Monday 14 October 2019

BẢN TIN NGÀY 14/10/2019 (Báo Tiếng Dân)




14/10/2019

BÀI MỚI
14/10/2019
14/10/2019
14/10/2019
14/10/2019
14/10/2019
14/10/2019
14/10/2019
14/10/2019
13/10/2019

*
*
BẢN TIN NGÀY 14/10/2019

Hiệp sĩ xin ra khỏi CLB phòng chống tội phạm

Báo Lao Động đưa tin: “Hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải nộp đơn xin ra khỏi CLB phòng chống tội phạm. Chiều 13/10, Chủ tịch UBND phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, xác nhận: Ông Nguyễn Thanh Hải, một trong những người đầu tiên xây dựng mô hình đội “hiệp sĩ” để sau này tỉnh Bình Dương ra quy chế thành lập Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, đã nộp đơn xin ra khỏi câu lạc bộ này.

“Hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải. Ảnh: Đình Trọng/ LĐ

Ông Hải xin rời CLB này vì cảm thấy không phù hợp với quy định hoạt động, khi UBND tỉnh Bình Dương quy định, thành viên CLB Phòng chống tội phạm ở phường nào thì chỉ được hoạt động trong địa bàn phường đó, nhưng ông Hải nhiều lần hoạt động ngoài phạm vi phường Phú Hòa. UBND phường đã mời ông Hải lên làm việc và nhắc nhở, nên ông Hải “cảm thấy quy chế gò bó không thể hoạt động rộng được nên nộp đơn xin ra khỏi câu lạc bộ của phường”.


Tội phạm Trung Quốc vẫn lộng hành ở VN

Trang An Ninh Thủ Đô đưa tin: Hệ thống Greenleafgroup.cn của Trung Quốc kinh doanh đa cấp trái phép tại Việt Nam. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, thuộc Bộ Công Thương, gần đây nhận được phản ánh về một số tổ chức, cá nhân thường xuyên tổ chức các hội thảo để giới thiệu về nhiều loại sản phẩm như hóa, mỹ phẩm và quần áo, phụ kiện… từ TQ mang tên Greenleaf (Lá xanh).

Cơ quan nói trên của Bộ Công thương cho rằng, “hoạt động kinh doanh và xây dựng mạng lưới trên có dấu hiệu là hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Tuy nhiên, cơ quan quản lý hiện chưa cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho tổ chức, đơn vị nào có tên  như trên” và khuyến cáo người dân không tham gia.

Mô hình hoạt động trả thưởng của Greenleaf.cn. Nguồn: ANTĐ


Xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La

Sáng 14/10/2019, TAND tỉnh Hà Giang sẽ mở lại phiên xét xử giáo viên, công an gian lận điểm thi, VnExpress đưa tin. Phiên tòa dự kiến kéo dài từ ngày 14 đến 16/10, xử tội những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nâng điểm cho hơn 100 thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này. 

Phiên tòa này vốn đã được mở vào giữa tháng 9/2019, nhưng rồi phải hoãn cả tháng vì vắng mặt tới 122 nhân chứng và những người liên quan. Lần này, 177 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tiếp tục bị triệu tập, trong đó phần lớn là phụ huynh có con được nâng điểm. Toà cũng triệu tập người làm chứng là các lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. Liệu họ có dám “vắng mặt tập thể” lần này và nếu họ làm vậy thì phiên tòa có tiếp tục bị hoãn thêm một tháng?

Báo Dân Việt đặt câu hỏi: Tòa xử thế nào nếu lại vắng nhiều nhân chứng vụ gian lận thi ở Hà Giang? LS Trần Tuấn Anh cho biết: “Nếu trường hợp nhân chứng không đến, mà những người tham dự phiên tòa có yêu cầu cần phải làm rõ những nội dung, tình tiết nào đó thì tòa sẽ công bố lời khai của những người làm chứng đã được thu thập trong quá trình điều tra. Trong trường hợp bắt buộc người làm chứng đó phải có mặt để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, vắng mặt người nhân chứng đấy sẽ không tiến hành xét xử được phiên toà, thì toà sẽ ra lệnh dẫn giải nhân chứng đến tòa để thực hiện việc khai báo”.


