Monday, 27 July 2015

Việt Nam xích lại gần với Hoa Kỳ (Peter Drysdale, EAF)





Peter Drysdale, EAF
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jul 28, 2015

Chuyến thăm ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng tới Washington theo lời mời của Tổng thống Obama đánh dấu một bước quan trọng trong cuộc hành trình lâu năm hướng tới sự thắt chặt quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Chuyến thăm đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao và dỡ bỏ một số lệnh cấm vận sau khi kết thúc chiến tranh Đông Dương cách đây gần 20 năm trước. Nhìn chung lại, đã phải mất một thế hệ để hai nước chính thức hàn gắn vết thương chiến tranh và những vết sẹo thất bại của Hoa Kỳ khi Bắc Việt đã toàn thắng trước miền Nam Việt Nam.

Buổi tiếp đón ông Trọng, ông Hoàng Bình Quân – ủy viên Ban Trung ương và Chủ tịch Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam – viết trên tờ Washington Post rằng chuyến thăm biểu hiện sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với chính thể của Việt Nam. Bằng lời mời một Tổng Bí thư ĐCSVN, một vị trí mà không hề có vị trí tương xứng trong hệ thống chính phủ Hoa Kỳ, Washington cuối cùng cũng đã mở rộng sự tôn trọng đối với các lựa chọn chính trị của Việt Nam. Hệ thống chính trị của Việt Nam có thể khác nhiều với hệ thống chính trị của Hoa Kỳ, nhưng giờ đây Việt Nam cũng đang tìm kiếm hướng đi trên cùng một đường như Hoa Kỳ – đó là kinh tế thị trường, bảo hộ đầu tư nước ngoài và cũng có những tham vọng vì hoà bình và ổn định trên chính trường quốc tế. Ông Quân còn viết thêm: “Những đồng minh mạnh – cũng như những người bạn tốt – không nhất thiết phải là những người giống nhau nhất mà là những người có thể chấp nhận nhau và đối thoại thẳng thắn về sự khác biệt đó.”

Mọi người ăn mừng, ở Hà Nội cũng như ở Washington, chủ yếu tập trung vào mối quan hệ đã tiến xa như thế nào và nó sẽ đi tới đâu, chứ không quan tâm nhiều về tiến trình dài đằng đẵng để có được ngày hôm nay.

Tiến xa hơn khỏi cái mà Tổng thống Obama gọi là “khó khăn lịch sử” giữa hai nước đã mất thật nhiều thời gian, đối ngược lại hoàn toàn với sự chóng vánh của quá trình làm hòa của hai nước trong chuyến thăm này. Chỉ trong một thập kỷ, Hoa Kỳ có những đồng minh sâu sắc với các sức mạnh của phe Trục cũ như Đức, Nhật, sau khi hai nước này thất bại trong Đệ nhị Thế chiến. Việt Nam thì khác. Nước này đã làm tan nát trái tim Hoa Kỳ và chia rẽ nội bộ Hoa Kỳ một cách sâu sắc. Việt Nam đã bị khép tội và ném trải buồng giam do Hoa Kỳ lập ra nếu không có một nổ lực đáng kể nào nhằm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Đối ngược với quan hệ thời hậu chiến tranh giữa Hoa Kỳ đối với Việt Nam là trường hợp của Úc. Úc cũng bị dính vào chiến tranh Việt Nam như nhiều nước khác. Sự tham gia và thất bại của nước này cũng đã bị chia rẽ nội bộ sâu sắc. Tuy nhiên, Úc đã mở quan hệ bang giao với Việt Nam ngay từ 1975, nhanh chóng tháo bỏ rào cản kinh tế; hoan hỉ khi Việt Nam gia nhập ASEAN vào 1995 và Liên hiệp An ninh năm 1998 – cho dù Úc là một trong những nước đón tiếp nhiều nhất thuyền nhân từ Việt Nam.

Có lẽ không cần phải kể ra nhiều những bằng chứng để chứng minh cho quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ như thế nào nữa. Năm ngoái, Murray Hieber chỉ ra rằng giao dịch giữa hai nước đạt 36 tỉ USD, tăng 12 lần so với năm 2001 khi hai nước lần đầu kí hiệp định tự do thương mại. Hai quốc gia đã đồng ý hợp tác trong chín lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị, kinh tế, an ninh, nhân quyền và các vấn đề môi trường.

Có hai lý do chính dẫn tới sự thành công này.

Thứ nhất, cho dù bị cấm vận và bị tàn phá bởi chiến tranh, Việt Nam vẫn khởi sắc hơn nhiều người ở Hoa Kỳ phỏng đoán sau những đổi mới từ những năm 1980. Có lẽ Hoa Kỳ cũng chẳng thèm để ý tới Việt Nam nếu như Việt Nam không gia nhập ASEAN và phát triển những mối quan hệ tốt đẹp với các láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản, Úc và các quốc gia khác trên thế giới, như châu Âu chẳng hạn. Việt Nam dần dần trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp và càng ngày càng tham gia sâu sắc hơn vào nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, cả hai quốc gia đều có những quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Giờ đây cả hai nước này đều đang tham gia vào ký kết hiệp định TPP với sự tham gia của 12 nước tất cả. Nếu hiệp định này thành công, Việt Nam sẽ có được những ưu tiên hơn hẳn các quốc gia khác trong khu vực châu Á, ví dụ như tại thị trường dệt may của Hoa Kỳ. Tiến triển về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ còn tùy thuộc vào những cải thiện trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Tất nhiên Hoa Kỳ sẽ không bỏ qua vấn đề này mà sẽ còn đưa ra các cuộc đàm phán với Việt Nam cho tới khi nào bằng lòng mới thôi. Hoa Kỳ muốn các đối thủ của họ phải giống họ nhiều hơn, như Đức hay Nhật chẳng hạn. Nếu Việt Nam cũng được như vậy thì nỗi đau thất bại trước đây mới được xóa nhòa, những giọt máu và mất mát mới phần nào được vơi đi.

Tuy nhiên, David Brown kết luận, mô hình chính trị tại Việt Nam không giống như Hoa Kỳ hay các quốc gia dân chủ đa đảng khác, cũng chẳng phải Trung Quốc: đó chính là Singapore, một quốc gia nhỏ bé đã thực hiện mô hình «độc tài hiệu quả» một cách thành công. Dù cho đó là một giai đoạn trong sự phát triển chính trị, hay đó là điểm đến cuối cùng, thì Việt Nam vẫn còn còn đường dài trước khi đến đích.

© 2007–2015 Bản tóm lược tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info







No comments:

Post a Comment

View My Stats