Lê Diễn Ðức
Monday,
March 18, 2013 3:52:20 PM
Dự
án khai thác bauxite Tân Rai-Nhân Cơ do Tập Ðoàn Công Nghiệp Than-Khoáng Sản
(Vinacomin) làm chủ đầu tư đã và đang gây ra một làn sóng tranh cãi trong xã
hội.
Dự
án đầu tư không thuộc loại dự án trình Quốc Hội phê duyệt, nhưng liên quan đến
nhiều thứ nghiêm trọng, ngoài hiệu quả kinh tế, còn có các vấn đề môi sinh, an
ninh quốc phòng, nên có nhiều người phản ứng.
Trong
năm 2009, Tướng Võ Nguyên Giáp ba lần viết thư ba lần can ngăn. Một số tướng
lĩnh khác trong quân đội, công an cũng lên tiếng.
Ngày
26 tháng 5 năm 2009, các đại biểu Dương Trung Quốc, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn
Minh Thuyết, tại kỳ họp của Quốc Hội cũng đã có những ý kiến thẳng thắn, đề
nghị xem xét kỹ lại dự án.
Cùng
lúc đó, kiến nghị ngưng khai thác bauxite Tây Nguyên do Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi
đề xướng đã thu hút hàng ngàn ý kiến ủng hộ của trí thức trong và ngoài nước.
Bất
chấp mọi ý kiến phản đối, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, vẫn “triều kiến”
(chữ của Finance Times) Trung Cộng trọn gói thầu (EPC), giao cho công ty
Chalieco thực hiện. Tháng 11 năm 2008, nhà thầu Chalieco tiến hành khởi công,
dự kiến cuối năm 2010 hoặc đầu năm 2011 có thể đi vào sản xuất.
Theo
kế hoạch, “Tổ hợp bauxite Lâm Ðồng sẽ thu hút khoảng 2,200 lao động, đóng góp
cho ngân sách nhà nước mỗi năm khoảng 700 tỷ đồng, sẽ là động lực lớn thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Ðồng nói riêng và cả nước nói chung”.
Gói
thầu EPC thuộc dự án Bauxite Tây Nguyên là gói thầu lớn nhất và quan trọng nhất
của dự án, được đầu tư theo 2 giai đoạn: Từ 2007-2010 có công suất 600,000 tấn
alumin/năm và giai đoạn 2 sau năm 2015 sẽ nâng công suất lên 1.2-1.8 triệu
tấn/năm.
Nhưng
sau rất nhiều lần “hứa” và “dời”, đến cuối tháng 12 năm 2012 dự án Tân Rai mới
hoàn thành và cho chạy thử, ngày 26 tháng 12, 2012 ra sản phẩm alumin đầu tiên
và đang nỗ lực hoàn thiện quá trình chạy thử để đưa vào sản xuất trong quý
2/2013.
Tối
10 tháng 3, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời trên VTV1 về dự án
bauxite Tây Nguyên và khẳng định rằng, không như sự lo ngại của nhiều người,
việc triển khai các dự án bauxite là “chủ trương đúng đắn, cần thiết, được đảng
và nhà nước xem xét thận trọng”.
Chủ
trương lớn của đảng, “được xem xét thận trọng”, nên dự án được Vinacomin đưa ra
số tiền đầu tư ban đầu là 628 triệu USD, không kể tiền đầu tư đường, cảng tới
hàng ngàn tỷ đồng, nhưng khi bắt tay thực hiện đã điều chỉnh, lên tới 740 triệu
USD. Còn theo ban quản lý dự án Tân Rai thì tỉ giá quy đổi là 800 triệu USD và
mới đây, Bộ Công Thương nói là tăng thêm trên 30% so với dự toán ban đầu, như
vậy là trên 900 triệu USD.
Con
số 900 trệu USD đã vượt quá xa mức mà Quốc Hội phải chuẩn thuận (dưới 600 triệu
USD), nhưng thực tế Quốc Hội cũng chỉ là cơ quan bù nhìn, làm sao cản được dự
án nhân danh “chủ trương lớn của Bộ Chính Trị”. Tiền bạc cho dự án tăng ào ào,
“không thể nói là rủi ro nữa mà là tính hiệu quả đã không còn, hay có thể nói
là sự thất bại của dự án bauxite”.
“Thí
điểm” Tân Rai với số tiền khổng lồ như thế có thể xem là quá đủ, nhưng Bộ Công
Thương và Vinacomin vẫn quyết tâm “thí điểm” thêm Nhân Cơ nữa, cho khởi công
ngày 28 tháng 2 năm 2010, “đã triển khai thực hiện 72/73 hạng mục, toàn bộ
thiết bị chủ yếu đã tập kết đến chân công trình, nhà thầu đang tiến hành lắp
đặt thiết bị, khối lượng hoàn thành đạt khoảng 51%”.
