Dan Robinsion - VOA
21.02.2013
TÒA BẠCH ỐC — Chính quyền Obama công bố một sách lược mới để giúp bảo vệ các công ty khỏi bị gián điệp kinh tế và đánh cắp bí mật thương mại, một vấn đề có liên hệ đến các quan ngại ngày càng tăng về gián điệp mạng. Từ Tòa Bạch Ốc, thông tín viên VOA Dan Robinson ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Ðánh cắp bí mật thương mại và các cuộc tấn công mạng nhắm mục tiêu vào các khu vực công nghiệp và kỹ thuật của Hoa Kỳ có tương quan mật thiết với nhau. Tổng thống Obama nói những vấn đề này đe dọa đến nền kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Người ta ước tính các công ty Hoa Kỳ đã bị mất ít nhất 300 tỷ đôla hồi năm ngoái theo một bản phúc trình của quốc hội mới đây.
Ðánh cắp bí mật thương mại và các cuộc tấn công mạng nhắm mục tiêu vào các khu vực công nghiệp và kỹ thuật của Hoa Kỳ có tương quan mật thiết với nhau. Tổng thống Obama nói những vấn đề này đe dọa đến nền kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Người ta ước tính các công ty Hoa Kỳ đã bị mất ít nhất 300 tỷ đôla hồi năm ngoái theo một bản phúc trình của quốc hội mới đây.
Các cuộc họp cấp cao tại Tòa Bạch Ốc và tại các cơ quan
khác của chính phủ đã đưa tới thông cáo ngày hôm qua của Bộ trưởng Tư pháp Eric
Holder và các giới chức khác về một tình trạng gián điệp kinh tế đang leo thang
đáng kể.
Ông Holder cho biết các rủi ro chưa bao giờ cao hơn.
Ông Holder nói: “Trong một số công nghiệp, chỉ một bí mật thuơng mại có thể trị giá hàng triệu - thậm chí hàng tỷ - đôla. Bí mật thương mại bị mất cắp có thể buộc các công ty phải sa thải nhân viên, đóng cửa các nhà máy, mất doanh thu và lợi nhuận, mất đi tính cạnh tranh và lợi thế, hoặc thậm chí phải ngưng hoạt động. Và loại tội phạm có thể có những tác động đáng kể không chỉ đối với phúc lợi kinh tế của một quốc gia, mà cả đối với nền an ninh quốc gia nữa.”
Ông Holder nói các tác động về an ninh quốc gia bao gồm các quốc gia thù nghịch thủ đắc các dữ liệu có thể gây nguy cơ cho sinh mạng của người Mỹ, phơi bầy các khu vực năng lượng, tài chính và các khu vực nhậy cảm khác, và khiến cơ sở hạ tầng có thể bị tấn công.
Ông Holder cho biết các rủi ro chưa bao giờ cao hơn.
Ông Holder nói: “Trong một số công nghiệp, chỉ một bí mật thuơng mại có thể trị giá hàng triệu - thậm chí hàng tỷ - đôla. Bí mật thương mại bị mất cắp có thể buộc các công ty phải sa thải nhân viên, đóng cửa các nhà máy, mất doanh thu và lợi nhuận, mất đi tính cạnh tranh và lợi thế, hoặc thậm chí phải ngưng hoạt động. Và loại tội phạm có thể có những tác động đáng kể không chỉ đối với phúc lợi kinh tế của một quốc gia, mà cả đối với nền an ninh quốc gia nữa.”
Ông Holder nói các tác động về an ninh quốc gia bao gồm các quốc gia thù nghịch thủ đắc các dữ liệu có thể gây nguy cơ cho sinh mạng của người Mỹ, phơi bầy các khu vực năng lượng, tài chính và các khu vực nhậy cảm khác, và khiến cơ sở hạ tầng có thể bị tấn công.
Bản đồ trụ sở của đơn vị tin tặc 'APT1' tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Sách lược mới nhắm mục đích làm gia tăng sự giao tiếp và phối hợp của Hoa Kỳ với các nước nơi các vụ đánh cắp bí mật thương mại ở mức độ cao; tăng cường việc chia sẻ thông
tin với các công ty tư nhân; và tăng cường việc thực thi công lực và các nỗ lực
tình báo.
Luật lệ trong nước sẽ được duyệt lại để cải thiện việc thực thi, và một chiến dịch cảnh tỉnh công chúng sẽ được tăng cường về tác động của việc bị mất cắp bí mật thương mại.
