Sunday, March 3, 2013
Để chỉnh đốn đảng cầm quyền quá tha hóa, bất lực, tham nhũng từ
trên xuống dưới khiến thất thoát hàng chục tỷ đô la như vụ Vinashin, Vinalines,
nợ xấu ngân hàng ngày càng chồng chất…. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch phê và tự phê, và tính dành lấy ban chỉ
đạo phòng chống tham nhũng trong tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ông Dũng
trì hoãn chưa chịu bàn giao. Ông Trọng lại cho khua chiêng gõ trống triệu tập
gấp Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu
tháng 10-2012 nhằm dựa vào quyền lực tối cao của đảng để lọai bỏ Dũng.
Nhiều người tưởng phen này phe trùm tham ô cùng các nhóm lợi ích
sẽ bị tổn thất nặng, nhiều nhân vật cao cấp kể cả Thủ tướng sẽ bị mất chức.
Nhưng không phải. Một bất ngờ chưa từng có tiền lệ: Thủ tướng đi
một chiêu “hồi mã thương” đấm thẳng vào mặt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, khiến
đảng uỷ các ngành các cấp trực thuộc TBT hoang mang, nghi ngờ về vai trò xưa
nay vẫn được khẳng định một cách tuyệt đối là “đảng lãnh đạo chính quyền” như
đã qui định trong điều 4 Hiến pháp (Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức
của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật).
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong bài
phát biểu bế mạc Hội nghị sau 15 ngày nhóm họp cho biết: "Bộ chính trị,
ban bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban chấp hành
Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy
thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên."
Ông nói tiếp: "Bộ chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban
chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối
với một đồng chí ủy viên Bộ chính trị."
Tuy nhiên, ông Trọng chua chát kết luận: "Về việc đề nghị
xem xét kỷ luật, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn
diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật
đối với tập thể Bộ chính trị và một đồng chí trong Bộ chính trị; và yêu cầu Bộ
chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các
thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá."
Ngay đến tên cúng cơm của Nguyễn Tấn Dũng ông Trọng cũng không
dám nhắc đến. Trong khi đó, tất cả các hãng thông tấn nước ngoài đều cho rằng
“một đồng chí trong Bộ chính trị” chính là nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hãng tin AFP viết rằng “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không bị kỷ luật đảng dù
có sự bất bình về một loạt các vụ bê bối tài chính và tình trạng bất ổn kinh
tế, vốn đã làm tổn hại tới sự lãnh đạo của ông", tờ The Wall Street
Journal viết: “Thủ tướng Việt Nam thoát khỏi thách thức”, hãng tin tài chính
Bloomberg thì chạy hàng tít: “Đảng cộng sản Việt Nam thừa nhận sai lầm trong
khi ông Dũng vẫn tại vị”. Còn giới blogger trong nước bình luận theo đủ cách,
như đầu voi đuôi chuột, trên bảo dưới không nghe…
Hầu hết Ủy viên Trung ương đều “tay có nhúng chàm” với tham
nhũng nên phải bỏ phiếu ủng hộ Dũng ngồi lại chức vụ thủ tướng. Còn những lý do
khác Trung ương đưa ra như không nên thay ngựa giữa đường vì tình thế đang rất
khó khăn hay là không tìm được ai khá hơn chỉ là nguỵ biện.
Đến khi bỏ phiếu tín nhiệm, phe thiểu số chủ trương chỉnh đảng
để chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng, bị đa số thuộc phe bị tố là tham
nhũng của Nguyễn Tấn Dũng vô hiệu hoá, làm thất bại mưu đồ của Trọng muốn mượn
tay Trung ương kết tội Dũng bất tài và tham nhũng.
Về mặt đảng, trung ương đảng là cơ quan tối cao, bộ chính trị
chấp hành những nghị quyết của trung ương và ban bí thư tìm cách thực hiện. Phe
muốn chỉnh đảng của Nguyễn Phú Trọng không thuyết phục được trung ương đảng kết
tội Dũng tham nhũng là một thất bại lớn. Thanh thế của Trọng bị thương tổn
nặng, quyền uy “ngáo ộp” của Đảng bị thách thức nghiêm trọng, chưa từng xẩy ra
trong suốt quá trình hiện hữu của đảng.
Sự thật, mâu thuẫn giữa đảng lãnh đạo và chính quyền quản lý là
khó tránh khỏi khi những xứ cộng sản bỏ kinh tế nhà nước đi theo kinh tế thị
trường. Một nhà nước độc tài toàn trị với bộ máy tập trung cao độ, quan liêu,
cửa quyền như chế độ cộng sản khi bị thoái trào, thì tệ nạn hối mại quyền thế,
tham nhũng, kéo bè kéo đảng của những nhóm lợi ích mọc nên như nấm. Trung Quốc
hiện tham nhũng đầy rẫy, Liên Xô hay Đông Âu trước đây cũng vậy.
