà nước (báo Gia Đình & Xã Hội) nơi anh ấy làm việc khi anh viết phổ biến trong blog của anh bài phê phán gắt gao việc Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam công kích nặng nể những người lên tiếng kêu gọi cải cách hiến pháp sâu rộng hơn. Hành động này của anh Kiên đã đưa anh trở thành một người thanh niên trẻ biểu tượng của những người đối lập với chính phủ.

Trong khi việc bám chặc quyền lực của chính quyền (cộng sản Việt Nam) coi như là vững chắc trong lúc này, sự nở rộ của các cuộc thảo luận chính trị công khai có thể làm tệ hại thêm một cảm giác khủng hoảng trong giới lãnh đạo cộng sản chóp bu.

“Các vị lãnh đạo đảng đã mất kiểm soát đối với cuộc thảo luận công khai (thay đồi hiến pháp). Dù muốn hay không, hiện đang có tại Việt Nam một cuộc tranh luận công khai về hiến pháp, ngay cả nhửng đảng viên cộng sản kỳ cựu cũng tích cực tham gia dóng góp ý kiến”, ông Jonathan D. London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành phố Hồng Kông nói. “Ngăn cấm, bịt miệng ( thảo luận thay đổi hiến pháp) vào thời điểm này là việc làm không dễ dàng đâu.”

Chính phủ đang tiến hành sửa đổi hiến pháp, lần đầu tiên kể từ năm 1992, nêu ra lý do là cần thiết để giúp tăng tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.

Thay đổi quan trọng nhất trong bản dự thảo trên trang web của chính phủ là việc loại bỏ các quy định về khu vực hoạt động kinh tế của nhà nước “đóng vai trò dẫn đầu” trong nền kinh tế quốc gia. Điều đó cho thấy rằng chính phủ có thể tháo dỡ những doanh nghiệp nhà nước đầy dẫy tham nhũng và không hiệu quả nhưng lại ngốn hầu hết nguồn tiền của ngân sách quốc gia, và những tập đoàn này bị tố cáo là kẽ đã gây ra những khó khăn về kinh tế của đất nước hiện nay.

