Sunday 19 March 2017

TRUNG CỘNG VỪA TẠO RA CỚ QUÁ RÕ RÀNG & CHÁNH ĐÁNG ĐỂ TT TRUMP THẲNG TAY TRỪNG PHẠT (Gordon Chang – Forbes.com)




Gordon Chang Forbes.com

Mới hôm thứ Bảy vừa rồi, bộ trưởng Công Nghiệp và Kỹ Nghệ Thông Tin của Trung Cộng là Miao Wei đã phải ráng trấn an giới kỹ nghệ của các nước là chính sách tài trợ các công ty Nhà nước của Bắc Kinh không nhắm vào tham vọng đè bẹp các công ty ngoại quốc đầu tư tại đất nước này. Bộ trưởng Wei đang cố phản bác lại sự chỉ trích của các công ty ngoại quốc đối với chính sách ưu đãi các công ty quốc doanh do Bắc Kinh đưa ra.

Tháng trước, Trung Cộng đã đưa ra chính sách hổ trợ các công ty quốc doanh do bộ Công Nghiệp và Kỹ Nghệ Thông Tin chủ quản, có tên là "Sản xuất tại Trung Quốc 2025," viết tắt là CM 2025.

Mọi quốc gia đều có chính sách để ráng hổ trợ nền sản xuất nội địa nhưng kế hoạch CM 2025 của Bắc Kinh hoàn toàn không nằm trong mục tiêu này. 

Kế hoạch này sẽ tung ra gần 300 tỷ Mỹ kim để hổ trợ trên dưới khoảng 10 ngành kỹ nghệ, từ công nghệ hàng không, công nghệ sản xuất các người máy tự động cho kỹ nghệ, công nghệ sản xuất xe điện, sản xuất các mạnh vi tính bán dẫn, vân vân... Mục tiêu của kế hoạch này là muốn nền công nghiệp và kỹ nghệ thông tin của Trung Cộng có đủ khả năng tự sản xuất mọi thứ cần thiết ở mọi công đoạn để thị trường kỹ nghệ của đất nước này trở nên khép kín không còn chổ để các công ty ngoại quốc hoạt động từ đây cho đến trước năm 2020 và năm năm năm sau đó.

Nói một cách ngắn gọn hơn, Bắc Kinh muốn nền sản xuất nội địa chiếm 80% tổng sản lượng trong nền công nghiệp kỹ thuật cao.

Để đạt được tham vọng này, kế hoạch CM 2025 tuôn tài chánh dồi dào từ ngân quỹ quốc gia để các công ty quốc doanh của Trung Cộng bành trướng, ra sức thâu tóm tất cả các công ty ngoại quốc liên quan đến các ngành kỹ nghệ nêu trên.

Hội Đồng Thương Mại và Đầu Tư tại Trung Cộng của Âu Châu khẳng định kế hoạch CM 2025 "thật ra đây là kế hoạch quốc hữu hóa mọi ngành nghề kỹ nghệ then chốt từ sản xuất đến tiêu thụ và triệt tiêu cạnh tranh tự do."

Viện nghiên cứu chiến lược chuyên về các vấn đề Trung Quốc của Đức là Mercator khẳng định rằng Bắc Kinh đang tạo ra các đại công ty rất mạnh để hòng độc chiếm thị trường nội địa và có ưu thế cạnh tranh trên thị trường tự do quốc tế trước các tập đoàn tư bản tư nhân của các nước khác.

Ủy Ban Giám Sát Thương Mại Hoa Kỳ cũng đang sắp sửa công bố quan điểm của chính phủ mình tương tự như quan điểm của Hội Đồng Thương Mại Âu Châu.

Bộ trưởng Wei cố phản bác các buộc như trên đối với Bắc Kinh. Vào hôm thứ Bảy, ông ta vòng vo lý giải kế hoạch CM2025 nhưng hoàn toàn cứng họng khi cố che đậy âm mưu độc chiếm thị trường nội địa của Bắc Kinh. Ông ta chối và cho rằng con số chỉ tiêu chiếm 80% thị trường nội địa chỉ là dự đoán. "Chúng tôi thực hiên kế hoạch này hoàn toàn không vì tham vọng độc chiếm thị trường với chỉ tiêu 80% như đề ra" - bộ trưởng Wei lấp liếm.

