Friday, 17 March 2017

FOX NEWS : MỨC ỦNG HỘ CỦA DÂN MỸ DÀNH CHO TT TRUMP GIẢM (Người Việt Online)




March 16, 2017

WASHINGTON, DC (NV) – Cử tri Mỹ cho rằng Tổng Thống Donald Trump thi hành nhiều điều hứa hẹn trong thời gian tranh cử hơn phần lớn các tổng thống khác, và số người cảm thấy lạc quan hơn về tình hình kinh tế cao nhất từ hơn một thập niên qua. Tuy nhiên, mức ủng hộ dành cho ông vẫn sút giảm, theo kết quả một cuộc thăm dò do Fox News thực hiện và công bố hôm Thứ Tư.

Có tới 48% người được hỏi cho rằng tình hình kinh tế nay khá hơn cho gia đình họ, so với 29% không đồng ý.
Con số 48% này là cao nhất kể từ khi có câu hỏi về điều này trong các cuộc thăm dò khởi sự từ năm 2003 tới nay.
Chỉ năm tháng trước, có tới 48% cho rằng tình hình kinh tế tệ hại hơn, so với 37% thấy ngược lại.
Tuy lạc quan về tình hình kinh tế, đa số người được hỏi vẫn cho rằng thế giới này đang trở nên tệ hại hơn.
Có 54% người được hỏi cho thấy cảm nghĩ này, giảm một chút so với 57% năm 2016 và 58% năm 2014.
Sự thay đổi trong thành phần cử tri cũng được thấy rõ ràng: sự lạc quan về kinh tế tăng 54% trong thành phần Cộng Hòa, và giảm 29% trong thành phần Dân Chủ từ Tháng Mười tới nay.
Số người nói rằng thế giới trở nên tệ hại hơn đã tăng ở phía Dân Chủ, thêm 26%, trong khi phía Cộng Hòa giảm 32%.
Ông Trump được sự ủng hộ nhiều nhất về mặt kinh tế, ở mức 47%, trong khi 44% không hài lòng. Về mặt chống khủng bố, ông Trump được 45% ủng hộ, với 48% không đồng ý. Giới cử tri không đồng ý nhiều hơn với các chính sách khác của ông Trump, như di trú (41% ủng hộ, 56% chống), y tế (35% ủng hộ, 55% chống) và mối quan hệ với Nga (33% ủng hộ, 55% chống).
Ngoài ra, có 54% bày tỏ sự không ủng hộ đối với việc Tổng Thống Trump sửa lại sắc lệnh cấm cư dân từ sáu quốc gia đến Mỹ. Số phần trăm tin rằng lệnh cấm này giúp nước Mỹ an toàn hơn đã giảm 8% kể từ tháng trước và nay ở mức 34%.
Ðiều quan trọng là sự ủng hộ cho ông Trump nói chung đã giảm thêm 5% nữa. Con số ủng hộ hiện nay là 43%, trong khi có 51% không hài lòng. Hồi Tháng Hai, tỉ lệ này là 48% so với 47%.
Cuộc thăm dò cũng hỏi về việc ông Trump dùng Twitter. Có khoảng 1/3 những người bỏ phiếu cho ông Trump (35%) tán đồng việc ông tweet, nhưng chỉ có 16% tất cả các cử tri ủng hộ. Những người còn lại có thái độ không đồng ý (50%), hay “ước gì ông cẩn thận hơn” với các tweet gửi ra (32%). (V.Giang)

-------------------------

March 16, 2017

NEW YORK, New York (NV) – Bà Ivana Trump, vợ cũ của Tổng Thống Donald Trump, dự trù sẽ ra một cuốn sách do Simon & Schuster phát hành. Tuy nhiên, trong cuốn sách này người ta sẽ không tìm thấy các chi tiết về chính trị, theo đài CNN.