Ông
Nguyễn Thành Sơn, giám đốc công ty Năng Lượng Sông Hồng thuộc Vinacomin, nói
thẳng: “Bộ Công Thương và Vinacomin đã mắc nhiều sai lầm. Có thể Vinacomin đã
bổ sung vào nợ công của Việt Nam hơn 1.2 tỉ USD. Và nếu làm nốt Nhân Cơ thì nợ
công sẽ tăng thêm gần 2 tỉ USD...”
Ông
Vũ Huy Hoàng huênh hoang nói dự án là mở đầu cho ngành công nghiệp nhôm Việt
Nam, nhưng để luyện alumin thành nhôm đòi hỏi một lượng điện rất lớn, mà điện
giá rẻ hiện nay là vô phương. “Việt Nam mơ đến công nghiệp nhôm cũng giống như
mơ về giá điện 600 đồng/KWh; hằng năm phải chi hơn 1 tỉ USD để nhập nửa triệu
tấn nhôm, nhưng nếu Vinacomin tự làm ra được nửa triệu tấn nhôm như loại đang
phải nhập thì sẽ tốn hơn 2.5 tỉ USD/năm... tiền điện!”
Vinacomin
cũng đang xin chính phủ giảm tiền đền bù, giảm phí môi trường, giảm thuế xuất
khẩu... thì không biết “hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội” mà ông Vũ Huy
Hoàng nói là cái gì? Lê Trung Thành, cây bút đã từng vạch ra nhiều chuyện sau
hậu trường của vụ Vinashin, với bài “Chuyện chưa biết nhiều về dự án Bauxite
Tây Nguyên”, kết luận: “Ðã không phải trả tiền thuê đất, nay lại đòi giảm tiền
thuế xuất khẩu nữa thì đào quặng bauxite lên làm gì nữa???”.
Việc
triển khai làm đường vận chuyển bauxite với vốn đầu tư hơn 4 ngàn tỷ đồng. Bài
“Ðường vận chuyển bauxite chỉ là... chuyện nhỏ” trên tờ Lao Ðộng hôm 1 tháng
10, 2011 viết: “Ngay sau khi kiến nghị điều chỉnh đường vận chuyển bauxite qua
trung tâm thị xã Gia Nghĩa, ủy ban tỉnh Ðắc Nông còn đề nghị Bộ Công Thương xem
xét lại quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, sử dụng bauxite Việt Nam đến
năm 2020 có xét đến năm 2030. Theo đó, quy hoạch này không phản ánh đúng quan
điểm của tỉnh, triệt tiêu nguồn lực phát triển, phá vỡ các quy hoạch kinh tế-xã
hội mang tính chiến lược của địa phương”.
Ngưng
dự án cảng Kê Gà tại Bình Thuận do chọn lựa sai địa điểm, quá tốn kém (1 tỷ
USD), cũng như về mặt chính thức, việc cung ứng không như dự tính ban đầu, cũng
gây hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế địa phương. Suốt 5 năm, cả một khu vực
rộng lớn được đầu tư cả ngàn tỷ đồng làm resorts, nhà ở... bị bỏ hoang phế, nay
chưa biết số phận sẽ ra sao.
Lãnh
đạo Vinacomin thanh minh rằng nhà máy Alumin Tân Rai đưa ra sản phẩm đầu tiên
với mức dưới 340 USD/tấn (giá sản xuất thấp nhất cũng 375 USD/tấn) là do bối
cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng và giá các khoáng sản nói chung trên thế giới
đều giảm. Vinacomin nằm mơ giá alumin trên thị trường thế giới đến năm 2020 sẽ
dao động trung bình khoảng 450 USD/tấn, trong khi giá nhôm tại nhà kho của sàn
London cho thấy tình trạng bi quan hơn nhiều.
Mức
giá bán 450 USD/tấn hay có thể lên thêm nữa không phải vấn đề chính mà là giá
thành một tấn alumin mà Vinacomin sản xuất ra là bao nhiêu? “Vinacomin đang lập
lờ, che đậy mức giá thành tính đúng, tính đủ trên 1 tấn alumin bởi hàng loạt
chi phí chưa được tính hết, nhất là chi phí vận tải. Cần có cơ quan kiểm toán
độc lập về giá thành alumin ở Tây Nguyên” - ông Sơn nói.
