Saturday, 25 March 2017

CỨU SƠN TRÀ ! CỨU MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐÀ NẴNG ! (Hàn Giang - VNTB)




Hàn Giang

(VNTB ) - “Bán đảo Sơn Trà thực sự là niềm tự hào của bản thân tôi cũng như những người dân khác trước sự thu hẹp dần diện tích rừng chắc chắn rất nhiều người dân và đặc biệt là những người làm công tác Bảo Tồn thiên nhiên cảm thấy đau xót vô cùng. Tôi có hai người bạn người Đức cách đây 7 năm họ đến Việt Nam để làm việc trên Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà, họ nhặt nhạnh từng cái rác chỉ để không ảnh hưởng đến động -thực vật, còn chúng ta thì đang làm gì với Sơn Trà vậy?” – những nỗi niềm của bạn trẻ tên Đạt...

Một khúc Sơn trà bị băm nát (ảnh: HC- Infonet)

Bán đảo Sơn Trà non nước hữu tình, trong lòng người dân Đà Nẵng và hàng ngàn, hàng triệu du khách quốc tế nó không chỉ là nơi quân sự trọng yếu của miền Trung mà còn là nơi du lịch sinh thái thơ mộng, đẹp vô cùng. Hàng loạt bản tin báo đài kéo dài mấy tuần qua phản ánh những dự án “bê tông hóa” đã băm nát bán đảo Sơn Trà khiến dư luận khắp nơi không khỏi tiếc nuối và bức xúc. Một chiến dịch cứu Sơn Trà đã khai pháo...

Bà Nà đã mất hoang sơ, chẳng lẽ nay mất thêm Sơn Trà...?

Một bạn trẻ tên Đạt ở Đà Nẵng nhiều lần cùng bạn bè có những chuyến dã ngoại tại bán đảo Sơn Trà ngay sau khi hay tin những dự án sắt thép, bê tông đang băm nát thiên nhiên hoang dã, thu hẹp khoảng xanh của rừng rậm đã bày tỏ cảm xúc đau xót.

Bán đảo Sơn Trà thực sự là niềm tự hào của bản thân tôi cũng như những người dân khác trước sự thu hẹp dần diện tích rừng chắc chắn rất nhiều người dân và đặc biệt là những người làm công tác Bảo Tồn thiên nhiên cảm thấy đau xót vô cùng. Tôi có hai người bạn người Đức cách đây 7 năm họ đến Việt Nam để làm việc trên Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà, họ nhặt nhạnh từng cái rác chỉ để không ảnh hưởng đến động -thực vật, còn chúng ta thì đang làm gì với Sơn Trà vậy?”
Hy vọng tới đây lãnh đạo thành phố Đà Nẵng sẽ có chủ trương đúng đắn để tạo niềm tin cho người dân

Đó là câu hỏi và niềm hy vọng của anh Đạt cũng là của chung người dân Đà Nẵng là phải làm sao giữ cho bằng được “lá phổi xanh của thành phố”, cây cối, động vật ở bán đảo Sơn Trà đang dần chết nếu không kịp ra tay cứu.

Ai cũng biết bán đảo Sơn Trà là lá phổi xanh của Đà Nẵng, hơn nữa đây còn là Khu Bảo Tồn thiên nhiên với hơn 1000 loài thực vật và 300 loài động vật (theo số liệu của trung tâm bảo tồn GreenViet) trong đó có 40 loài thuộc loại quý hiếm nguy cấp cần được bảo vệ. Đặt biệt tại đây có sự tồn tại của loài voọc Chà Vá Chân Nâu nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Việc bảo về KBTTN Sơn Trà khỏi tình trạng “bê tông hóa” (BTH) không chỉ là bảo vệ bầu không khí, cảnh quan thiên nhiên cho Đà Nẵng mà còn góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học và nguồn gen động- thực vật quý hiếm. Việc BTH bán đảo Sơn Trà làm mất đi phần lớn diện tích rừng và mất cân bằng sinh thái gây nguy hiểm cho các loài động vật tại đây” - lời của anh Đạt.

