Wednesday 13 February 2013

VÌ SAO LS LÊ CÔNG ĐỊNH ĐƯỢC TRẢ TỰ DO ? (Carlyle A. Thayer)





Carlyle Thayer

Nguyễn Minh Tâm dịch những lời giải thích của G.S Thayer
Monday, 11 February 2013 17:41

kiến của G.S Carlyle A. Thayer đưa ra ngày 7 tháng Hai năm 2013

Vì Sao Luật Sư Lê Công Định Được Trả Tự Do?

Gần đây có tin từ Việt Nam cho biết Luật sư Lê Công Định, nhà đối lập chính trị, đã được trả tự do. Giáo sư đánh giá quyết định này của nhà cầm quyền CSVN như thế nào? Phải chăng đó là một tín hiệu họ muốn nhắn gửi đến Hoa Kỳ? Có tin đồn ở Hà Nội nói rằng Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến thăm Việt Nam, điều này có đúng không?
TRẢ LỜI: Theo nguồn tin của nhiều báo cáo trong giới truyền thông ở Việt Nam, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Lê Công Định đã được trả tự do sớm vì thái độ tốt của ông ở trong tù, và cũng vì thân mẫu của ông bị bệnh nặng. Ông được thả về nhà vào trước Tết, thông thường Tết là dịp chính quyền hay làm những hành động nhân đạo để đón mừng Năm Mới.

Tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ kể từ sau đại hội Đảng lần thứ 11 vào đầu năm 2011. Chỉ riêng trong năm nay, có ít nhất 36 người bị kết án tù, hay bị chụp tội âm mưu lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa. Tất cả những người bị bắt đều tranh đấu theo phương thức bất bạo động. Việc trả tự do cho ông Lê Công Định, cũng như ông Nguyễn Quốc Quân, một người Mỹ gốc Việt vào tháng trước, cả hai hành động này đều đi ngược lại chính sách bịt miệng những người tranh đấu cho nhân quyền.

Lý do chế độ CSVN trả tự do cho hai ông Định và Quân không thể coi là một hành động tượng trưng, chỉ có giá trị biểu kiến. Quyết định đối xử mềm mỏng với các nhà hoạt động chính trị là một hành vi chính trị. Năm nay Việt Nam đưa ra chỉ tiêu ngoại giao là phải thương thuyết để thiết lập sự hợp tác chiến lược với những nước chủ yếu. Trong tháng Giêng, Việt Nam đã đạt được thỏa ước hợp tác chiến lược với nước Ý. Hiện nay Việt Nam đang thương lượng để đạt được thỏa ước hợp tác với Pháp, Singapore, Nam Dương và Thái Lan. Những cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ hồi năm ngoái bị ngưng lại vì những vấn đề liên quan đến nhân quyền. Hồi tháng Mười Hai năm ngoái, Hoa Kỳ bất thần rút ra khỏi cuộc đối thoại về nhân quyền được dự trù trước. Các viên chức cao cấp về phía Hoa Kỳ tiết lộ rằng Hoa Kỳ không còn mắc nợ Việt Nam một ân huệ nào nữa.

Việc trả tự do cho ông Định và ông Quân nêu lên mối hoài nghi cho rằng Việt Nam thả hai nhân vật đối lập để mưu toan cầu cạnh một điều gì từ phía Hoa Kỳ (cũng có thể mong muốn Âu châu, nhất là Liên Hiệp Âu châu, sẽ dành cho Việt Nam sự đối xử ưu đãi). Có lẽ Việt Nam muốn khởi sự thương thuyết về quan hệ hợp tác chiến lược với hy vọng sẽ khai thông được bế tắc trước đây. Trong quá khứ Việt Nam vận động xin chấm dứt những hạn chế trong việc bán kỹ thuật quân sự, và vũ khí cho Việt Nam. Việt Nam cũng thúc đẩy Hoa Thịnh Đốn chấp thuận cho một cấp lãnh đạo hàng đầu sang thăm viếng Việt Nam. Và có lẽ Việt Nam đang cầu cạnh mời ông Ngoại trưởng John Kerry sang Việt Nam. Họ “ném thử miếng xương đề xem ông ta có chịu gặm miếng xương đó hay không.”. Các quan chức lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang duyệt xét lại Nghị Quyết số 8 của Trung Ương Đảng nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày ban hành nghị quyết này. Nghị quyết số 8 chấm dứt sự xếp loại song hành những cường quốc hợp tác với Việt Nam. Duyệt xét lại Nghị quyết số 8 sẽ mở đường cho việc cải thiện quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Các quan chức lãnh đạo Đảng bình luận rằng mục đích của việc duyệt xét lại Nghị Quyết số 8 là để tạo sự cân bằng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung quốc và Hoa Kỳ. Những vụ tranh dành quyền lực trong nội bộ chính quyền Cộng Sản Việt Nam gỉải thích động lực đằng sau việc lùng bắt các nhà hoạt động chính trị đòi hỏi dân chủ. Nhưng việc bắt bớ đó khiến cho Việt Nam phải trả một giá rất đắt trong quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Có lẽ việc trả tự do cho hai ông Định và Quân là một hành động thăm dò luồng gió chính trị. Họ muốn nhắn gửi một tín hiệu nói rằng Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Hoa Thịnh Đốn để Hoa Kỳ có dịp nêu lên những quan ngại của họ về vấn đề nhân quyền.

Nguyễn Minh Tâm dịch những lời giải thích của G.S Thayer


No comments:

Post a Comment

View My Stats