Hình chụp bà Ivana Trump, vợ cũ của Tổng Thống Trump, ở New York hôm 9 Tháng Năm 2016. (Hình: Michael Zorn/Invision/AP)

Cuốn sách của bà Ivana Trump có tựa là “Nuôi Dạy Trump” (Raising Trump), được cho hay “không phe phái, không chính trị” sẽ kể lại kinh nghiệm của bà Ivana khi nuôi dạy ba đứa con với ông Trump là Ivanka, Eric, và Donald Jr., theo Simon & Schuster.
Cuốn sách dự trù sẽ được phát hành vào Tháng Chín tới đây.
Cuốn sách cũng sẽ nói về tuổi ấu thơ của bà Ivana lớn lên dưới chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc và kể chi tiết về cuộc hành trình của bà tới New York, lập gia đình với ông Donald Trump và các thành công về mặt doanh nghiệp của bà.
Bà Ivana, năm nay 68 tuổi, lập gia đình với ông Trump năm 1977 và ly dị năm 1990.
Bà được nhiều người biết tới khi bắt đầu nhận lãnh công việc điều hành một số cơ sở làm ăn của ông Trump khi còn ở với ông.
Trong sách của mình, ông Trump cũng khen ngợi bà Ivana là nhà điều hành tài giỏi. (V.Giang)

------------------------

March 16, 2017

WASHINGTON, DC (AP) – Lời cáo giác gây chấn động của Tổng Thống Donald Trump là cựu Tổng Thống Barack Obama ra lệnh nghe lén tòa cao ốc Trump Tower trong thời gian có cuộc tranh cử tổng thống năm 2016, đang khiến ông ngày càng bị cô lập, do các đồng minh ở Quốc Hội và ngay trong chính phủ ông cho hay không có bằng chứng gì để hỗ trợ cáo giác này.

Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Devin Nunes (Cộng Hòa, California), bên phải, cùng với Dân Biểu Adam Schiff (Dân Chủ, California) nói chuyện với báo chí ở Washington DC hôm 15 Tháng Ba 2017. (Hình: AP Photo/J.Scott Applewhite)

Từ Chủ Tịch Hạ Viện, sang tới Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, cùng giới chức cao cấp nhất của phía Dân Chủ trong ủy ban này hôm Thứ Năm đều nói rằng họ không thấy có bằng chứng nào để chứng minh rằng ông Trump bị người tiền nhiệm ra lệnh nghe lén.

Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, ông Richard Burr, và thành viên cao cấp phía Dân Chủ, Thượng Nghị Sĩ Mark Warner, đưa ra bản thông cáo hôm Thứ Năm, nói rằng “dựa trên những tin tức chúng tôi có được, chúng tôi không thấy có chỉ dấu nào là Trump Tower bị theo dõi bởi bất cứ cơ quan nào trong chính phủ Mỹ, trước hoặc sau Ngày Bầu Cử 2016”.
Lời phát biểu này từ giới lãnh đạo Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện là lời bác bỏ rõ ràng và mạnh mẽ nhất về cáo buộc của ông Trump kể từ khi Tổng Thống đưa ra hai tuần trước đây.
Bản thông cáo này cũng đề cập đến phát biểu gần đây nhất của Tổng Thống Trump rằng ông chỉ nói chung chung về vấn đề nghe lén.

Các nhà lãnh đạo Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện nói rằng họ chưa thấy chứng cớ gì là có nghe lén, nhưng chưa hoàn toàn bác bỏ mọi tình huống nghe lén có thể đã xảy ra.

Chủ tịch ủy ban này, Dân Biểu Devin Nunes, hôm Thứ Tư cho hay là có thể một số phụ tá của ông Trump bị theo dõi qua hoạt động thu thập tin tức tình báo liên quan đến các vấn đề khác.

Nhân vật cao cấp nhất của đảng Dân Chủ trong Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, ông Adam Schiff, cho hệ thống CNN hay rằng ông dự trù Giám Đốc FBI James Comey cũng sẽ nói không thấy có bằng chứng gì khi ông này ra điều trần trước ủy ban ngày Thứ Hai.