Nguồn: ABC NEWS/AP




FAQ đã nói
“Chính quyền Việt Nam bị tấn công dồn dập trong cuộc tranh luận hiếm thấy”:
Khi thế giới thật sự ngạc nhiên về những thay đổi hiện nay trong thái độ của dân chúng với chính quyền tại VN, thì từ góc độ người trong cuộc, chúng ta thử đi tìm lý do cho việc trên và qua phân tích sẽ dần thấy được một bức tranh toàn cảnh hơn.
Nếu dựa trên một câu châm ngôn là “Nobody is perfect”, tức là không ai hoàn hảo cả, thì một chính quyền không phải dân cử dù tồi tệ về điểm này, nhưng ít ra phải được về điểm khác để cho dân chúng (ít ra là những người ủng hộ) có thể vin vào đó để bào chữa hoặc làm lơ cho họ.
Năm 1975, những người dân vừa được giải phóng ở miền Nam VN thấy rằng sao những lãnh đạo “Cách mạng” vừa từ cứ về (một cách gọi căn cứ trong rừng hay trên núi) thành phố với những đôi dép lốp và áo còn khét mùi thuốc súng lại có trình độ kiến thức (cả kỹ trị lẫn hàn lâm về mọi mặt) có vẻ thấp quá, họ có vẻ “dốt” quá, nhưng lúc đó họ còn hào quang của cái gọi là dám đổ máu trực tiếp để chống lại thực dân hay đế quốc để dành độc lập…, là bề dày của mấy chục năm xẻ dọc Trường Sơn vì lý tưởng, do đó không có điều kiện để học tập và tất cả những cái đó biện minh cho cái “trình độ kém” hay “dở”của họ.
Hơn ba mươi năm sau chiến tranh, tập hợp những lãnh đạo Cách mạng hay Cộng sản đang nắm quyền bây giờ ra sao? Câu chuyện cổ tích về “lòng yêu nước và sự hy sinh bằng mọi giá kể cả mạng sống mình cho lý tưởng” đã không còn nữa, nếu không muốn nói là phần lớn đã bị xóa sổ. Một thí dụ cụ thể nhất là chính sách khiếp nhược và thậm chí một số biểu hiện muốn chớm đầu hàng trước kẻ thù phương Bắc hiện nay (kẻ thù này còn nguy hiểm và xảo trá hơn những kẻ thù thực dân đế quốc trước đây nhiều lần). Những căn hầm nhỏ ngày xưa dành cho Võ Văn Kiệt hoặc Trần Bạch Đằng… (những thủ lãnh kháng chiến lớn nhất phía Nam thời trước) bây giờ làm sao chứa nổi những tấm thân bệ vệ, béo tốt của các vị Ủy viên TƯ Đảng hay những thành viên ký sinh trong các nhóm lợi ích của họ đầy dẫy trên đất nước này.
Họ , tuyệt đại đa số, cũng không hề có khả năng kỹ trị xuất sắc hơn tầng lớp trí thức ngoài Đảng và ngoài chính quyền. Đa số đi lên cao nhờ một cơ chế sàng lọc qua cơ cấu, lợi ích nhóm, và đặc biệt là mua bán chức vụ (một tác nhân có sức hủy diệt ghê gớm nhất một chính quyền, cho dù chính quyền đó có khởi điểm thuận lợi bao nhiêu đi nữa). Đa số trong họ không biết ngoại ngữ và các kỹ năng quản trị, lãnh đạo tối thiểu cần có trong lãnh vực mình phụ trách (mà Thủ tướng (xuất thân y tá) Nguyễn Tấn Dũng là một điển hình khi ông ta được Đảng tin cậy và giao làm Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước VN trong khi chưa biết rõ mặt mũi một báo cáo tài chính của một công ty cỡ vừa là thế nào. Đa số họ có các bằng cấp giả hiệu (dạng tại chức cho cán bộ cao cấp) do các Hiệu trưởng đảng viên dưới quyền ký tên và đóng dấu.
Khi không còn dựa trên câu chuyện cổ tích cũ về lòng yêu nước, khi không còn chứng tỏ được mình là tập hợp của những tinh hoa kỹ trị trong điều kiện thời bình, thì cái còn lại mà một Đảng, một Chính quyền độc tài và không dân cử vẫn còn có thể vớt vát biện minh cho tính chính đáng (dù mị dân) của mình là họ có đạo đức hơn người dân bình thường. Về điểm này thì người dân VN có một sự nhất trí khá cao khi thiên về ý nghĩ có vẻ ngược lại hoàn toàn: đa số trong họ bây giờ là những cán bộ tham nhũng, thoái hóa, nói dối, ăn chơi trụy lạc, lập phe lập nhóm triệt hạ lẫn nhau, tàn nhẫn với dân chúng để kiếm chác và lúc nào cũng đặt quyền lợi của mình và phe nhóm lên trên quyền lợi của xã hội (chưa nói cao hơn là quyền lợi Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa…gì đó chẳng hạn).
Khi không còn trông cậy gì nữa vào một trong ba điểm trên, thì tầng lớp lãnh đạo ăn trên ngồi trốc hiện nay chỉ còn có thể chọn lựa một trong những phương án cuối cùng (hạ sách) cho họ là: hoặc phát động và dựa vào “học tập đạo đức Hồ Chí Minh”, hoặc “ăn mày dĩ vãng” trên xương máu của những lớp người trước và của người dân trong một cuộc chiến cách đây gần nữa thế kỷ, hoặc đơn giản và trắng trợn hơn: dùng đến sự áp đặt được luật hóa một cách dễ dãi (không qua trưng cầu dân ý) cho toàn dân xài một cách miễn cưỡng, đó là Điều 4 trong Hiến Pháp và tất cả những thứ gì đó tương tự với điều này.
Và hiện nay, khi điều 4 của Hiến Pháp được bảo vệ một cách mạnh mẽ và quyết liệt một cách bất thường như vậy (mà thậm chí những công thần cột trụ đã khai sinh ra Đảng CSVN cũng chưa bao giờ có thể hình dung được ra cái ngày thảm hại này) thì điều đó (hay điềm đó) báo hiệu thật rõ rệt sự tan rã và cáo chung của chính thể đang đến rất gần, cùng với những vùng vẫy cuối cùng theo bản năng của nó. Và điều đó cũng lý giải được cho những nhận định của giới truyền thông nước ngoài đang quan tâm đến tình hình Việt Nam là “Chính quyền Việt Nam bị tấn công dồn dập trong cuộc tranh luận hiếm thấy”.


hoangdung đã nói







No comments:

Post a Comment

View My Stats