Monday 20 July 2015

Lịch sử sẽ phán xét Alexis Tsipras thế nào? (Paul Wells | DCVOnline dịch)





Paul Wells
DCVOnline dịch
Posted on July 19, 2015 by editor — 0 Comments

Về một giải quyết gây sốc nhưng cần có để bảo lãnh cho Hy Lạp không bị phá sản đã làm tổn thương chủ quyền của quốc gia này.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (bìa phải) . Nguồn ảnh: Jasper Juinen / Bloomberg / Getty Images

Bằng cách nào đó, châu Âu thoát không đi vào vết lún. Năm nay, họ còn thay đổi được nhân vật phản diện. Khi tôi còn đi học ở Pháp vào đầu thập niên 90, kẻ xấu là bọn Anh-Xắc-xông một nhóm chữ tơng đương với “người Anh”, thỉnh thoảng hỗ trợ bất chính cho Hòa Lan và các nước đã tin tưởng vào lao động và thị trường. Năm 1993, Maytag đã dời một xưởng máy chế tạo máy hút bụi Hoover từ Dijon sang Scotland. À! Đây là hạ giá xã hội, đơn giản là thế, một dấu hiệu của sự háo hức của tư bản thế giới chuyển việc làm từ nơi có lao động đắt đển một khu hẻo lánh như quần đảo Anh. Quan điểm cho rằng Pháp có thể muốn làm cho giá lao động rẻ hơn, hoặc làm cho giá trị lao động của Pháp tăng thêm một vài quan, đã bị vứt bỏ như những suy nghĩ độc đáo – tư duy Tuân thủ. Trong các trường giỏi ở Pháp vào những năm 90, chỉ có một cách để nghĩ về tư duy độc ​​đáo đó là chống nó.

Thời thế thay đổi, dù chỉ một chút thôi. Năm nay, người Anh đang ngồi ngoài cuộc ở châu Âu, vì David Cameron đã tái đắc cử với kế hoạch sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu về việc liệu nước Anh nên ở lại hoặc ra khỏi Liên minh châu Âu. Cuộc Trưng cầu dân ý năm 2017 tới đây sẽ rắc rối như tổ ong và sẽ làm cho cuộc trưng cầu dân ý năm ngoái ở Scotland giống như một buổi dạo mát ở công viên, và Cameron tránh tình trạng hỗn độn toàn bộ càng lâu càng tốt. Người Anh, tạm thời không có để đóng vai phản diện của Châu Âu, và đã được thay thế bằng những người Xắc-xông Vàng. Hoặc nếu sử dụng một nhãn hiệu toàn diện hơn thì đó là người Đức.

Nicolas Dupont-Aignan, một lãnh đạo đảng bảo thủ bên lề ở Pháp viết trên Twitter, “Một kế hoạch chết người để quy phục! Nhà nước Đức thứ tư!” Trong các đường phố ở Athens, một bích chương đòi thủ cấp (với hình có vẽ ria mép kiểu Hitler) của Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức.

Kế hoạch cứu Hy Lạp do lãnh đạo của Hy Lạp, Đức, Pháp và Hội đồng châu Âu đạt được vào lúc gần rạng sáng ngày 13 tháng 7 sẽ không làm cho cuộc sống của dân Hy Lạp dễ dàng hơn. Alexis Tsipras sẽ phải áp dụng thuế giá trị gia tăng một cách rộng rãi hơn, đẩy lùi tuổi nhận tiền hưu trí, cắt giảm chi tiêu, tự do hóa giờ mở cửa hàng, và nhiều thứ khác. Quan sát viên quốc tế sẽ làm việc tại các bộ của chính phủ Hy Lạp để giám sát sự tuân thủ. Nó thực sự là một sự thỏa hiệp gây sốc về chủ quyền của Hy Lạp. Hãy tưởng tượng Đức hoặc Pháp, hoặc Canada, cho phép người ngoại quốc ngồi trong văn phòng để theo dõi công việc của chính phủ. Nơi cuối cùng mà tôi đến thăm có những chuyện như thế xảy ra là Afghanistan dưới sự giám hộ quân đội Mỹ.