Bà Victoria Espinel là Phối hợp viên về Thục thi Tài sản Trí thức tại Tòa Bạch Ốc.
Bà Espinel nói: “Vị thế của chúng ta trong tư cách là người lãnh đạo canh tân toàn cầu bị phương hại bởi các nước không chịu thực thi pháp trị hay các hiệp định quốc tế hay áp dụng các chính sách gây bất lợi cho các công ty Mỹ và công nhân Mỹ, kể cả việc khuyến khích hay dung chấp chuyện đánh cắp các bí mật thương mại của Hoa Kỳ.”
Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề kinh tế Robert Hormats đề cập đến một số chính phủ và kinh tế “lợi dụng hệ thống” và theo đuổi các chính sách “hoàn toàn bất hợp pháp” để chiếm lợi thế cạnh tranh.
Ông nói bảo vệ tác quyền trí thức và bí mật thương mại vẫn là “một vấn đề nghiêm trọng và đáng nại cao độ,” một vấn đề thường xuyên được nêu ra ở cấp cao với Trung Quốc.
Ông Hormats nói: “Thông điệp của chúng ta thực sự rất rõ ràng. Việc bảo vệ tác quyền trí thức và bí mật thương mại là điều cấp thiết cho tất cả những người sở hữu tác quyền, cho dù là họ ở Hoa Kỳ hay cho dù là họ tán thành các công ty Trung Quốc hay các công ty khác trên toàn thế giới.”
Luật lệ trong nước sẽ được duyệt lại để cải thiện việc thực thi, và một chiến dịch cảnh tỉnh công chúng sẽ được tăng cường về tác động của việc bị mất cắp bí mật thương mại.
Bà Victoria Espinel là Phối hợp viên về Thục thi Tài sản Trí thức tại Tòa Bạch Ốc.
Bà Espinel nói: “Vị thế của chúng ta trong tư cách là người lãnh đạo canh tân toàn cầu bị phương hại bởi các nước không chịu thực thi pháp trị hay các hiệp định quốc tế hay áp dụng các chính sách gây bất lợi cho các công ty Mỹ và công nhân Mỹ, kể cả việc khuyến khích hay dung chấp chuyện đánh cắp các bí mật thương mại của Hoa Kỳ.”
Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách các vấn đề kinh tế Robert Hormats đề cập đến một số chính phủ và kinh tế “lợi dụng hệ thống” và theo đuổi các chính sách “hoàn toàn bất hợp pháp” để chiếm lợi thế cạnh tranh.
Ông nói bảo vệ tác quyền trí thức và bí mật thương mại vẫn là “một vấn đề nghiêm trọng và đáng nại cao độ,” một vấn đề thường xuyên được nêu ra ở cấp cao với Trung Quốc.
Ông Hormats nói: “Thông điệp của chúng ta thực sự rất rõ ràng. Việc bảo vệ tác quyền trí thức và bí mật thương mại là điều cấp thiết cho tất cả những người sở hữu tác quyền, cho dù là họ ở Hoa Kỳ hay cho dù là họ tán thành các công ty Trung Quốc hay các công ty khác trên toàn thế giới.”
Năm 2012, Tổng thống Obama loan báo việc thành lập một cơ quan thực thi công
lực mới để chống lại các chính sách thương mại bất lợi, kể cả những vi phạm tác
quyền trí thức và trợ giá cho các công nghiệp được ưu đãi.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney tuyên bố Tổng thống Obama rất quan ngại về tất cả những mối đe dọa cho nền kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Ông Carney nói: “Ðó là một điều mà tổng thống rất quan tâm. Ðó là lý do tổng thống đã hối thúc Quốc hội phải hành động thích đáng về luật lệ an ninh mạng và lý do một lần nữa hôm nay chúng tôi kêu gọi Quốc hội hành động.”
Ông Carney nói một sắc lệnh mà Tổng thống Obama đã ký để tăng cường phòng thủ trong các công nghiệp quan trọng của Mỹ chống lại tội phạm mạng cần phải được theo sau bởi luật lệ mới của quốc hội.
