Steve Herman - VOA
10.11.2015
Cuộc
tổng tuyển cử có tính chất lịch sử ở Myanmar hôm chủ nhật đã nhận được sự tán
thưởng dè dặt của các quan sát viên quốc tế, trong lúc công tác kiểm phiếu tiếp
diễn sang tới ngày thứ nhì. Thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài
tường thuật từ Yangon.
Tại
một cuộc họp báo ở Yangon hôm nay, người đứng đầu phái bộ quan sát bầu cử của
Liên hiệp Âu Châu, ông Alexander Graf
Lambsdorf, nói rằng “Tiến trình này đã diễn ra tốt hơn dự kiến trước đó của
nhiều người.”
Hơn
30 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm chủ nhật, cuộc bầu cử tự do đầu
tiên trong vòng 25 năm tại quốc gia từng nằm dưới sự cai trị của quân đội này.
Kết quả chính thức do Uỷ ban Bầu cử công bố cho thấy Liên minh Dân chủ Toàn quốc
cho tới giờ đã chiếm được 126 ghế đại biểu tại Hạ viện, trong khi Đảng Đoàn kết
Phát triển Liên hiệp do quân đội hậu thuẫn chỉ giành được 8 ghế.
Liên
minh Dân chủ Toàn quốc, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã tuyên bố giành được
thắng lợi áp đảo. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC ngày hôm nay, người
phụ nữ đoạt giải Nobel Hoà bình này nói đảng bà đã thắng khoảng 75% số ghế đại
biểu được mang ra bầu chọn.
Ông
Lambsdorf của Liên hiệp Âu châu nói “Sự
kiện các ứng cử viên của Đảng Đoàn kết Phát triển thất cử đã chấp nhận sự thất
bại của họ là có ích cho sự khả tín của tiến trình bầu cử.” Nhưng ông nói
thêm rằng cuộc đầu phiếu này không thể được gọi là “một cuộc bầu cử đích thực”
bởi vì không phải tất cả các ghế đại biểu đều được mang ra bầu chọn. Hiến pháp
Myanmar dành riêng cho quân đội 25% số ghế đại biểu quốc hội.
Ông
Lambsdorf cũng bày tỏ quan tâm về việc nhiều người Rohingya theo đạo Hồi không
được ghi tên vào danh sách cử tri và danh sách ứng cử viên – một việc là ông gọi
là “một phần của một vấn đề xã hội rộng lớn hơn.” Hàng triệu người Rohingya
theo Hồi giáo ở Myanmar bị tước quyền bầu cử ứng cử vì không có quốc tịch hoặc
vì những lý do khác.
Ông Jason Carter, một quan sát viên
người Mỹ, nói với báo chí rằng “tình cảm bài xích Hồi giáo” bao trùm cuộc bầu cử
lần này. Ông Carter dẫn đầu một nhóm quan sát viên quốc tế ở Miến Điện đại diện
cho Trung tâm Carter, một tổ chức nhân quyền ở Mỹ được lập ra bởi ông nội của
ông là cựu Tổng thống Jimmy Carter. Cựu Tổng thống Ireland, bà Mary Robinson, một
người trong phái đoàn của Trung tâm Carter, cũng than phiền về việc không có
nhiều ứng cử viên phái nữ.
Một
người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã tán dương “quảng
đại quần chúng thuộc nhiều tầng lớp ở Myanmar về sự kiên nhẫn, tôn nghiêm và
nhiệt tình của họ.”
Lãnh tụ Liên đoàn Quốc
gia NLD, bà Aung San Suu Kyi, phát biểu cạnh ông Tin Oo từ ban công trụ sở đảng
ở Yangon, ngày 9/11/2015.
Kết
quả bầu cử bị trì hoãn
Hôm
qua, các giới chức bầu cử Myanmar cho biết họ hoãn việc loan báo kết quả chính
thức cho tới 6 giờ chiều thứ hai giờ địa phương, thay vì 9 giờ sáng như kế hoạch
trước đây. Họ không cho biết lý do của sự trì hoãn này.
Tờ
Myanmar Times tường thuật rằng Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc đã chính thức
khiếu nại với Uỷ ban Bầu cử về sự thay đổi trong qui trình bầu cử. Đảng
này nói rằng Uỷ ban Bầu cử đã chỉ thị cho các giới chức bầu cử địa phương trực
tiếp nộp kết quả bầu cử cho văn phòng chính của uỷ ban tại thủ đô Naypyitaw,
thay vì nộp cho giới hữu trách bầu cử địa phương và tiểu bang trước tiên.
Ủng hộ viên đảng NLD
ăn mừng sau khi kết quả bầu cử được công bố.
Cần
thắng lớn
Đây
là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Myanmar kể từ khi tập đoàn quân nhân cầm quyền
thành lập một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự vào năm 2011, sau
khi cầm quyền gần 50 năm, và một năm sau khi bà Aung San Suu Kyi được trả tự do
và lệnh cấm đối với đảng của bà được thu hồi.
Bà
Suu Kyi và Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà đã giành được thắng lợi áp đảo
trong cuộc bầu cử năm 1990 nhưng quân đội không để cho bà lên nắm quyền.
Các
chuyên gia chính trị Myanmar cho rằng Đảng Liên minh dân chủ Toàn quốc cần phải
giành được 67% số ghế tại quốc hội mới có có thể vượt qua sự phủ quyết của quân
đội tại quốc hội gồm hai viện và có nhiệm vụ bầu ra tổng thống.
Bà
Aung San Suu Kyi không thể giữ chức tổng thống cho dù đảng của bà thắng cử. Tập
đoàn quân nhân nắm quyền năm 2008 đã đưa vào bản hiến pháp một qui định để
không cho một người có vợ hoặc chồng hoặc con cái là người nước ngoài được giữ
chức tổng thống. Người chồng quá cố của bà Suu Kyi và hai người con trai của bà
là công dân Anh.
Tuy
có sự cấm đoán đó, bà Suu Kyi nói với đài BBC rằng việc này không ngăn bà “thực
hiện tất cả mọi quyết định trong tư cách lãnh tụ của đảng thắng cử.”
Gần
7.000 ứng cử viên thuộc 91 đảng dự tranh các ghế đại biểu tại hai viện của quốc
hội.
Myanmar,
cựu thuộc địa Anh, đã bị cô lập với hầu hết thế giới bên ngoài trong nhiều thập
niên sau khi Tướng Ne Win thực hiện cuộc đảo chánh vào năm 1962 để lật đổ chính
phủ dân cử và bãi bỏ hiến pháp của quốc gia đa số dân là người theo đạo Phật.
No comments:
Post a Comment