Nhưng Hy Lạp là không làm điều này khơi khơi – hay chỉ để làm vừa lòng ông bộ trưởng Shäuble. Họ làm thế vì 86 tỉ euros không thể mượn được từ bất cứ nguồn nào khác, ngoại trừ Liên minh châu Âu mà Tsipras đã có cả một sự nghiệp đi bêu riếu. Hy Lạp không phải là thể chế dân chủ duy nhất ở châu Âu. Những nước khác phải coi chừng — chỉ một tuần trước khi Tsipras đầu hàng; chúng ta đã vội quên — Tsipras đã tổ chức trưng cầu dân ý để cử tri có thể phủ nhận các điều khoản của một đề nghị cứu Hy Lạp ít phiền hà hơn.

Hy Lạp là một quốc gia con nợ, và có chủ nợ là các nước dân chủ như Đức và Phần Lan và một số các nước thành viên mới của EU, cách đây không lâu từng nằm trong khối Hiệp ước Warsaw ngoài ý muốn của họ. Cho đến nay, những nước dân chủ mới đó trung bình vẫn còn nghèo hơn so với Hy Lạp, và giới lãnh đạo không thể giải thích cho người dân tại sao họ phải trả tiền để hỗ trợ những phúc lợi xã hội ở Hy Lạp nhiều hơn họ có thể có ở trong nước.

Những người hiểu biết hơn tôi nói Hy Lạp có lẽ không thể trả nợ nổi. (Một số chủ nợ kể cả những người Đức quắc mắt, không thực sự mong đợi Hy Lạp trả nợ.) Chắc chắn, Hy Lạp không thể trả nợ với nền kinh tế như hiện nay. Hy Lạp sẽ khá hơn với một nền kinh tế khác, ở đó người ta coi trọng công việc thay vì coi mỗi giờ làm việc như là một sự hy sinh cay đắng phẫn nộ, một nền kinh tế ở đó thuê mướn, sa thải, mua sắm và kinh doanh dễ dàng hơn.

Ở đây tôi đang mô tả sự khác biệt giữa “thắt lưng buộc bụng”, được hiểu là việc tiết kiệm chắt chiu từng đồng và từ chối thay đổi bất cứ điều gì của một nền kinh tế yếu kém kinh niên, và “cải cách”, đó là những gì mà EU hiện đang cố gắng để đánh đổi với các cuộc biểu tình của Tsipras.

Cơ hội thành công không nhiều. Họ phải thử thôi. Một lý do khiến Đức là nhân vật phản diện xuất sắc hôm nay vì mười năm trước, dưới trào một thủ tướng theo chủ nghĩa xã hội, chống lại các cuộc biểu tình dữ dội từ những nhóm lợi ích cố hữu và những người lao động thực sự lo lắng, Đức đã thực hiện nhiều đổi mới trong thị trường lao động như Tsipras đang bị buộc phải cố gắng thi hành. Các quốc gia khác bị dồn vào tường vì nhiều lý do khác nhau, Ireland, Ba Lan – cũng đã làm như thế. Kết quả đã được khá tốt.

Không có anh hùng và nhân vật phản diện trong bài này, và tôi cũng không muốn làm như là tôi đang đề cao người Đức để bôi nhọ những người Hy Lạp. Việc tạo ra các đồng euro với đặc trưng Đức coi thường các quy tắc thành viên mà họ đã giúp soạn thảo, sau đó lại đuổi giới chức trách EU, đã cả gan để chỉ ra sự đạo đức giả. Châu Âu luôn là một mớ hỗn độn. Nhưng, kể từ khi các nước thành viên ở đó học được cách để thỏa hiệp, trong những năm sau chiến tranh tồi tệ nhất của thế kỷ trước, họ đã đặt thế kỷ đẫm máu châu Âu vào quá khứ, chào đón một nửa nước Đức cùng hầu hết các quốc gia trong khối Hiệp ước Warsaw trở lại gia đình của những quốc gia dân chủ, và xây dựng một khu vực sự thịnh vượng rất thu hút, đến ngay Alexis Tsipras, bất chấp mọi thứ, cũng không dám bỏ đi. Một ngày nào đó dân Hy Lạp sẽ cảm ơn ông.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ 
trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: How will history judge Alexis Tsipras?
Paul Wells on a bailout deal that is a shocking—but necessary—compromise of Greece’s sovereignty. Paul Wells. MacLean’s, July 16, 2015






No comments:

Post a Comment

View My Stats