Tin giáo dục

Infonet đưa tin: Nam sinh lớp 9 ở Đà Lạt bị 20 người vây đánh hội đồng tại cây xăng. Vụ việc xảy ra vào khoảng 10h sáng ngày 13/10 tại xã Trạm Hành, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nạn nhân là em Trần Lâm, học sinh lớp 9 của Trường THCS Lam Sơn, TP Đà Lạt. Lúc xảy ra vụ việc, Lâm cùng một người bạn “ghé vào cây xăng để đổ xăng thì bất ngờ xuất hiện trên 20 người đi trên nhiều xe máy tới ập tới vây đánh Lâm và người bạn đi cùng”.

Clip ghi lại hình ảnh em Lâm bị đánh hội đồng ở cây xăng. Nguồn: Infonet

Báo Giáo Dục VN có bài: Nghịch lý từ các khoản đóng góp ở nhà trường. Nghịch lý của nền giáo dục VN: Các trường ở khu vực nông thôn, miền núi vốn rất thiếu giáo viên và cơ sở vật chất thì lại ít xảy ra hiện tượng lạm thu, còn hệ thống trường ở thành thị, được hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị, lại thường xuyên xuất hiện vấn đề lạm thu. 

Không phải ai sống ở thành thị của có điều kiện kinh tế đáp ứng được các khoản thu vô lý: “Nhà trường ở nơi kinh tế phát triển, đâu có biết rằng, trong một lớp học, bên cạnh nhiều phụ huynh có điều kiện tốt thì vẫn còn không ít phụ huynh khó khăn, lao động chân tay vất vả, chạy gạo từng bữa, nuôi cả gia đình giữa thời vật giá đắt đỏ”.

Hàng chục giáo viên hợp đồng Sóc Sơn xin rút không thi viên chức, theo VOV.  Tính đến ngày 13/10, số lượng giáo viên hợp đồng tại huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội làm đơn không thi tuyển viên chức năm 2019 là 89/256 người. Trước đó, tại huyện này đã có 78 người làm đơn không tham gia kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 của TP Hà Nội. Có giáo viên trên 20 năm giảng dạy vẫn không tham gia thi viên chức.

Lý do: “Sau thông báo của Hà Nội rằng trong số hơn 3.000 giáo viên hợp đồng, không có ai đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt theo Nghị định 161, hàng trăm giáo viên hợp đồng Sóc Sơn và TX Sơn Tây cũng đã đồng loạt làm đơn đề nghị Hà Nội tạm hoãn kỳ thi tuyển viên chức lần này”.


Sạt lở ở khắp nơi

Zing có bài của nhà nghiên cứu Joep Janssen: Đồng bằng sông Cửu Long oằn mình từng ngày đối phó nguy cơ xóa sổ. Hậu quả của tình trạng quy hoạch, xây dựng bừa bãi: “ĐBSCL đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng trong nhiều năm qua. Những cánh đồng trở nên khô cằn, sản lượng đánh bắt giảm, còn người dân buộc phải rời bỏ nhà cửa vì bờ sông xói mòn, sạt lở”

Ông Hanssen chỉ ra, “điều đáng lo ngại hơn là mức độ sụt lún nhanh chóng của đất đai tại khu vực này. Mỗi năm, trong khi mực nước biển cũng chỉ tăng vài mm thì bề mặt của đồng bằng lại sụt đến vài cm”. Lý do là hoạt động khai thác nước ngầm quá mức đến từ “chủ trương” của những quan chức, lãnh đạo, chỉ nghĩ đến quy hoạch, dự án mà xem thường thiên nhiên. 