Ông Schiff cho biết thêm: “Nay chúng ta thấy Tổng Thống Trump tìm cách nói lại rằng ‘ý tôi không phải là như vậy’ hay là ‘điều tôi nói có thể có nhiều ý khác  nhau’—tôi thấy Tổng Thống Trump có lời cáo buộc rất rõ ràng nên chúng tôi sẽ yêu cầu Giám Đốc Comey cho biết về cáo buộc rất rõ ràng đó.”

Trong khi đó, Tòa Bạch Ốc vẫn một mực bênh vực lời tố cáo vô căn cứ của Tổng Thống Donald Trump.
Tại cuộc họp báo ở Tòa Bạch Ốc, ông Sean Spicer, phát ngôn viên của tổng thống, nói một cách giận giữ với báo giới rằng ông Trump “không rút lại” bốn thông điệp gởi qua Twitter tố cáo ông Obama ra lệnh nghe lén Trump Tower.
Ông Spicer nói rằng, báo giới đã hiểu lời của tổng thống theo từng chữ (literally) và cho rằng các vị dân cử dựa trên đánh giá của họ theo thông tin chưa đầy đủ.

Giải thích của ông Spicer là một sự bác bỏ những nhận xét của hai thành viên cao cấp Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, những người đã đưa ra bản tuyên bố sáng Thứ Năm, nói rằng không có chỉ dấu nào cho thấy Trump Tower là “mục tiêu nghe lén” của chính quyền Mỹ trước hoặc sau cuộc bầu cử tổng thống 2016.
Ý ông Spicer cho rằng, tuyên bố của Thượng Nghị Sĩ Richard Burr (Cộng Hòa-North Carolina), chủ tịch Ủy Ban Tình Báo, và Thượng Nghị Sĩ Mark Warner (Dân Chủ-Virginia), phó chủ tịch ủy ban, được đưa ra mà không xem xét đầy đủ bằng chứng hoặc, một cách sai lạc, dựa trên báo cáo của Bộ Tư Pháp.
“Họ không tìm kiếm gì cả,” ông Spicer nói. (V.Giang, Đ.D.)

----------------------

March 16, 2017

WASHINGTON DC (NV) – Nghị Sĩ John McCain hôm Thứ Tư tố đồng viện, nghị sĩ Rand Paul tiểu bang Kentucky là “làm việc cho Vladimir Putin.” Cả hai ông đều là người cùng đảng Cộng Hòa.

Theo CBS News, ông McCain đưa ra lời tố cáo, khi nói đến sự ủng hộ thiếu đồng tình của Thượng Viện về việc Montenegro muốn gia nhập khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông Rand Paul, người có khuynh hướng cấp tiến, thường cổ súy một chính sách đối ngoại ít can thiệp, chống lại nghị quyết và bước ra khỏi phòng họp.
Ám chỉ Rand Paul, ông McCain nói: “Ông đang thực hiện mục tiêu của Vladimir Putin khi tìm cách không cho đất nước nhỏ bé Montenegro này trở thành hội viên NATO.”
Ông McCain nói: “Người thượng nghị sĩ ấy không đưa ra một lời biện minh nào cho hành động chống lại việc một nước nhỏ trở thành hội viên của NATO, đất nước đang chịu áp lực của cuộc tấn công từ phía Nga. Vì thế tôi lập lại rằng vị thượng nghị sĩ ấy nay đang làm việc cho Vladimir Putin.”
Sau đó vào tối Thứ Tư, nói chuyện với ông Alan He của đài CBS News, ông Rand Paul lý luận rằng Hoa Kỳ hiện đã trải rộng nguồn lực với nhiều cam kết rồi. Ông nói, “Hiện nay, Hoa Kỳ đã có quân ở hằng chục quốc gia và đang chiến đấu ở Iraq, Syria, Libya, và Yemen (kể cả thỉnh thoảng có những hoạt động bằng máy bay không người lái ở Pakistan).”
Ông tiếp: “Ngoài ra, Hoa Kỳ còn phải cam kết bảo vệ 28 nước trong khối NATO. Thật thiếu khôn ngoan khi mở rộng thêm trách nhiệm về tiền tài lẫn quân sự của Mỹ, mà gánh nặng nợ nần 20 ngàn tỉ Hoa Kỳ đang phải cưu mang.”
Trong quá khứ, hai ông McCain và Rand Paul đã từng chống nhau về những vấn đề đối ngoại.
Hồi Tháng Hai, trong cuộc phỏng vấn của đài ABC News, ông Rand Paul nói rằng ông McCain “đã từng ủng hộ chiến tranh ở khắp nơi” và rằng Hoa Kỳ hẳn phải “lâm chiến không ngừng nghỉ” nếu ông McCain là người “nắm quyền bính.” (TP)

