Thursday 21 February 2013

THƯỢNG HẢI : CĂN CỨ ĐỊA CỦA TIN TẶC TRUNG QUỐC (Trọng Thành - RFI)




Trọng Thành  -  RFI
Thứ năm 21 Tháng Hai 2013

Liên quan đến Trung Quốc, báo Le Monde hôm nay có bài : « Một đơn vị quân đội Trung Quốc bị nghi là đầu não một mạng lưới tin tặc ». Đơn vị công nghệ tin học này sở hữu hơn 1.000 máy chủ và « duy trì » hàng nghìn máy tính trên khắp thế giới để tiến hành các hoạt động một cách âm thầm.

Tổng thống Obama ngày 12/02 có bài phát biểu nhấn mạnh đến « các nguy cơ tấn công tin học gia tăng ». Vào thời điểm đó, tổng thống Mỹ đã có trong tay bản báo cáo của Mandiant, một doanh nghiệp Mỹ chuyên về an ninh mạng, vừa được công bố ngày thứ ba 19/02 tuần này.

Mandiant - cơ sở an ninh mạng của Hoa K, tác giả báo cáo kể trên - khẳng định, hơn 90% các cuộc tấn công này là bắt nguồn từ một tòa nhà 12 tầng ở Thượng Hải, thuộc khu vực quân sự, nhưng nhìn bề ngoài không có vẻ gì khác lạ. Chính tại nơi này, các thông tin cho thấy có sự hiện diện của một đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Trung Quốc, chuyên về công nghệ tin học, mang mã số 61398.

Báo cáo dài 72 trang xác định có 144 doanh nghiệp và nhiều cơ quan chính quyền đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công, và kể từ năm 2006, nhịp độ ngày càng gia tăng kể từ năm 2010. Các cơ sở của Hoa K bị tin tặc tấn công thuộc các lĩnh vực được Bắc Kinh coi là mang tính chiến lược, như hàng không, vệ tinh vũ trụ, năng lượng

Bài « Đơn vị 61.398, binh chủng tin học Trung Quốc » trên Libération cho biết cụ thể là, tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập vào 144 cơ sở, thuộc 20 ngành công nghiệp, đđánh cắp các dự án công nghệ, quy trình sản xuất, kết quả thử nghiệm, kế hoạch kinh doanh, thỏa thuận hợp tác, chiến lược thương lượng, các địa chỉ mail và danh sách đối tác

Đơn vị công nghệ tin học này sở hữu hơn 1.000 máy chủ và « duy trì » hàng nghìn máy tính trên khắp thế giới để tiến hành các hoạt động một cách âm thầm. Theo Libération, đơn vị tin học quân sự Trung Quốc sử dụng đến 2.000 nhân viên, phần lớn dùng tiếng Anh, được đào tạo để thâm nhập vào các thông tin được bảo vệ cẩn mật nhất, nhằm tước đoạt thông tin hoặc điều khiển các cơ sở bị tấn công. Báo cáo của Mandiant khẳng định trung tâm gián điệp mạng này có thể sử dụng nhiều phương tiện và kỹ thuật riêng biệt. Hai công cụ đặc biệt của APT1, tên gọi khác của đơn vị tin học Thượng Hải, là Getmail và Mapiget, được tạo ra nhằm chiếm đoạt các thư từ điện tử. Việc đánh cắp các bí mật kể trên phục vụ cho các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc trong thương thuyết với « các đối tác » nước ngoài. Có cả một doanh nghiệp Pháp là nạn nhân của các « hắc khách » (hacker theo tiếng Trung Quốc).

Lính gác trước 'Đơn vị 61398', ở ngoại ô Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 16/02/2013, ngay sau báo cáo của Mandiant.
REUTERS/Carlos Barria

Libération cho biết thêm, mặc dù Mandiant không phát lộ được tin tặc Trung Quốc nào, nhưng một chuyên gia an ninh mạng khác của Hoa K - Joe Stewart -, làm việc cho hãng máy tính Dell, đã lần ra được dấu vết của một tin tặc Trung Quốc, với sự giúp đỡ của một phóng viên tạp chí Business Week. Trương Thường Hòa (Zhang Changhe), tin tặc bị phát hiện, là giảng viên tại một đại học về công nghệ tin học của Quân đội Trung Quốc, tại thành phố Trịnh Châu (Zhengzhou), thủ phủ tỉnh Hà Nam. Các chuyên gia ngờ rằng cơ sở đại học này chính là nơi đào tạo các tin tặc Trung Quốc.

Bài viết « Thượng Hải, bản doanh của chiến tranh tin học Trung Quốc » của Le Figaro cho biết thêm là, các chuyên gia Mỹ đã tập hợp toàn bộ các dữ kiện về đơn vị 61.398. Từ hơn mười năm nay, đơn vị quân sự tin học này đã liên tục tuyển chọn các tài năng tin học trẻ từ các trường đại học tốt nhất ở Trung Quốc.

Theo Le Monde, mục tiêu của bản báo cáo kể trên là nhằm đánh động chính quyền Mỹ trước đòi hỏi phải có « một hành động phối hợp nhằm ngăn cản các cuộc tấn công trên mạng ». Theo chuyên gia an ninh mạng của CSIS, năm 2013 Washington sẽ gia tăng sức ép với Trung Quốc trong hồ sơ này, dù biết rằng sẽ có nhiều thách thức.

Như thường lệ, chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc nói trên. Điều khá ngạc nhiên là, nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc đã dẫn lại bản báo cáo và các từ ngữ được báo cáo sử dụng không bị ngăn chặn trên internet. Về phía giới sử dụng internet Trung Quốc, theo ông David Wertime, đồng sáng lập Tea Leaf Nation - một tạp chí trên mạng cung cấp thông tin về các mạng xã hội Trung Quốc -, thì rất nhiều người dùng internet Trung Quốc cho rằng việc quân đội nước này dùng tin tặc tấn công Hoa K là điều bình thường.





No comments:

Post a Comment

View My Stats