VTC đưa tin: Rừng thông ven bờ Cửa Đại bị sóng biển ‘nuốt chửng’. Những ngày vừa qua, khu rừng thông ven bờ Cửa Đại, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam “bị đặt trong tình trạng báo động khi sóng lớn liên tục công phá, gây xói lở trầm trọng”. Một cụ ông đã sống hơn 40 năm ở khu vực này cho biết về tình trạng sạt lở rừng thông xuất hiện khoảng 3 năm trở lại đây:

“Trước đây, rừng thông kéo dài ra xa. Ước chừng sóng biển ‘ngoạm’ khoảng 50 mét khiến diện tích rừng thông bị thu hẹp dần. Tôi và bà con địa phương thực sự rất lo lắng. Bởi lẽ, cứ cái đà xói lở này, chẳng mấy chốc toàn bộ rừng thông sẽ bị nhấn chìm xuống lòng nước biển”. Theo người dân này, tình hình sạt lở rừng thông bờ Cửa Đại “đang ngày một diễn tiến mạnh. Số cây thông bị bứng gốc sau mỗi đợt sóng biển lớn ngày càng nhiều hơn”.

Khu rừng thông được trồng ở khu đất có tên gọi Cồn Doi, nằm ngay cửa biển Cửa Đại, nơi hạ nguồn sông Thu Bồn đổ ra biển lớn. Khu vực này đang bị xói lở trầm trọng, đứng trước nguy cơ bị biển “nuốt chửng”. Nguồn: VTC


Cập nhật tin nước có mùi lạ ở Hà Nội

Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về vụ vạn dân Hà Nội khốn khổ vì nước có mùi lạ: Chất bẩn từ đầu nguồn nước sông Đà? Một số người dân xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình cho biết, từ tối ngày 8/10 quanh khu vực suối đầu nguồn gần nhà máy nước sạch Sông Đà xuất hiện dầu nhớt đã qua sử dụng, có mùi khét rất khó chịu. “Do trời mưa, lượng dầu này tràn xuống nước của dòng suối đầu nguồn, sau đó tiếp tục chảy vào hồ Đồng Bài gây ô nhiễm nước. Trong khi đó, nhà máy nước sông Đà lấy nước trực tiếp từ hồ Đầm Bài”.

Vào chiều 13/10, tại khu vực suối đầu nguồn nói trên, dù trời vừa mưa xong nhưng dòng suối vẫn có mùi khét. Người dân địa phương cho biết, từ ngày 9/10, Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà đã thuê khoảng 50 người dân để vớt dầu loang trên bề mặt nước. Một người cho biết: “Dầu này rất lạ, có mùi khét và không thể giặt sạch. Mỗi lần vớt xong là chúng tôi phải đốt sạch quần áo”.

Báo Tuổi Trẻ viết: Vì sao nước sạch ở Hà Nội bốc mùi? Dân kêu, vẫn chưa có trả lời. Một người dân sống ở khu chung cư cao cấp Royal City Hà Nội cho biết, chưa bao giờ chứng kiến cảnh nước bốc mùi khó chịu như vậy, đến chiều 12/10, nước ở toàn khu vực này vẫn tiếp tục bốc mùi. Một người khác sống ở tòa chung cư VP6 khu đô thị Linh Đàm xác nhận, nhiều người ở đây phải mua nước từ xe bồn về làm nước sinh hoạt.

TS.BS Nguyễn Thị Kiều Anh, PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội nói về thời gian cần để hoàn tất xét nghiệm mẫu nước ô nhiễm: “Nếu chạy kịch tàu thì sẽ có kết quả xét nghiệm trước 7 ngày, còn theo quy trình xét nghiệm bình thường cần 10 ngày làm việc để có được kết quả xét nghiệm mẫu nước bốc mùi của Nhà máy nước sạch Sông Đà”.

                         https://www.youtube.com/watch?v=RIUkwlFiOFI


Ô nhiễm không khí

Báo Lao Động đặt câu hỏi: Sau 1 năm nữa, Hà Nội sẽ “bắt” được căn nguyên của ô nhiễm không khí? Bà Nguyễn Thanh Thuỷ, Trưởng phòng Quản lý dự án, Sở TN&MT TP Hà Nội, cho biết, hiện nay các cơ quan hữu trách ở Hà Nội đang tiến hành nghiên cứu các thành phần hoá học của hạt bụi PM2.5: “Chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu trong vòng 1 năm và xác định xem thành phần nào dẫn đến ô nhiễm không khí. Bao nhiêu phần trăm từ giao thông, bao nhiêu phần trăm từ than tổ ong… Chúng ta sẽ có câu trả lời sau 1 năm nữa”.