------------------------------
Nguyễn Văn Khanh
March 15, 2017

Sáng Thứ Năm, 16 Tháng Ba, Tổng Thống Donald Trump sẽ gửi sang Quốc Hội bản đề nghị ngân sách đầu tiên của ông cho tài khóa 2017-18.

Cho đến tối Thứ Tư, các giới chức Tòa Bạch Ốc vẫn nhất định không nói gì về những điểm quan trọng Tổng Thống Trump sẽ đề nghị với lập pháp, cũng không trả lời câu hỏi tổng số tiền chính phủ Trump sẽ chi tiêu năm đầu tiên là bao nhiêu. Nhưng dựa theo bàn phân tích do Văn Phòng Báo Chí Tòa Bạc Ốc phổ biến hồi chiều thứ Ba có nội dung chỉ trích chính phủ tiền nhiệm Barack Obama tiêu xài quá trớn khiến quốc gia lâm vào cảnh mang nợ ngập đầu, mọi người đều hiểu điều đó có nghĩa là Tổng Thống Trump sẽ cắt giảm ngân sách, thực hiện “đúng tất cả những gì Tổng Thống đã hứa với cử tri khi vận động tranh cử,” như lời bà Cố Vấn Kelllyanne Conway đã nói từ cuối Tháng Giêng 2017, ngay sau khi ông Trump vừa giơ tay tuyên thệ nhậm chức.

Ý định cắt giảm ngân sách của Tổng Thống Trump còn được thể hiện qua những lời phát biểu của những nhân viên thân cận của ông. Trả lời phỏng vấn của đài FOXNews, ông Gary Cohn, giám đốc Hội Ðồng Kinh Tế Quốc Gia cho hay muốn cân bằng ngân sách, muốn tránh cảnh phải vay nợ để có tiền chi tiêu “thì bắt buộc phải cắt chỗ này để bù đắp chỗ khác.” Ông Cohn còn ví von chuyện ngân sách quốc gia “chẳng khác gì chuyện chi tiêu trong gia đình: muốn tiêu tiền ở mục này thì đương nhiên phải cắt giảm chi tiêu ở mục khác,” xem đó là “quyết định khó khăn mà gia đình Hoa Kỳ nào cũng phải suy tính,” ý muốn nói chính tổng thống cũng “thấy khó khăn” khi phải đề nghị Quốc Hội giảm bớt chi tiêu ở bộ hay cơ quan này để có tiền chi tiêu cho những bộ hay cơ quan khác.

Từ giữa tháng trước, tin tức được phổ biến khắp nơi đều nói Tổng Thống Trump sẽ cắt giảm ngân sách nhiều nơi để tăng thêm 54 tỷ dành cho quốc phòng. Những nguồn tin khác nhau đều nói tổng thống sẽ cắt giảm 28% ngân sách của Bộ Ngoại Giao – phần lớn các khoản tiền bị cắt giảm là tiền Hoa Kỳ đang viện trợ cho những nước khác, bớt 31% ngân khoản thường niên của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA), đồng thời giảm bớt tiền dành cho những chương trình xã hội và giáo dục, chẳng hạn như giảm bớt ngân khoản của chương trình foodstamp dành cho người nghèo, hoặc chương trình Pell Grants chuyên hỗ trợ cho học sinh nghèo theo học đại học.