Ông
Cao Sỹ Kiêm, ủy viên Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội phát biểu:
“Vô
cùng đáng tiếc là sau đó, Vinacomin vẫn quyết làm dự án. Ðến nay thì thực tế
cho thấy năng suất quá thấp, chi phí tăng, đường vận chuyển huyết mạch để tăng
hiệu quả kinh tế của cả dự án lại không rõ ràng và hệ quả là lỗ lớn. Cảng Kê Gà
phải dừng lại là đúng nhưng đây là dừng hẳn và giải pháp thay thế là gì và có
quyết định sự thành bại của 2 nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ?” Theo ông,
“việc alumin được vận chuyển qua cảng Gò Dầu (Ðồng Nai) và sẽ xây dựng cảng
Vĩnh Tân (Bình Thuận) để lấp chỗ trống không phải là phương án cơ bản, lâu
dài”.
“Dự
án đã tiêu tốn nhiều tỉ đồng và tới đây còn tiêu tốn nhiều tỉ đồng khác để làm
đường, cảng, chưa kể những hệ lụy khác. Ðây không chỉ là vấn đề của dự án mà là
vấn đề kinh tế chung của đất nước. Chúng ta phải tỏ thái độ dứt khoát với dự án
để hạn chế được rủi ro và không gây thêm hậu quả”. “Nếu tù mù, mò mẫm không
biết khi nào có lãi thì rõ ràng phải xem lại. Có ai đi đầu tư, làm ăn mà chẳng
nghĩ đến lãi? Ðúng là do kinh tế khó khăn, giá nguyên vật liệu, chi phí vận
chuyển tăng lên hay việc dự báo cũng có xác suất nhưng phải nghe được, sát thực
tế. Còn nếu ngụy biện cho hành động quyết làm sai, làm trái, đầy rủi ro là
không được!” - ông Kiêm nhấn mạnh.
Phó
Thủ Tướng Hoàng Trung Hải có văn bản yêu cầu VAST cùng các bộ, ngành đẩy nhanh
tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liệu xây
dựng từ nguồn thải bùn đỏ tại Tây Nguyên ở quy mô thử nghiệm sản xuất bán công
nghiệp, phấn đấu cuối năm 2013 có kết quả nghiên cứu, chỉ là ước vọng viển
vông. Từ thí nghiệm đẫn đến sản xuất không đơn giản, đặc biệt là giá thành.
Nhận
chức thủ tướng từ 2006, Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp lãnh đạo gần 20 tập đoàn và
tổng công ty doanh nghiệp nhà nước. Dự án bauxite không phải là gói thầu EPC
đầu tiên mà chỉ là một trong số hơn 90% gói thầu EPC lọt vào tay của Trung
Cộng.
Ðưa
công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, tiến độ thi công bị chậm trễ, chất lượng công
trình kém, dường như là phổ biến với những công trình do Trung Cộng đầu tư. Tuy
nhiên, nhà thầu chưa bao giờ bị phạt về tiến độ chậm, thay vì đó là những giải
thích vòng vo đổ lỗi cho khách quan. Thật khó chứng minh đúng sai cho tin đồn
150 triệu USD được lót tay cho ông Dũng từ dự án này, nhưng những đang điều xảy
ra cho thấy một cái gì đó phi lý.
Tiền
vẫn tiếp tục được bơm vào, vượt xa mức Quốc Hội phê duyệt và rồi, dù có quan
tâm, cũng sẽ không được đưa ra Quốc Hội bàn bạc, nếu có cũng chỉ là để lấy lệ.
Trong
khi đó, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy “có khoảng 41% số doanh nghiệp trả
hoa hồng cho cán bộ nhà nước để đảm bảo giành được hợp đồng”, theo VNExpress
ngày 14 tháng 3.
Nhân
Cơ vẫn sẽ tiến hành và may ra năm 2014 cho ra sản phẩm. Ðầu tư cho vận chuyển
bauxite xuất khẩu sẽ ngốn nhiều ngàn tỷ nữa. Cái lỗ nằm ngay chắc trước mắt,
chưa kể thảm họa môi trường việc thải bùn đỏ được xử lý bằng công nghệ “ướt”
lỗi thời áp dụng từ năm 1960, trên độ cao 800 mét so với mặt nước biển. “Chủ
trương lớn của đảng” trở thành chủ trương lớn phá hoại nền kinh tế quốc dân.
“Thí
điểm” thành ra “thí mạng”, nhưng mạng đây là của 90 triệu người. Thế hệ tương
lai sẽ ôm hậu quả nặng nề mà không biết phải làm gì.
No comments:
Post a Comment