Tuyên bố của Wei không thể nào tin được. Kế hoạch CM 2025 là một sự sao chép về mặt chiến lược mà Bắc Kinh đã từng đem ra sử dụng trong quá khứ để cô lập các công ty ngoại quốc làm ăn tại đất nước này. Kế hoạch này là dã tâm làm tê liệt khả năng cạnh tranh của các công ty ngoại quốc đối với thị trường Trung Quốc. Đâu có lý do gì Trung Cộng lại tung ra cả chục tỷ Mỹ kim trong kế hoạch CM 2025 để khiến sự tự do cạnh tranh tiếp tục tồn tại gây bất lợi cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh của mình?

Bắc Kinh từng có nhiều chính sách ban hành thành công trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, nhưng chính sách CM 2015 này thì lại không thể nào thành công vì quá hoang tưởng "vẽ vời", như lời khẳng định của giáo sư Sara Hsu thuộc đại học New York (NYU).

Trước hết, CM 2015 đã sai lầm bỏ qua một lỗ hổng thường thấy đối với hệ thống kinh tế quốc doanh. Đó là sự trì trệ thiếu linh động của các tập đoàn kinh tế quốc doanh.

Đúng là Bắc Kinh có một vài công ty quốc doanh ăn nên làm ra, chẳng hạn như đại công ty Huawei Technologies. Tuy nhiên, đem sự thành công của công ty này mà nhân rộng ra cho nhiều công ty quốc doanh khác của trên dưới hơn mười ngành kỹ nghệ khác nhau là điều mà lề lối điều hành kinh tế quốc doanh không thể nào thực hiện nổi.

Vào đến năm 2025, quan chức ở Bắc Kinh có thể liệt ra vài công ty ăn nên làm ra trong mười ngành kỹ nghệ cao được Bắc Kinh cố tình hổ trợ hết sức tốn kém, nhưng thực tế, như giáo sư Hsu từng nêu ra, "liệu chương trình CM 2025 tốn kém này có cần thiết không khi hiệu quả đem lại cũng chỉ bằng sự mở cửa tự do cạnh tranh buộc các công ty Trung Quốc phải năng động cải tiến và hoạt động hiệu quả hơn?" 

Hệ thống kinh tế quốc doanh phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu chính trị của chế độ hơn là lý do kinh tế thuần túy. Giới lãnh đạo của Trung Cộng, như Tập Cận Bình từng tuyên bố ở Davos vào năm nay là ủng hộ toàn cầu hóa và tự do thương mại, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh cố gắng bảo hộ mậu dịch, đóng cửa thị trường nội địa cho bằng được nếu có thể.

Bảo hộ mậu dịch thoáng nhìn thì có vẻ hợp lý, nhưng chỉ hợp lý trong thời gian ngắn mà thôi. Kinh tế Trung Cộng cũng đã từng ổn định vào năm đầu tiên khi Mao cầm quyền nhờ vào đóng cửa thị trường bế quan tỏa cảng.

Thế nhưng, về lâu về dài, thì chính sách bảo hộ mậu dịch, đóng cửa thị trường đem đến đại họa. Kinh tế của Trung Cộng lao xuống đáy vực chỉ trong mười năm Mao cầm quyền. Ngày hôm nay, nền kinh tế của Trung Cộng đang có xu hướng đi theo vết xe đổ của Mao. Trung Quốc, sau một thời gian cam kết mở cửa và cải cách kinh tế bởi Đặng Tiểu Bình, được phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng, nay lại đang lao với một tốc độ ngày càng nhanh theo quan điểm kinh tế của Mao, tức là mọi thứ điều phải do nhà nước kiểm soát, vì Tập Cận Bình dù sao cũng là người rất mong được quyền uy như Mao, và bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Mao.