Tin đồn chính trị còn nói Tổng Thống Trump cũng yêu cầu Quốc Hội cấp cho ông 1,000 tỷ dollars để sửa chữa hệ thống đường sá toàn quốc, cộng với 250 tỷ dollars để xây bức tường ngăn chia biên giới với Mexico và thuê thêm nhân viên canh gác. Vẫn theo đồn đãi, Tổng Thống Trump thuê thêm người canh gác an ninh nhưng ông lại đề nghị giảm bớt con số công chức đang làm việc với chính quyền liên bang, như ông Cố Vấn Steve Bannon có lần nói “cần phải giảm bớt hệ thống hành chánh cồng kềnh ở thủ đô Washington D.C.”

Hầu hết các nhà quan sát không ngạc nhiên khi nghe tin Tổng Thống Trump cắt giảm ngân sách. Quan sát viên độc lập Sean Lundquist nói rằng khi ông Trump chọn ông Mick Mulvaney làm giám đốc Ngân Sách “mọi người thấy ngay ông Trump chọn người đúng như ý ông muốn là soạn thảo ngân sách theo 2 tiêu chuẩn cắt giảm chi tiêu, không thêm nợ nần.” Ông Lundquist cũng nhắc lại “chừng một tháng trước đây, Tổng Thống Trump có nói là thời đại chính phủ tiêu tiền thuế của dân một cách phung phí đã qua đi, ông hứa sẽ cân nhắc từng đồng một để chi tiêu cho đúng.”

“Cắt giảm chi tiêu là điều tốt, cân bằng được ngân sách là điều hay, nhưng không phải vì thế mà cắt tới xương tới tủy,” ông Kenneth Bayer, phó giám đốc Ðặc Trách Ngân Sách của Tổng Thống Obama nhận định. “Ông Trump chỉ thị cho mọi người phải cắt giảm ngân sách, nhưng ông ta quên rằng ngoài quốc phòng, chính phủ Hoa Kỳ còn có nhiều chương trình khác phải làm để phục vụ dân chúng.” “Trách nhiệm của nhà lãnh đạo,” ông Bayer nói tiếp, “là phải biết phục vụ sao cho đồng đều, không thể chỉ nghĩ đến một vấn đề, một bộ hay một cơ quan, mà phải nghĩ tới 300 triệu người dân đang trông chờ vào mình.”

Chính vì thế, nên dù Tòa Bạch Ốc chưa gửi đề nghị ngân sách sang Quốc Hội, một số vị dân cử Cộng Hòa đã lên tiếng cho biết không thể ủng hộ. Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham (Sourh Carolina) thẳng thắn cho hay đề nghị của Tổng Thống Trump “sẽ không được Thượng Viện chấp thuận,” hai Dân Biểu Mark Sanford (Cộng Hòa-South Carolina) và Tom Cole (Cộng Hòa-Oklahoma), một thành viên của Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện, e rằng để nghị của ông Trump khó có thể được Quốc Hội ủng hộ vì “cùng một lúc không thể vừa cân bằng ngân sách vừa sửa chữa hệ thống giao thông, tăng ngân sách quốc phòng, sẽ giảm thuế cho người dân, giữ nguyên các chương trình phúc lợi xã hội.” Cùng một ý tưởng đó, Dân Biểu Chris Collins (Cộng Hòa-New York) cho rằng “nếu cần phải vay thêm tiền để thúc đẩy phát triển kinh tế, tôi tin rằng các đồng viện Cộng Hòa sẵn sàng cứu xét ý kiến đó, vì phát triển kinh tế bền vững chính là mục đích mọi người đều nhắm tới.”

Phía Dân Chủ cũng lên tiếng phản đối việc Tổng Thống Trump muốn cắt giảm ngân sách, chỉ tăng ngân khoản dành cho quốc phòng. Một phụ tá của bà Dân Biểu Trưởng Khối Thiếu Số Nancy Pelosi nói rằng “đang chờ đợi xem ông Trump muốn gì,” bảo thêm “điều cần biết là tại Hoa Kỳ, tổng thống đề nghị ngân sách, nhưng Quốc Hội nắm quyền quyết định ngân sách.






No comments:

Post a Comment

View My Stats