Saturday, 2 February 2013

BẢN ĐỒ TỰ DO BÁO CHÍ (RSF)




Chỉ số tự do báo chí: Nga – vị trí 148
Индекс свободы прессы: Россия - на 148 месте

Trong bảng xếp hạng tự do báo chí năm 2012, Nga nằm vị trí 31 từ dưới lên, chiếm vị trí 148 trong số 179. Tổ chức quốc tế "Phóng viên không biên giới" lập bảng xếp hạng hàng năm về tự do ngôn luận, giải thích sự giảm sút chỉ số Nga sáu điểm bởi "các cuộc đàn áp làn sóng biểu tình vô tiền khoáng hậu nổi lên sau khi Vladimir Putin   trở lại nắm quyền lực”.

Bài liên quan:

Các nhà hoạt động nhân quyền cũng chỉ trích Nga vì "sự bất lực không thể chấp nhận được" nhằm trừng phạt tất cả những người phạm tội giết người và tấn công vào các nhà báo.

Vị trí đầu tiên trong danh sách, như một năm trước đây, là Phần Lan. Các vị trí thứ hai và thứ ba - Hà Lan và Na Uy, trong năm đã hoán đổi vị trí cho nhau.

Turmenia cùng với Bắc Triều Tiên và Eritrea khóa đuôi danh sách.

"Phóng viên không biên giới" đánh giá giảm sút chỉ số tự do ngôn luận các nước thủ lĩnh của khu vực.

Bên cạnh Nga, xu hướng tiêu cực ghi nhận được tại Brazil, Trung Quốc, Ấn Đ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong các nhà tù của Trung Quốc "giam giữ rất nhiều các nhà báo và “các công dân Mạng” – “Phóng viên không biên giới” đã gọi các blogger có quan điểm công dân tích cực như thế.

Trong bảng xếp hạng tự do báo chí Trung Quốc vị trí 173 trong số 179 quốc gia.
Thổ Nhĩ Kỳ, nhường cho Nga chỉ một chút (154), được gọi là "nhà tù lớn nhất dành cho các nhà báo", đặc biệt là đối với những người chỉ trích các nhà chức trách vì quan điểm của họ trong vấn đ người Kurd.

Ấn Độ xếp trên Nga (140), tuy nhiên các nhà hoạt động nhân quyền đánh giá sự gia tăng kiểm duyệt Internet trong nước. Ở Brazil (108) có năm nhà báo đã bị giết hại.

Moldova đứng đầu

Tình hình ở các nước thuộc Liên Xô trước đây không nổi bật lớn về tự do.

"Phóng viên không biên giới" nhấn mạnh rằng, ngoại trừ các nước Baltic, Moldova (55), Armenia (74) và Georgia (100) là những quốc gia tốt nhất.

Azerbaijan (156) và Belarus (157) "khôi phục lại nguyên trạng" sau khi đã tụt một vài điểm vào năm ngoái. Chỉ số của các nước này phản ánh xu thế chung toàn thế giới liên quan đến sự giảm sút dần dần các cuộc biểu tình chống đối.

Tình hình với tự do ngôn luận “đang quay trở lại cấu hình bình thường" và cho thấy chính xác hơn thái độ của chính quyền nước này hoặc khác từ quan điểm viễn cảnh trung và dài hạn,

Tổ chức bảo vệ nhân quyền có tổng hành dinh đặt tại Paris nhấn mạnh rằng họ không đánh giá các hệ thống chính trị ở các nước khác nhau trên thế giới, tuy nhiên dân chủ mang lại sự bảo vệ cho “tự do xây dựng và phổ biến tin tức và thông tin đáng tin cậy” nhiều hơn và tốt hơn các nước mà ở đó các quyền con người bị vi phạm.

Việt Nam xếp thứ 172 trong số 179, cao hơn Trung Quốc một bậc!

Bản đồ tự do báo chí
Tổ chức quốc tế “Phóng viên không biên giới” lập bảng xếp hạng hàng năm về tự do ngôn luận. Bản đồ tự do báo chí căn cứ vào bảng xếp hạng trên. Phần bôi đen là những nước tự do báo chí bị bóp nghẹt, bôi đỏ là những nước đáng báo động về tự do báo chí.

Xem thêm:















No comments:

Post a Comment

View My Stats