19-2-2013
Trong
phần phản hồi của bài Đụng đâu... té
đó nói về chữ nghĩa của đồng chí bác chủ tịch ngày xưa và đồng chí cháu
thủ tướng ngày nay, có bạn trong thôn thắc mắc về nét chữ của bác lúc bác là
bình minh Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường... đi học và lúc bác hoàng hôn Hồ
Chí Minh ra đi tìm đường... gặp cụ Mác, cụ Lê. Dân Làm Báo gửi các bạn trong
thôn để so sánh khách quan.
Lá thư xin nhập học Trường Thuộc Địa
(Ecole Coloniale) viết ngày 15/09/1911 của Nguyễn Tất Thành:
Di chúc của Hồ Chí Minh viết ngày 10 tháng 5 năm 1965 và
hoàn tất vào ngày 10 tháng 5 1969 (trang 1):
Nguồn
tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga
-------------------------------
19-2-2013
Nhân chuyện đồng chí thủ tướng
chính phũ X xuống bút kiểu ngã mà không hỏi, hỏi rồi sao cứ ngã - "...
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bão vệ vùng trời vùng biễn, cũa Tỗ
quốc. Xứng đáng với truyền thống anh hùng và tin yêu cũa đãng,
Nhà nước và Nhân dân...",
Dân Làm Báo gửi lại tài liệu này để bà con trong thôn cất vào kho làm... của
và... truyền lại cho thế hệ mai sau!
Tiếng Việt của đồng chí cháu:
Tiếng Việt của đồng chí Bác:
Bản di chúc này đồng chí Bác đã bỏ
ra đúng 5 năm để hoàn tất. Bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng ngày 10 tháng 5 năm 1965
và hoàn tất vào ngày 10 tháng 5 năm 1969. 3 trang giấy 5 năm trường. Cho nên:
xin đừng nói đồng chí Bác viết ẪU viết TÃ viết trật chính TÃ.
-----------------------------------
Monday,
February 18, 2013 2:20:29 PM
SÀI GÒN (NV) - Nhà báo Ðỗ Hùng, đồng
thời là một blogger (Mít Tờ Ðỗ), đã có ‘phát hiện’ thú vị, khi căn cứ vào chữ
viết tay của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, và cho biết ông Dũng rất nhiều lần
viết sai chính tả.
Thủ bút của ông Nguyễn Tấn Dũng khi đến thăm Trung Ðoàn
Không Quân 923. Các vòng tròn khoanh đỏ là những chữ sai chính tả. (Hình: Báo
Tiền Phong)
Theo
nhà báo Ðỗ Hùng, ông Nguyễn Tấn Dũng thường xuyên lẫn lộn giữa ‘dấu ngã’ và
‘dấu hỏi’. Ðỗ Hùng, viết trên trang Facebook của anh rằng, “Mình theo dõi lâu
rồi, thấy anh 3 (tức ông Nguyễn Tấn Dũng) rất chuộng dấu ngã. ‘Bão vệ’, ‘cũa’,
‘Ðãng, v.v.”
Nhà
báo Ðỗ Hùng căn cứ vào hai bằng chứng. Một là bút tích của ông Dũng ghi vào “sổ
vàng truyền thống” của Trung Ðoàn Không Quân 923, nơi ông Dũng đến thăm vào
ngày 26 Tháng Giêng, 2013. Hai là bút tích của ông Dũng ghi ngoài bì thư (Tháng
Mười Hai 2010) gởi ông Tư Kiên, một ân nhân từng cứu mạng ông Dũng, trong chiến
tranh.
“Phát
hiện” của nhà báo Ðỗ Hùng, ngay lập tức được lan truyền rất nhanh trên các
trang mạng ‘lề trái’ và trên mạng xã hội facebook.
Từ
đây, nhiều người còn nhận thấy, không chỉ viết sai ‘hỏi’ và ‘ngã’, ông Nguyễn
Tấn Dũng còn viết sai chính tả nhiều chữ khác nữa.
Trên
trang Blog của mình, blogger, nhà báo Trương Duy Nhất cho biết, bút tích “ghi
trong sổ lưu niệm” sau khi thị sát Trung Ðoàn Không Quân 923, Thủ Tướng Dũng
viết sai tùm lum: chữ ‘bảo vệ’ viết thành ‘bão vệ’, chữ ‘của đảng’ thành ‘cũa
đãng’, ‘thủ tướng’ thành ‘Thũ tướng’, ‘chính phủ’ thành ‘chính phũ’.
Vẫn
theo Trương Duy Nhất, ông Dũng có “Những lỗi viết hoa tùy tiện vô lối như
‘Trung Ðoàn’, ‘Nhà Nước’, ‘Thủ Tướng’, ‘Tổ Quốc’, ‘Anh hùng’... Trong khi cái
chữ đệm ‘Tấn’ ở dòng họ tên của ông lại không biết viết hoa. Ngay cái dấu chấm
câu cũng đặt không đúng chỗ.”
*
Thua học trò cấp 1
Nhà
báo Trương Duy Nhất phê bình ông Dũng, “Một đoạn vài câu ngắn tẹo mà sai be bét
thua... đứa học trò cấp 1 (tiểu học)!”
Theo
nhà báo Nhất, “Người (miền) Nam nhiều nơi hay mắc lỗi này, không phân biệt được
'dấu hỏi' với dấu ngã, cũng như người Bắc nhiều nơi không phân biệt được chữ n
với l, ch với tr...”
Thủ bút ngoài phong bì ông Nguyễn Tấn Dũng gởi ông Tư
Kiên. Các vòng tròn khoanh đỏ là những chữ sai chính tả. (Hình: VNExpress)
Nhưng
vẫn theo Trương Duy Nhất, “đã ngồi tới cái ghế thủ tướng, việc viết chưa sạch
lỗi chính tả sơ đẳng như thế là hết sức phản cảm và tệ hại”.
Ông
Nhất nói thêm, “Thủ tướng nên chịu khó dành chút ít thời gian đi học lại. Văn
phòng chính phủ nên mở lớp bổ túc kèm dạy lại cho thủ tướng khắc phục những lỗi
chính tả rất đỗi sơ đẳng vỡ lòng này.”
Và
rằng, “Việc tưởng nhỏ nhưng không nhỏ. Thủ tướng gì mà viết mấy dòng cũng chưa
sạch lỗi chính tả, sai tùm lum, sai be bét thua cả đứa học trò cấp 1.”
“Mấy
việc lớn tầm chính sách vĩ mô thì các phó thủ, bộ ngành hay các bộ phận chuyên
gia, trợ lý, thư ký chi đó có thể làm giúp cũng chẳng ai biết. Nhưng những việc
thế này thì không thể để ai cầm tay viết hộ được.” Nhà báo này nhận xét. (K.N.)
No comments:
Post a Comment