Cứ cho là chuyện trì hoãn tới một năm này là thật và sau chừng ấy thời gian, người dân sẽ có câu trả lời, thì đến lúc đó TP Hà Nội đã ô nhiễm đến độ nào. Liệu lúc đó sẽ còn được bao nhiêu người nước ngoài chịu ở lại thủ đô Hà Nội, khi bây giờ họ đã lên tiếng về tình trạng ô nhiễm ở đây, rằng ô nhiễm không khí buộc họ rời đi? Tại sao phải ngồi chờ một năm mới có kết quả, trong khi các nguồn thải gây ô nhiễm đất, nước, không khí xung quanh TP Hà Nội vẫn ngày đêm hoạt động? 

Trang Kinh Tế Môi Trường đặt câu hỏi: Điện than gây ô nhiễm không khí, vì sao Việt Nam vẫn không từ bỏ? Câu này phải hỏi bọn Tàu và bọn thân Tàu ở Hà Nội. Trong khi các nước phương Tây nhận ra sự tàn phá môi trường của nhiệt điện than và chuyển sang điện gió, điện mặt trời hoặc các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, thì VN vẫn bám lấy điện than. Ngay cả TQ cũng dần dần chuyển sang điện mặt trời, trong khi người TQ đầu tư điện than vào VN.


Bão lụt ở Nhật Bản

VietNamNet thống kê: Sau siêu bão tàn phá, lũ lụt ập đến Nhật, ít nhất 33 người chết. Ngày 13/10, hãng thông tấn Kyodo của Nhật trích dẫn thông tin do lực lượng cứu hộ và các cơ quan hữu trách của nước này, xác nhận, đã có ít nhất 33 người thiệt mạng, gần 100 người bị thương và 19 nạn nhân khác bị mất tích sau khi siêu bão Hagibis đổ bộ vào đất liền, tấn công Tokyo và nhiều khu vực ở miền trung, đông và đông bắc nước này, kể từ ngày 12/10.

Điều đáng lưu ý về Hagibis là, cơn bão này đã tăng cấp từ một cơn bão nhiệt đới thành siêu bão có sức mạnh Cat 5 chỉ trong 18 tiếng, thiết lập một kỷ lục hiếm có. Điều đó chứng minh lời cảnh báo của các nhà nghiên cứu môi trường: Trái đất nóng lên khiến các đại dương tích nhiều nhiệt hơn và sẵn sàng cung cấp năng lượng cho các cơn bão.

Chỉ khoảng một tháng sau khi siêu bão Dorian tạo nên quang cảnh “như địa ngục” ở quần đảo Bahamas ở vùng biển bờ Đông nước Mỹ, đến lượt Hagibis tàn phá nước Nhật và hiện giờ vẫn chưa tan hẳn, mà tiếp tục di chuyển (dù đã yếu đi) đến khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương. 

Nước Nhật bị tàn phá bởi siêu bão Hagibis. Nguồn: Kyodo News/VNN

Hình ảnh ‘lũ lụt không cọng rác’ ở Nhật Bản gây sốt, theo VTC. Thật ra Nhật và một số nước phát triển sản xuất nhiều rác nhất trên thế giới, do thói quen tiêu xài, mua sắm… Nhưng do họ phân loại, thu gom và có công nghệ xử lý và tái chế rác hữu hiệu, thay gì quăng ra khắp xóm làng như ở xứ ta, cho nên mọi người không thấy rác.

Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Đạt An bình luận: “Dân Nhật chuyên môn đi mua hàng hóa trong siêu thị nên chắc chắn tỷ lệ rác thải tiêu dùng từ nền công nghiệp đóng hộp rất nhiều. Người Nhật có thói quen và văn hóa ‘gói đồ ăn và nhiều thứ khác bằng lớp màng plastic tiện dụng’ hàng đầu thế giới. Nước Nhật cũng là quốc gia đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, về lượng thải rác nhựa… Thế cho nên chắc chắn họ có rác rất nhiều sau chuỗi tiêu dùng khổng lồ quốc nội“.


***

Tin nước Mỹ

Căng thẳng Trung Đông: 

Biểu tình ở Hồng Kông: 

***






No comments:

Post a Comment

View My Stats