10.11.2015
Thắng
lợi của đảng đối lập trong cuộc bầu cử mang tính lịch sử ở Myanmar đang “gợi cảm
hứng” cho nhiều người Việt, và thậm chí một số nhà hoạt động đã kêu gọi “cách
chức Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Tin
mới nhất cho hay, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi nói với truyền thông quốc tế
rằng bà tin là Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc (NLD) của bà đã giành thế đa số
ở quốc hội.
Các
kết quả sơ bộ cho thấy NLD đã giành thắng lợi áp đảo, nhưng kết quả cuối cùng của
cuộc bầu cử dự kiến sẽ được công bố trong những ngày tới.
Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài cho VOA Việt Ngữ biết rằng cuộc bầu cử được coi là dân chủ nhất ở Myanmar trong vòng hơn 20 năm, sau nhiều thập niên nằm dưới quyền lãnh đạo của giới quân nhân, đang “thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam”. Ông nói thêm:
Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài cho VOA Việt Ngữ biết rằng cuộc bầu cử được coi là dân chủ nhất ở Myanmar trong vòng hơn 20 năm, sau nhiều thập niên nằm dưới quyền lãnh đạo của giới quân nhân, đang “thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam”. Ông nói thêm:
“Đối với chúng tôi
trong nước thì luôn lấy bài học của cá nhân bà Aung San Suu Kyi cũng như đảng đối
lập của bà ấy như là một ví dụ điển hình để chúng tôi noi theo và học tập kinh
nghiệm. Cho nên khi mà kết quả sơ bộ đã được thông báo rằng đảng đối lập của bà
Aung San Suu Kyi đã giành thắng lợi thì đã tác động rất nhiều tới tâm lý của
người Việt Nam. Đã có rất nhiều anh em đã đưa lên những khẩu hiệu như cách chức
đảng cộng sản để tiến hành cuộc cải cách dân chủ giống như Myanmar rồi rất nhiều
người đã nói rằng chúng ta đều là người Đông Nam Á với nhau tại giao nhân phẩm
và giá trị của người Việt Nam lại thấp kém hơn người Myanmar được. Nếu so
sánh về kinh tế và mọi thứ thì quá khứ của người Myanmar không bằng người Việt
Nam được, những thành tựu trên thế giới không thể bằng Việt Nam, thì tại sao
người Việt Nam lại chưa thể giành được quyền tự do, dân chủ như thế? Đó là điều
thu hút rất là lớn đối với cộng đồng người Việt trong nước.”
Ông
Đài cho biết thêm rằng cuộc bầu cử ở Myanmar “không chỉ đem lại sự hy vọng mà nó đem lại nguồn cảm hứng cho chúng
tôi, những người đấu tranh ở trong nước”.
Nhà
bất đồng chính kiến này cho rằng cần phải “khơi
dậy tinh thần của người Việt Nam để họ hiểu về giá trị của mình”. Ông nói:
“Mà muốn được tăng
giá trị và nhân phẩm của con người lên thì bắt buộc phải giành các quyền con
người cơ bản nhất thôi.”
Cũng
cùng quan điểm với ông Đài, tiến sỹ Nguyễn
Quang A, nhà quan sát tình hình chính trị ở trong nước, nói với VOA Việt Ngữ
rằng người Việt quan tâm tới cuộc bầu cử ở Myanmar vì là nước “có nhiều điểm
tương đồng với Việt Nam”. Ông nói thêm:
“Người Việt Nam chắc
chắn là muốn học hỏi những kinh nghiệm từ việc dân chủ hóa ở Myanmar. Tôi không
biết rằng giới lãnh đạo Việt Nam có tâm tư gì không về sự chuyển biến ở
Myanmar, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng, thời ông ấy làm chủ tịch ASEAN, thì ông ấy
đã bay sang Myanmar và khuyên tổng thống Thein Sein là phải chuyển đổi dân chủ,
phải thế này, thế kia… Tôi kỳ vọng rằng ông Dũng cũng như ông khác nên thực hiện
lời khuyên của ông đối với Myanmar cho chính các ông ấy ở Việt Nam, và cố gắng
học những bài học ở Myanmar bởi vì có rất nhiều bài học quý giá cho giới lãnh đạo
hiện nay ở Việt Nam.”
