Sunday 19 March 2017

TRUMP CHUẨN BỊ TRAO QUYỀN LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI CHO TRUNG QUỐC (Fareed Zakaria - Washington Post)




Fareed Zakaria  -  Washington Post
Lê Quốc Tuấn dịch
Posted by adminbasam on 18/03/2017

Lời dịch giả: Fareed Zakaria, tác giả nhiều cuốn sách phân tích chính trị nổi tiếng trong gần thập niên qua (trong đó có một cuốn tôi rất tâm đắc “The Post-American World” mà tôi đã dịch đăng nhiều kỳ trên mạng từ năm 2008) vừa viết một bài bình luận về Trump trên tờ Washington Post.

Xin dịch nguyên văn bài viết này tặng các fan hâm mộ Trump.

***

Một người đàn ông đẩy xe đẩy ngang qua biển quảng cáo ảnh TT Trump tại một tiệm báo ở Thượng Hải. Ảnh: AP

Chúng ta vẫn chưa có chương trình nghị sự chính thức cho cuộc họp tháng tới ở Florida giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng sau 75 năm Hoa Kỳ lãnh đạo trường quốc tế, hội nghị thượng đỉnh Mar-a-Lago có thể đánh dấu bước khởi đầu của việc chuyển giao quyền lực từ Hoa Kỳ sang tay Trung Quốc. Trump đã chấp nhận một chính sách rút lui khỏi thế giới, mở ra một không gian mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang háo hức.

Trong chiến dịch vận động tranh cử, Trump đã chống lại Trung Quốc, vì cho rằng đất nước này đang “hiếp dâm” Hoa Kỳ. Ông thề sẽ xem TQ là kẻ thao túng tiền tệ vào ngày đầu tiên của mình trong nhiệm kỳ. Nhưng ngay trong tương tác đầu tiên của mình với Bắc Kinh, ông đã nhượng bộ. Vài tuần sau cuộc bầu cử, Trump đưa ra ý kiến rằng ông có thể nâng cấp quan hệ với Đài Loan. Để đáp lại, Tập đóng băng tất cả các mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Washington trong tất cả các vấn đề, yêu cầu Trump phải tự mình đảo ngược lại – và chính điều ấy đã xảy ra. (Vài tuần sau đó, có thể chỉ là ngẫu nhiên, chính phủ Trung Quốc trao cho Tổ chức Trump hàng chục quyền thương hiệu ở Trung Quốc, với tốc độ và quy mô làm ngạc nhiên nhiều chuyên gia).

Tầm nhìn của chính quyền Trump về việc ly khai khỏi thế giới là một ơn trời ban cho Trung Quốc. Nhìn vào ngân sách đề xuất của Trump trong chủ trương cắt giảm đến 28% chi tiêu ngoại giao cho “quyền lực mềm”, viện trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Trong khi đó, từ thập niên qua, Bắc Kinh tăng gấp bốn lần ngân sách của Bộ Ngoại giao. Và điều đó không bao gồm những chi tiêu to lớn cho viện trợ và phát triển ở châu Á và châu Phi. Chỉ cần kiểm tra một số cam kết phát triển chính của Bắc Kinh, David Shambaugh từ Đại học George Washington ước tính tổng cộng là 1.4 nghìn tỷ đô la, so với Kế hoạch Marshall, hiện có chi phí khoảng 100 tỷ đô la.

Sức mạnh ngoại giao ngày càng tăng của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng. Một người đứng đầu chính phủ châu Á gần đây đã nói với tôi rằng tại tất cả các hội nghị khu vực, “Washington gửi đến hai nhà ngoại giao, trong khi Bắc Kinh gửi đến hàng chục. Người Trung Quốc có mặt tại tất cả các cuộc hội họp và các bạn thì lại vắng mặt”. Kết quả, ông nói, Bắc Kinh đang ngày càng đặt ra chương trình nghị sự cho châu Á.

Chính quyền Trump muốn tiết kiệm ngân sách của Hoa Kỳ cho Liên hợp quốc. Đây là bản nhạc làm vui tai Trung Quốc. Bắc Kinh từng cố gắng tạo ảnh hưởng trong cơ chế toàn cầu này trong nhiều năm qua. TQ đã tăng ngân quỹ cho U.N trong toàn thể các hội đồng và sẽ rất vui mừng đón nhận sự lúng túng khi Hoa Kỳ rút lui. Như Colum Lynch, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại, nhận định, Trung Quốc đã trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai trong việc gìn giữ hòa bình ở U.N và có nhiều lực lượng gìn giữ hòa bình hơn cả bốn thành viên Hội đồng Bảo an gộp lại. Tất nhiên, hậu quả của điều này là Trung Quốc sẽ có được ảnh hưởng gia tăng, từ những cuộc bổ nhiệm quan trọng đến các thay đổi chính sách trong toàn hệ thống của U.N.

Hành động quan trọng đầu tiên của chính quyền Trump là rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định vốn sẽ mở ra các nền kinh tế từng đóng cửa từ lâu như Nhật Bản và Việt Nam, nhưng cũng sẽ tạo ra một khối có thể chống lại sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc về thương mại ở châu Á. TPP, theo lời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, là “một bài kiểm tra” về sự tín nhiệm của Hoa Kỳ ở Châu Á. Với sự rút lui của Washington, ngay cả những đồng minh ủng hộ Mỹ như Úc đang phải bảo vệ mình. Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã nâng cao khả năng Trung Quốc gia nhập TPP, chủ yếu là việc chuyển một khối nước nhằm ngăn chặn Trung Quốc lại trở thành một nhánh ảnh hưởng bởi Trung Quốc.

Vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ luôn có ý nghĩa là các hiện diện tại một trong những điểm mới trong khoa học, giáo dục và văn hoá. Nhưng ở đây một lần nữa, Washington đang thu nhỏ khi Bắc Kinh tăng tốc. Trong ngân sách đề xuất của Trump, Viện Y tế Quốc gia, NASA và các phòng thí nghiệm quốc gia phải đối mặt với sự cắt giảm tồi tệ, cũng như nhiều chương trình trao đổi từng mang lại nhiều thế hệ lãnh đạo trẻ tuổi được đào tạo ở Hoa Kỳ và phô trương các giá trị của Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục mở rộng “Học viện Khổng Tử” trên toàn thế giới và hiện đang cung cấp 20.000 học bổng cho sinh viên nước ngoài sang Trung Quốc. Kinh phí cho khoa học của họ tăng lên mỗi năm. Kính thiên văn lớn lớn nhất thế giới hiện ở Trung Quốc, chứ không phải ở Hoa Kỳ.

Chính quyền của Trump muốn có một quân đội lớn mạnh hơn. Nhưng chưa bao giờ Trung Quốc tìm cách cạnh tranh với sức mạnh của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cho tôi biết rằng đây là một chiến lược của Liên Xô, từng bị thất bại thảm hại trong thời Chiến tranh Lạnh, Ngụ ý là: Hãy để Washington lãng phí nguồn lực của Lầu năm góc, trong khi Bắc Kinh sẽ tập trung vào kinh tế, công nghệ và quyền lực mềm.

H.R McMaster, người cố vấn an ninh quốc gia của Trump, từng nhận xét rằng cố gắng chiến đấu cân xứng với Mỹ là “ngu ngốc.” Một chiến lược thông minh sẽ là một sự bất đối xứng. Người Trung Quốc dường như hiểu được điều này.

-------------------------------

Phạm Thanh Giao  (FB Giao Thanh Pham)  |   Friday, March 17 at 7:56pm






No comments:

Post a Comment

View My Stats