Những hiểm họa an ninh mạng đã trở lại tin tức hàng đầu trên báo chí sau khi một tập đoàn an ninh mạng Mandiant có trụ sở ở tiểu bang Virginia công bố một phúc trình liên kết các vụ tấn công với một đơn vị quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc bác bỏ những lời cáo buộc về mọi can dự ở cấp cao.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney tuyên bố Tổng thống Obama rất quan ngại về tất cả những mối đe dọa cho nền kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Ông Carney nói: “Ðó là một điều mà tổng thống rất quan tâm. Ðó là lý do tổng thống đã hối thúc Quốc hội phải hành động thích đáng về luật lệ an ninh mạng và lý do một lần nữa hôm nay chúng tôi kêu gọi Quốc hội hành động.”
Ông Carney nói một sắc lệnh mà Tổng thống Obama đã ký để tăng cường phòng thủ trong các công nghiệp quan trọng của Mỹ chống lại tội phạm mạng cần phải được theo sau bởi luật lệ mới của quốc hội.
Những hiểm họa an ninh mạng đã trở lại tin tức hàng đầu trên báo chí sau khi một tập đoàn an ninh mạng Mandiant có trụ sở ở tiểu bang Virginia công bố một phúc trình liên kết các vụ tấn công với một đơn vị quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc bác bỏ những lời cáo buộc về mọi can dự ở cấp cao.
----------------
Các phát hiện chính trong phúc trình của công ty an ninh mạng Mandiant:
•Liên kết nhóm tin tặc APT1 với đơn vị bí mật của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
•Nói rằng nhóm này là thủ phạm đánh cắp dữ liệu của ít nhất 141 tổ chức toàn cầu kể từ năm 2006.
•Truy nguyên hàng chục vụ tấn công tin tặc phát xuất từ một khu phố gần tòa nhà của PLA ở Thượng Hải.
•Nói rằng các thủ phạm tấn công thường dùng điện thư chứa các tài liệu xấu đính kèm để thâm nhập các mạng lưới.
•Liên kết nhóm tin tặc APT1 với đơn vị bí mật của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
•Nói rằng nhóm này là thủ phạm đánh cắp dữ liệu của ít nhất 141 tổ chức toàn cầu kể từ năm 2006.
•Truy nguyên hàng chục vụ tấn công tin tặc phát xuất từ một khu phố gần tòa nhà của PLA ở Thượng Hải.
•Nói rằng các thủ phạm tấn công thường dùng điện thư chứa các tài liệu xấu đính kèm để thâm nhập các mạng lưới.
Tin liên hệ
------------------------------------------------------
Đức Tâm - RFI
Thứ năm 21 Tháng Hai 2013
Vào lúc Trung Quốc bị cáo buộc đứng đằng sau
các vụ tấn công tin học, ngày hôm qua, 20/02/2013, Hoa Kỳ đã công bố một tài liệu đe dọa có phản ứng « mạnh mẽ » trước các vụ đánh cắp bí mật công nghiệp đang ngày càng gia tăng.
Với tựa đề « Chiến lược làm giảm các vụ đánh cắp bí mật thương mại Mỹ - Administration Strategy On Mitigating The Thiefs
of US Trade Secrets », tài liệu của Nhà Trắng ghi rõ : « Chúng ta sẽ tiếp tục hành động một cách mạnh mẽ để chống lại các vụ đánh cắp bí mật công nghiệp có thể được sử dụng bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các nước khác nhằm có được lợi thế công nghiệp », đồng thời, tài liệu liệt kê ra nhiều vụ tình báo công nghiệp có dính líu tới Trung Quốc.
Sau khi nhận định là « các xu hướng đang trỗi dậy cho thấy, nhịp độ hoạt động tình báo kinh tế và đánh cắp bí mật công nghiệp mà nạn nhân là các doanh nghiệp Mỹ, hiện đang gia tăng », bản báo cáo đã đề ra chiến lược chống lại hiện tượng này, đặc biệt là tăng cường hợp tác liên chính phủ và vận động nâng cao ý thức của các doanh nghiệp.
Tài liệu cảnh báo : Các đối thủ cạnh tranh với các công ty Mỹ, trong đó, một số đối thủ có liên kết với chính phủ nước ngoài, đã gia tăng các ý đồ đánh cắp những thông tin liên quan các bí mật công nghiệp, thông qua việc tuyển dụng nhân viên hiện nay hoặc đã từng làm cho các công ty Mỹ.