Hệ thống cai trị của cộng sản từ trung ương đến địa phương luôn
song hành như hình với bóng ở tất cả mọi cấp mọi ngành: đảng uỷ lãnh đạo -
chính quyền quản lý.
Việt Nam đổi mới năm 1986. Nhờ Hiệp ước song phương Mỹ - Việt
2001 và sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 2007, Việt Nam phát triển
nhanh về kinh tế - xã hội, vượt ra ngoài khá xa tầm hiểu biết và khả năng kiểm
soát của Bộ chính trị; trong khi cán bộ quản lý về mặt chính quyền lại quá kém
và thèm khát tiền của sau thời gian dài vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam tưởng là
có thể vừa giữ vững được tư thế “đảng lãnh đạo – chính quyền quản lý” vừa lợi
dụng được tiền tư bản để phát triển đất nước theo kinh tế thị trường.
Nhưng thực tế xẩy ra khác: quyền lực, tiền tài, danh vọng đã làm
lòng tham nổi dậy và lý tưởng xã hội chủ nghĩa tiêu tan ra mây khói. Cán bộ
chính quyền có dịp làm quen, liên hệ, tiếp xúc với giấy phép, dự án, nhà đầu
tư, nhà thầu…nên giầu lên nhanh chóng. Phe đảng uỷ có tiếng là lãnh đạo mà
không có miếng, dần dần ngả theo phe chính quyền kiếm ăn theo.
Hiện tượng phổ biến này cả đảng biết rõ, nhưng dấu diếm, sợ mất
hết uy tín.
Khi ông Dũng lên làm Thủ tướng nhiệm kỳ đầu năm 2006 và tiếp tục
nhiệm kỳ 2 từ 2011: Là một người ăn bạo, thời gian tại vị khá dài nên chân rết
phe đảng mạnh, gia dình và phe đảng Dũng chia nhau nắm hết cá nguồn kinh tế và
tài chánh béo bở, vung tiền đầu tư công bừa bãi, không sợ ai, không coi đảng ra
gì, dẫn đến phá sản của hầu hết các tập đoàn và đại công ty nhà nước, điển hình
là mất trắng hàng chục tỷ đô la ở Vinashin và Vinalines, công ty điện lực,
Vietsopetro, Việt Nam Airlines, nợ xấu ngập đầu của hệ thống nhà ngân hàng…
Chuyện đổ bể hàng loạt, tình thế lâm nguy. Nguyễn Phú Trọng hốt
hoảng phát động phê và tự phê, cùng triệu tập Hội nghị Trung Ương 6 tính đường
chỉnh đảng, nhưng mọi chuyện đã muộn! Kết quả bỏ phiếu tại Hội nghị là đa số
ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng, chống lại Trọng. Điều này cho thấy: Đảng lãnh đạo (ôm
mộng kiên trì với chủ nghĩa Mác – Lênin) bị chính quyền quản lý (tham nhũng hết
thuốc chữa) coi thường; hay nói rõ hơn là người đứng đầu Đảng là Tổng bí thư
Trọng bị Thủ tướng Dũng hạ đo ván, thua một cách nhục nhã trước toàn đảng, toàn
quân và toàn dân.
Từ đầu đến cuối hội nghị, Dũng không hề có một lời tỏ vẻ hối lỗi
hay nhận tội dù chỉ là lấy lệ trước Trung ương hay Bộ chính trị. Nhưng một tuần
sau, Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò thủ tướng lại xuất hiện trước một phiên họp
của Quốc Hội, tự nhận lãnh trách nhiệm yếu kém của Chính phủ trước các đại biểu
nhân dân, với mục đích nhằm xoa dịu áp lực to lớn ngày càng tăng của quần
chúng, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát cao, tham nhũng
tràn lan cùng sự bất ổn và nợ xấu quá lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Cảm nhận
gió đổi chiều, nhiều đại biểu, cựu lãnh đạo, trí thức đã lên truyền hình khen
Thủ tướng là thẳng thắn và ủng hộ kế hoạch giải quyết khó khăn kinh tế của Thủ
tướng năm 2013.
Ý nghĩa của những sự việc liên tiếp xẩy ra trong thời gian ngắn
chưa đầy một tháng như thầm nói lên rằng: “Dũng không chối có tham nhũng. Nhưng
Nguyễn Phú Trọng phải biết rằng đa số uỷ viên trung ương đều có dính líu và ăn
chia với Dũng. . Kết quả bỏ phiếu ra sao đã cho toàn Đảng thấy Dũng đang lãnh
đạo đất nước này, chứ không phải Trọng”.