Ông
A nói thêm rằng việc nhiều người Việt quan tâm tới tình hình chính trị ở
Myanmar “phản ánh một tâm tư, mong muốn
và chắc chắn cũng là một sự nóng ruột của người dân Việt Nam về tình hình phát
triển chính trị, xã hội ở Việt Nam hiện nay”.
Cuộc
tổng tuyển cử diễn ra hôm chủ nhật là cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Myanmar kể
từ khi một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự lên nắm quyền năm
2011, một năm sau khi bà Aung San Suu Kyi được trả tự do và lệnh cấm đối với đảng
của bà được bãi bỏ.
Người
phụ nữ từng đoạt giải Nobel Hòa bình và đảng NLD của bà đã giành được thắng lợi
áp đảo trong cuộc bầu cử năm 1990 nhưng quân đội không để cho bà lên nắm quyền.
Theo
dự liệu, Liên minh dân chủ Toàn quốc lần này cũng sẽ đánh bại Đảng Đoàn kết
Phát triển Liên hiệp, đảng có được hậu thuẫn của phe quân đội có nhiều thế lực.
Ông
A nói thêm rằng bà Aung San Suu Kyi đã trải qua nhiều thử thách với hình thức đấu
tranh bất bạo động, và ông nói rằng cũng như ở nhiều nơi khác, việc người dân
Việt Nam ngưỡng mộ lãnh tụ đối lập này là điều “không có gì khó hiểu”.
Về
câu hỏi cho rằng ở Việt Nam “chưa có ai có tầm như bà Aung San Suu Kyi”, nhà
quan sát này cũng nói thêm:
“Việt Nam để có một
người thật sự xuất chúng như bà Aung San Suu Kyi thì có thể là hiếm, có thể là
khó, nhưng mà có rất nhiều phụ nữ trẻ mà tôi thấy họ đấu tranh rất là kiên cường,
sáng tạo. Chúng ta không nên bi quan vì chuyện phải đợi có một lãnh tụ bởi vì
lãnh tụ sẽ tự xuất hiện khi cần đến.”
Theo
hiến pháp hiện thời ở Myanmar, bà Suu Kyi không thể trở thành tổng thống. Tập
đoàn quân nhân nắm quyền năm 2008 đã đưa vào bản hiến pháp một qui định để
không cho một người có vợ hoặc chồng hoặc con cái là người nước ngoài được giữ
chức vụ này. Người chồng quá cố của bà Suu Kyi và hai người con trai của bà là
công dân Anh.
Tuy
nhiên, bà Aung San Suu Kyi cho các hãng thông tấn biết rằng với tư cách lãnh đạo
đảng giành thắng lợi lần này, bà sẽ "tìm được người" có thể đảm trách
nhiệm vụ đó.
Theo
dự kiến, tân tổng thống Myanmar sẽ được bầu vào đầu năm sau. Đương kim tổng thống,
ông Thein Sein, đã hứa hợp tác với các đảng đối lập để có được một cuộc chuyển
tiếp êm thắm và suôn sẻ trong trường hợp cuộc bầu cử này loại ông ra khỏi quyền
lực.
Trên
mạng xã hội Facebook, một người có tên là Linh Vu viết: “Nếu so với Myanmar thì lẽ ra Việt Nam có những điều kiện thuận lợi hơn
rất nhiều lần: một đất nước khá thuần chủng và không có mấy các xung đột về sắc
tộc và tôn giáo; người dân thông minh và có trình độ giáo dục tốt; một nền kinh
tế mở cửa trước Myanmar 30 năm… Nếu 10 năm nữa mà nhìn lại chúng ta để Myanmar
vượt qua thì hẳn sẽ tủi hổ lắm…”
No comments:
Post a Comment