Theo Washington, việc đánh cắp các bí mật công nghiệp đe dọa các công ty Mỹ, phá hoại an ninh quốc gia và đe dọa an ninh kinh tế Hoa Kỳ. Do vậy, chính quyền của tổng thống Barack Obama cảnh báo là sẽ phối hợp với các nước để gây áp lực ngoại giao mạnh mẽ, nhằm làm giảm các vụ đánh cắp.
Mặc dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng tài liệu của Nhà Trắng lại dẫn ra nhiều vụ liên quan đến những người bị tư pháp Hoa Kỳ kết án vì đã có những hoạt động tình báo công nghiệp, bất lợi cho các công ty Mỹ và có lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong số các công ty Mỹ là nạn nhân, có các tập đoàn xe hơi Ford và General Motors, công ty hóa chất DuPont và Dow
Chemical, công ty điện tử Motorola.
Chiến lược chống đánh cắp bí mật công nghiệp của Mỹ được đưa ra
trong bối cảnh Bắc Kinh, đặc biệt là quân đội Trung Quốc, bị cáo buộc đứng đầu một chiến dịch tình báo điện tử trên quy mô lớn.
Sau các cuộc điều tra về những vụ tin tặc diễn ra trong ba năm qua, công ty Mandiant, chuyên tư vấn cho chính phủ Mỹ trong lĩnh vực an
ninh tin học, hôm thứ Ba,
19/02, đã tố cáo quân đội Trung Quốc chỉ đạo, kiểm soát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tin tặc, thực hiện những vụ tấn công tinh vi.
Như thường lệ, Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ bản báo cáo của Nhà Trắng và coi đó là những cáo buộc vô cớ.
Ngày hôm nay, báo chí Trung Quốc cho rằng những cáo buộc của Washington về các vụ tin tặc tấn công các doanh nghiệp Mỹ thực chất là một « chiến dịch thương mại ».
Xã luận tờ China Daily đặt câu hỏi là tại sao lại có sự huyên náo như vậy và giải thích, đó là vì việc phục hồi kinh tế của Mỹ bị chậm trễ, Washington sử dụng Trung Quốc như vật tế thần để làm cho công luận Hoa Kỳ quên đi tình hình tồi tệ của đất nước.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã mỉa mai, là lãnh đạo công ty an ninh mạng Mandiant, lần sau, nên nói thẳng là hãy mua phần mềm bảo mật của công ty này.
---------------------
Cheryl K. Chumley (The Washington
Times, 20/02/2013)
Phạm Nguyên Trường dịch
Ngày
21 tháng 2 năm 2013
An ninh trên không
gian ảo trong năm 2013 cũng chẳng khác gì chương trình không gian trong những
năm 1950 và 1060. Mĩ, Trung Quốc và Nga đang tiến hành cuộc chạy đua quyết liệt
trong việc chế tạo một loại vũ khí trên không gian ảo đủ sức tiêu diệt được cơ
sở hạ tầng, một chuyên gia trong lĩnh vực này nói như thế.
Ba nước đã xây dựng được một kho vũ
khí lớn, gồm những viruses máy tính công nghệ cao, các worms, Trojan horses và
những thứ tương tự như thế, tất cả đều nhằm tạo ra những hỏng hóc thông qua
hoạt động của máy tính, ông Scott Borg, giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu
hậu quả của không gian mạng của Mĩ, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về chính
sách an ninh trên không gian mạng, nói với hãng NBC như thế.
Iran cũng là mối đe
dọa, ông Borg nói. Đất nước này đang trong giai đoạn xây dựng “đội quân không
gian mạng” của mình, chuyên gia này nói.
Thông tin này được đưa lên đúng vào
lúc Mĩ biết rằng một đơn vị quân sự tiên tiến của Trung Quốc chịu trách nhiệm
cho việc tấn công 141 cơ sở trên toàn thế giới, trong đó có Mĩ.
Trong khi đó Nhà
Trắng nói rằng thứ tư này họ sẽ đưa ra thông báo đề nghị siết chặt hơn nữa
những hành động nhằm chống lại bọn tin tắc, hãng AP đưa tin như thế.
Theo AP, thông báo
của Nhà Trắng sẽ liệt kê những biện pháp trừng phạt và có hành động trong lĩnh
vực thương mại nhằm chống lại Trung Quốc và những nước khác, bị coi là có tội
trong lĩnh vực tình báo trên không gian ảo.
Nguồn: http://www.washingtontimes.com/news/2013/feb/20/us-cyberweapons-race-china-russia/#ixzz2LULiMMvx
No comments:
Post a Comment