Theo báo đài Nhà nước thông tin, có 40 biệt thự đang xây dựng ở bán đảo Sơn Trà chưa có giấy phép xây dựng, những dự án này nằm trong Dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa của Công ty Cổ phần Biển Tiên Sa (thuộc phường Thọ Quang, Sơn Trà). Ủy ban quận Sơn Trà ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng đối với những sai phạm này của Công ty cổ phần Biển Tiên Sa.

Tuy nhiên, vào chiều ngày 19/03/2017, Chủ tịch Ủy ban thành phố Đà Nẵng là ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn và lãnh đạo các Sở ban ngành Đà Nẵng đã có chuyến kiểm tra thực địa công trình xây dựng Tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Biển Tiên Sa tại khu vực Tây bắc bán đảo Sơn Trà đã cho biết sai thì đình chỉ, xử phạt và đồng thời xem xét để Chủ đầu tư bổ sung đầy đủ giấy tờ, cho phép chủ đầu tư tiếp tục thi công.

Một chiến dịch cứu Sơn Trà thoát khỏi “bê tông hóa” do những người yêu Đà Nẵng phát động, hiện đang thu thập chữ ký gửi tâm thư đến Thủ tướng Chính phủ.

Một bạn trẻ khác tên Ngạn cũng ở Đá Nẵng cho biết, việc cứu Sơn Trà trong hoàn cảnh thực tại là một việc làm hết sức có ý nghĩa.

Sơn trà được biết đến là một khu bảo tồn thiên nhiên có loài Vooc quý hiếm, là " lá phổi xanh " của Đà Nẵng. Về vị trí địa lý, Sơn Trà nằm sát sườn trung tâm thành phố, một lợi thế khá lớn để phát triển du lịch sinh thái khi không phải tốn quá nhiều thời gian cho việc di chuyển. Chúng ta đã mất núi Bà Nà, hầu như khách du lịch Tây rất ít đặt chân đến đây, vì sao ư ? Việc gì người ta bỏ tiền ra để chơi đu quay tàu lượn - những thứ đầy rẫy ở xứ người và có thể bắt gặp bất cứ đâu trên thế giới. Hơn nữa, người dân bản địa và đa số khách du lịch sẽ không được hưởng lợi ích từ món quà thiên nhiên này khi nơi đây là những dự án siêu biệt thự nghỉ dưỡng - nơi các tập đoàn bỏ tiền ra bằng mọi cách cưỡng đoạt nhằm phục vụ cho một số ít những người có tiền. Vì thế, Sơn Trà bây giờ như một viên ngọc xanh quý hiếm, cần gìn giữ chắt chiêu, và quan trọng hơn là phát triển đúng hướng.”

Bạn trẻ tên Dung cho biết Bán đảo Sơn Trà được xem là lá phổi xanh của thành phố, là bán đảo duy nhất còn lại của Việt Nam còn giữ được hệ sinh thái đa dạng, hài hòa giữa lòng đô thị và tự nhiên. Theo các tướng quân đội thì đó còn là khu vực phòng thủ quân sự. Dung chia sẻ tiếp:

Việc “bê tông hóa” Sơn Trà trước hết là làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái mang tính bản địa, sau đó là sự giảm thiểu Vooc Chà Vá, vốn là động vật quý hiếm được nằm trong sách đỏ Thế giới. Cứu Sơn Trà là cứu môi trường, cảnh quan thiên nhiên, động vật hoang dã, phòng thủ quân sự mang tính chiến lược của thành phố mà lợi nhuận kinh tế mang lại không thể nào bù đắp nổi.”

 Vooc quý hiếm tại Sơn Trà (ảnh: Facebook Liem Mink Solo)

Để cho bán đỏa Sơn Trà bị băm nát như ngày hôm nay rồi mới vào cuộc chung tay bảo vệ, trách nhiệm trước tiên thuộc về các cấp lãnh đạo ở Đà Nẵng.

Bạn trẻ tên Ngạn đã bảy tỏ thật đáng buồn:

Sau khi bị báo chí phanh phui, các cấp chính quyền Đà Nẵng giải bày với những câu nói thân quen: '' không biết, không nghe báo cáo, không thấy v.v '' Thật đáng buồn cho những vị lãnh đạo ''tật nguyền'', tật nguyền trong não trạng. Nói thẳng ra thì các vị lãnh đạo vì lợi ích tiền - quyền mà thôi. Các vị đấy chả ngu đến mức cho dân đen dạy phải làm sao đối với môi trường.”

Kết thúc chia sẻ với Việt Nam Thời Báo, Ngạn trích câu nói của cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, tuy khá chua cay nhưng nghĩ nó phù hợp với hiện trạng đất nước: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu”.

Đúng như vậy, trách nhiệm phải thuộc về toàn dân, về quyết định chính trị của mình, vì chính trị sẽ quyết định tất cả !”

Còn bạn trẻ tên Dung cho biết, bán đảo Sơn Trà ở thực tại tuy đã có các công văn của Thủ tướng chính phủ cũng như các hiệp hội, tổ chức và cá nhân yêu mến Sơn Trà gửi kiến nghị trình lên Ủy ban Thành phố, và ông Nguyễn Xuân Anh (bí thư Đà Nẵng) cũng đã cam kết “Phát triển bền vững gắn với môi trường”, ông Huỳnh Đức Thơ (chủ tịch Đà Nẵng) cũng đưa ra “ xây dựng không đúng quy hoạch cần phải đập bỏ”.

Tuy nhiên câu trả lời của chính quyền trước truyền thông, báo chí và người dân lại thấy bất nhất với hành động. Chưa thấy có một hành động nào rõ ràng và thiện chí trong việc trồng, khôi phục cây rừng ở khu bán đảo sau khi nhà đầu tư dỡ cọc móng ở khu rừng cấm Quốc gia này.”- Dung kết lời.

Hãy nhìn tấm gương thảm họa môi trường sông Thị Vải của quá khứ, của Hưng Nghiệp Formosa ở hiện tại và của Boxit ở Tây Nguyên mà lãnh đạo Đà Nẵng điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể phát triển khu sinh thái bán đảo Sơn Trà, bởi lẽ Đà Nẵng đã “Tây hóa” Bà Nà, đã mất mấy Bà Nà hoang dã trong lòng dân nay chẳng lẽ mất thêm Sơn Trà? 

----------------------------------


Tháng 8 năm ngoái, sau thảm họa Formosa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: "Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế"
Và đây là cách người ta hưởng ứng ông ấy ở Đà Nẵng: Băm nát một góc Khu bảo tồn thiên nhiên đổi lấy 100 biệt thự nghỉ dưỡng và phòng khách sạn.

Tuy nhiên nếu đổ hết lỗi cho chủ đầu tư công ty Biển Tiên Sa thì cũng không thật thỏa đáng bởi lẽ nếu không được bật đèn xanh bởi các văn bản pháp lý của UBND Đà Nẵng và cả Thủ tướng đương nhiệm, hẳn công ty này đã không dám 'xuống tay' với Sơn Trà như vậy.

Cụ thể, từ năm 1977, với Quyết định 41-TTg của Thủ tướng thời đó là Phạm Văn Đồng, Sơn Trà được bảo vệ theo chế độ rừng cấm với các quy định rất nghiêm ngặt áp dụng cho "toàn bộ bán đảo và vùng xung quanh chân núi kéo dài ra 500m", tổng diện tích là 4.439 hécta.

Bẵng hơn 30 năm, đến 2008, UBND thành phố Đà Nẵng, dựa trên Luật Bảo vệ Phát triển rừng 2004 đã ra Quyết định 6758 Phê duyệt Quy hoạch rừng ở Đà Nẵng, cắt bớt diện tích được coi là rừng đặc dụng (hay rừng cấm) của Sơn Trà xuống còn chỉ hơn một nửa là 2.591 hécta.

Đây chính là quyết định mở đường để các công trình nghỉ dưỡng kiểu như InterContinental của SunGroup triển khai ở Sơn Trà và nhiều dự án khác được cấp phép.

Tuy nhiên, đáng chú ý là Quyết định 6758 này của UBND thành phố Đà Nẵng đã vi phạm nguyên tắc của chính Luật Bảo vệ Phát triển Rừng 2004 là chỉ Thủ tướng mới được chuyển mục đích sử dụng khu rừng mà Thủ tướng đã xác lập trong quá khứ, chứ UBND thành phố không có thẩm quyền đó.

Có lẽ ý thức được sự vi phạm thẩm quyền này, cách đây vài năm UBND thành phố Đà Nẵng đã đề nghị được xây dựng Quy hoạch mới cho bán đảo Sơn Trà để Thủ tướng thông qua. Và đây là lý do ra đời của Quyết định 2163 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 11 năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch Sơn Trà trở thành Khu Du lịch Quốc gia, theo đó 1/4 bán đảo (1.056 hécta trong tổng số 4.439 hécta) được sử dụng để phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia với các công trình nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa-tâm linh... với mục đích thu hút hàng triệu du khách.

Nghĩa là, Công ty Biển Tiên sa có thể làm hơi quá tay, nhưng mở đường cho nó chính là Quyết định 6.758 sai luật cách đây gần 10 năm của UBND Đà Nẵng và việc hợp thức nó gần đây bằng Quy hoạch trên của Thủ tướng.

Trong một câu chuyện khác, nhiều người hẳn còn nhớ Sơn Trà cũng là nơi cư trú của Voọc Chà vá Chân nâu - được mệnh danh là 'nữ hoàng linh trưởng', có tên trong sách đỏ và vừa được chọn làm biểu tượng của Đà Nẵng trong APEC 2017. Với gần 1/4 diện tích bán đảo tới đây được tập trung phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia môi trường sống của loài động vật quý hiếm này và toàn bộ hệ sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dường như có một câu hỏi khác đang đặt ra với mô-típ tương tự Formosa:
"Chọn Voọc Chà vá Chân nâu hay khách sạn?"

Chỉ khác là lần này nó đến từ người Việt. Nhưng chúng ta vẫn phải là người trả lời.

---
Quyết định 41-TTg về các Khu rừng cấm: https://goo.gl/qzcH2w
Luật Bảo vệ rừng 2004: https://goo.gl/qK0pAf
Quyết định 6758 của UBND Đà Nẵng: https://goo.gl/EB1pv6
Quyết định 2163 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Khu Du lịch https://goo.gl/3edZFm

Ảnh: Góc Sơn Trà bị băm nát. Nguồn: Tuan Els


-----------------------------

Cùng Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, kêu gọi cộng đồng tham gia chia sẻ quan điểm đề nghị Thủ tướng xem xét lại…
WAKEITUP.NET

*
*
20 hrs · 
Cũng ở Sơn Trà, SunGroup đã rao bán 20 căn biệt thự, mỗi căn có giá trung bình 100 tỷ (~5 triệu USD).
Chưa biết công ty Biển Tiên Sa sẽ chào giá bao nhiêu đối với 100 căn biệt thự mà họ đang xây tại Sơn Trà ở một vị trí còn đắc địa hơn so với SunGroup.
Những câu hỏi như vì sao Tổng cục Du lịch lại trình dự thảo Quy hoạch Khu du lịch quốc gia để Thủ tướng phê duyệt theo hướng 'nhét' tới 1600 phòng khách sạn vào Sơn Trà; vì sao chính quyền thành phố lại giơ cao đánh khẽ, chấp ...

*
*
Phuong Tran Red-shanked Douc is facing extinction in Vietnam !
Voọc Chà vá Chân nâu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam !
https://youtu.be/tgjPSqXoqxA

YOUTUBE.COM

*
Dã ngoại cuối tuần để Giữ lấy Sơn Chà
Chẳng người Đà Nẵng nào lại không có kỷ niệm với Sơn Chà, hay còn gọi là Sơn Trà - cách gọi nào cũng đúng. Sơn Chà chính l...

*
*
Bản tin của VTC1 cung cấp cái nhìn toàn cảnh về những gì đang xảy ra ở Sơn Trà, với tiếng nói của những người đang đi đầu trong việc bảo vệ toàn vẹn hệ sinh thái cho Khu Bảo tồn thiên nhiên này như Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh (FB Song Bien) và đại diện GreenViet Bùi Văn Tuấn (FB Tuan GreenViet).
Mời mọi người cùng xem, và kí tên bảo vệ Sơn Trà theo link bên dưới:

*
*
 · 
KÝ TÊN CỨU SƠN TRÀ
Không còn quá nhiều cơ hội để chúng ta có thể cứu lấy Sơn Trà. Hãy làm điều bạn có thể. Đây là một trong số đó.




No comments:

Post a Comment

View My Stats