Kế đến, chính sách kinh tế CM 2015 rập khuôn (Mao) của Tập Cận Bình, dựa trên mặt lý thuyết hết sức hoang tưởng mà nói, chỉ có thể thành công khi các công ty ngoại quốc quy phục Bắc Kinh hoàn toàn, không phản đối chống trả sự khống chế thị trường của Bắc Kinh, vẫn mù quáng sẵn sàng đầu tư đổ tiền ồ ạt vào Trung Quốc mà không cần gặt hái lợi nhuận gì cả?! 

Điều này không thể nào xảy ra. Năm ngoái, đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc đã giảm hẳn. Và sự sút giảm đầu tư vẫn không dừng lại vào năm nay, nhất là trong khi kinh tế của Trung Cộng vẫn đang tiếp tục co cụm suy thoái và cần đầu tư ngoại quốc để chống đỡ suy thoái, thì Bắc Kinh lại đổ thêm dầu vào lửa khiến tình trạng đầu tư sút giảm, kinh tế co cụm càng nhanh hơn, khi mà Bắc Kinh tiếp tục hạn chế tối đa không cho các công ty ngoại quốc chuyển lợi nhuận của mình về lại bản xứ trong nỗ lực và dã tâm bóp nát các công ty ngoại quốc của họ Tập.

Càng nhiều tiền đầu tư và kỹ thuật đổ vào thì càng tốt cho nền kinh tế đang co cụm của Trung Cộng thì kế hoạch CM 2025 chỉ khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi Trung Quốc để đầu tư vào các quốc gia khác. Và đúng như sự khẳng định của Hội Đồng Thương Mại ở Trung Quốc của Âu Châu, "kế hoạch CM 2025 chỉ cố xua đuổi các công ty ngoại quốc để rồi khả năng cải tiến kỹ thuật của nền kinh tế Trung Cộng bị tổn thất."

Cuối cùng, các quốc gia khác sẽ bắt đầu tiến hành bảo hộ mậu dịch đối với Trung Cộng để chống lại kế hoạch CM 2025.

Như tờ báo Financial Times loan báo, Peter Navarro, người đứng đầu Hội Đồng Cố Vấn Thương Mại do tổng thống Trump mới thành lập, cùng với cố vấn trưởng Steve Bannon, đang có nhiều ảnh hưởng tại Tòa Bạch Ốc, và thắng thế trong quá trình tranh cãi khi vạch định kế sách thương mại cho chính phủ Hoa Kỳ.

Nếu quan điểm về đối sách thương mại của hai vị yếu nhân này được tổng thống Trump nghe theo hoàn toàn, Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt trước chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch rất bấp bênh của Bắc Kinh. Dù sao đi nữa, trong bài diễn văn tại Hội đồng Thương Mại Quốc Gia, tiến sĩ Navarro cũng đã khẳng định thậm hụt mậu dịch cũng là vấn đề an ninh quốc gia, và chỉ đích danh Trung Cộng là nguồn gốc của hơn phân nữa tổng trị giá thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ, (ý của Navarro muốn ám chỉ Trung Cộng thực sự là mối đe dọa chính yếu đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.)

Lời khẳng định của tiến sĩ Navarro không phải là không có lý. Những công ty của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng trực tiếp do kế hoạch CM 2025 của Bắc Kinh chẳng ai khác hơn chính là Boeing, Intel và General Electric (GE)

Trump được thắng cử để đảm nhiệm trọng trách bảo vệ quyền lợi của Boeing, Intel và GE, cũng như bảo vệ công ăn việc làm cho giới công nhân thợ thuyền tại Mỹ- và trước cách ứng xử đầy dã tâm của Bắc Kinh muốn khống chế mậu dịch, bộ trưởng Wei thực tế đang tặng cho tổng thống Trump một cái cớ quá rõ ràng và chính đáng để ông thẳng tay trừng phạt (mậu dịch) Trung Cộng.


19/3/2017





No comments:

Post a Comment

View My Stats