Dũng chỉ xin lỗi trước Quốc Hội, trên nguyên tắc là cơ quan
quyền lực cao nhất của toàn dân như Hỉến pháp đã ghi, là một gáo nước lạnh tạt
vào mặt Đảng, tố cáo Đảng đã chuyên quyền, coi khinh tất cả các đại biểu của
nhân dân. Rõ ràng qua hành động công khai này, Dũng nhục mạ Đảng từ Bộ chính
trị, Ban bí thư, đến Ban chấp hành Trung ương.
NHƯNG những đấu đá nội bộ giữa một đảng cộng sản độc quyền thoái
hoá và một chính quyền quản lý bất lực, tham nhũng tràn lan lại là một cơ may
hiếm có mà phong trào đấu tranh đòi Dân Chủ Hoá Việt Nam cần khéo léo khai
thác.
Ai cũng biết Quốc Hội hiện nay chỉ là bù nhìn của Bộ chính trị,
hơn 99% thành viên Quốc Hội là đảng viên cộng sản do Bộ chính trị dật giây.
Nhưng tình hình xã hội đang thay đổi lớn. Càng ngày càng nhiều đảng viên bất
mãn với đảng, không còn lý tưởng, tư tưởng chính trị giao động. Họ ý thức Sức
Mạnh Quần Chúng áp lực mạnh lên giới cầm quyền ngồi ở Hà Nội đòi phải Dân Chủ
Hoá đất nước (theo gương Miến Điện). Ngày càng nhiều thành phần xét lại và đồng
thuận với quần chúng là phải Dân Chủ mới diệt trừ tham nhũng và phát triển bền
vững được. Những thành phần này hãy còn thiếu chủ động, có thái độ “chờ xem”,
ngóng trông cơ hội.
Do đó, một khi đảng bế tắc về lãnh đạo, bất lực trước một chính
quyền tham nhũng lớn, những người có ước vọng Dân Chủ Hoá Việt Nam phải biết
“tương kế tựu kế” lợi dụng việc đề cao Quốc Hội trong chức năng là đề ra chính
sách cho chính phủ và kiểm soát chính phủ khi thi hành. Đây chính là tạo thời
cơ “lộng giả thành chân” cho Quốc Hội nắm lại quyền lực tối cao, đứng trên đảng
và các
phe phái đang cấu xé nhau, như Hiến pháp qui định, nhưng đã bị
Bộ chính trị nhân danh Đảng tước đoạt bấy lâu nay.
Khi Quốc Hội có cơ may thoát khỏi ảnh hưởng chuyên chế của Bộ
chính trị, Sức Mạnh Quần Chúng có thể làm thành phần Quốc Hội thay đổi theo
hướng ủng hộ Dân Chủ. Từ đó ảnh hưởng lên sự hình thành những chính phủ kế tiếp
tiến bộ hơn.
Trước diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội - chính trị hết
sức phức tạp hiện nay, thái độ của Phong trào Đấu tranh cho Nhân Quyền và Dân
Chủ Việt Nam nên như thế nào? Phải làm gì?
Một mặt, trước tiên và quan trọng nhất là phải đưa Sức Mạnh Quần
Chúng đòi Dân Chủ Hoá tiếp tục tiến lên cao trào để thiết lập Dân Chủ thực sự
cho đất nước.
Mặt khác, mở ra cơ hội cho những thành viên tiến bộ trong đảng
có vai trò tích cực hơn trong tiến trình chuyển đổi sang Dân Chủ một cách ôn
hoà, bất bạo động, bằng cách hướng Sức Mạnh Quần Chúng thúc đẩy Quốc Hội tự tin
có hậu thuẫn quần chúng để tự khẳng định mình là đại biểu dân bầu (dù chưa phải
là bầu cử tự do) với nhiệm vụ là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, theo
đúng Hiến pháp đã qui định.
Một Quốc hội đọc lập không bị đảng chi phối, bỏ phiếu thông qua
quốc hội đảng hủy bỏ điều 4 hiến pháp, chấp nhận đa nguyênn đa đảng, sẽ giúp
rửa mặt cho đảng, giúp đảng có cơ hội trở về với đại khối dân tộc và mở đường
giúp đảng đoáii công chuộc tội nếu như đa số các đại biểu Quốc Hội lại tiến đến
chỗ thông qua được nghị quyết hủy bỏ điều 4 Hiến pháp chấp nhận đa đảng.
Đạt được đột phá này sẽ là một bước tiến dài trên đường đấu
tranh cho Tự Do Dân Chủ tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment