VOA
08.03.2015
Đại diện ngoại giao cấp cao nhất của Mỹ ở Hà Nội hôm qua cho biết rằng Tổng
bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ sang thăm Mỹ trong năm nay.
Tuy nhiên, ông Ted Osius không cho biết cụ thể thời gian
diễn ra chuyến công du.
Các chuyên gia cho rằng chuyến thăm của ông Trọng cho thấy
sự phát triển mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước, dù đôi bên vẫn còn những bất đồng,
nhất là trong vấn đề nhân quyền.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết người lãnh đạo hiện thời của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay theo lời mời của phía Hoa Kỳ”.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết người lãnh đạo hiện thời của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay theo lời mời của phía Hoa Kỳ”.
“Chúng tôi tin tưởng rằng chuyến thăm đó sẽ giúp đưa mối quan hệ Đối tác
Toàn diện tiến về phía trước. Chúng tôi hy vọng rằng nhịp độ các chuyến thăm cấp
cao của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng sẽ được tiếp tục, bởi vì những chuyến thăm
như vậy cũng là một phương thức để duy trì đối thoại cởi mở và thẳng thắn về những
vấn đề mà chúng ta phải đối mặt”, nhà ngoại giao Mỹ
nói trong bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 6/3.
Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư của Việt Nam tới Hoa Kỳ, trong bối cảnh hai quốc gia có nhiều hoạt động đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương trong năm 2015.
Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư của Việt Nam tới Hoa Kỳ, trong bối cảnh hai quốc gia có nhiều hoạt động đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương trong năm 2015.
Đối tác toàn diện
Trong khi đó, theo giới quan sát, Hà Nội cũng muốn sớm
đón tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA tiếng Việt gần đây, ông
Murray Hiebert, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược Quốc tế ở Washington, cho rằng năm 2015 là thời điểm
tốt để Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sang thăm Việt Nam.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã sang Mỹ năm 2013, và
hai nước khi ấy đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, trong bối cảnh Trung Quốc
có nhiều hành động mạnh mẽ nhằm củng cố chủ quyền trên biển Đông.
Trong bài phát biểu tại Đại học Quốc gia, Đại sứ Hoa Kỳ
cũng cho rằng “có thể hiểu được” khi Việt Nam “tìm đến các đối tác truyền thống”
trong khi “tìm cách hiện đại hóa năng lực phòng thủ”.
“Việt Nam cần có nhiều bạn bè – nhất là ở trong một khu vực
phức tạp và năng động như thế này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có nhiều để đề xuất nhằm
tăng cường an ninh của Việt Nam trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn,”
ông Osius nói.
Như một số lần trước, nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng
Hoa Kỳ “muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng
pháp quyền và nhân quyền.”
Theo VOA, Reuters
------------------------------------
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày 07-03-2015 Sửa đổi ngày 07-03-2015 15:59
Trong bài nói chuyện vào hôm qua, 06/03/2015 tại Đại học
Quốc gia Hà Nội, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã phác họa triển vọng tốt của quan hệ
Mỹ-Việt vào lúc hai nước chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa bang giao. Hồ
sơ Biển Đông đương nhiên đã được gợi lên khi Đại sứ Mỹ nhấn mạnh quan điểm
xuyên suốt của Washington chống lại việc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền. Các
hành động của Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo cũng bị nêu bật.
Trong bài phát biểu được Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội công bố,
Đại sứ Ted Osius đã giành nguyên một đoạn để đề cập đến Biển Đông, từ ngữ được
ông dùng ngay bên cạnh tên gọi quốc tế tiếng Anh là South China Sea. Ông khẳng
định : « Cũng như Việt Nam, Hoa Kỳ mong muốn có hoà bình và ổn định trong
khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông ».
Đại sứ Mỹ đã nhắc lại tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF), theo đó : « Việc đe doạ,
cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên tuyên bố chủ quyền nào… là điều
không thể chấp nhận được ».
Các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo do Trung Quốc rốt ráo
tiến hành trong thời gian gần đây tại vùng Trường Sa đã được ông Ted Osius đặc
biệt nhấn mạnh, dù không nêu đích danh Bắc Kinh. Đại sứ Mỹ đã « kêu gọi tất
cả các bên tuyên bố chủ quyền thực hiện tự kiềm chế - đặc biệt là về các hoạt động
cải tạo thực địa quy mô lớn để biến đổi các bãi đá và bãi ngầm thành những tiền
đồn có thể dễ dàng quân sự hoá ».
Về một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp, Đại sứ Mỹ
cho rằng Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN và Trung Quốc « cần sớm hoàn tất một bộ
Quy tắc Ứng xử có ý nghĩa tại Biển Đông ».
Phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là phản ứng mới nhất
của Chính quyền Mỹ sau khi một loạt thông tin với ảnh vệ tinh làm bằng chứng cụ
thể được tiết lộ, cho thấy quy mô to lớn và tốc độ nhanh chóng của công việc
Trung Quốc đang tiến hành ở vùng Trường Sa : bồi đắp 7 bãi ngầm đang chiếm đóng
thành đảo nhân tạo lớn hơn gấp bội, bên trên xây dựng những loại cơ sở bị cho
là có thể dùng vào mục tiêu quân sự.
Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là Tổng bí
thư đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên thăm Mỹ
Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam còn
xác nhận hai chuyến công du quan trọng của lãnh đạo Việt Nam qua Mỹ trong năm
nay.
Trước hết là chuyến công du của Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng mà theo ông Ted Osius, là « theo lời mời của phía
Hoa Kỳ ».
Giới phân tích từng nhấn mạnh rằng ông Trọng sẽ là Tổng
bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên đi thăm Hoa Kỳ, phản ánh đà tăng cường
quan hệ nhanh chóng giữa hai bên, đặc biệt là sau vụ Trung Quốc kéo giàn khoan
HD-981 vào cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế vào tháng Năm 2014.
Một chuyến thăm khác cũng quan trọng được Đại sứ Mỹ tiết
lộ, chuyến công du của Tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng bộ Công an Việt Nam,
nhưng thời điểm chưa được xác định.
Ông Ted Osius tuy nhiên khẳng định rằng Bộ trưởng Công an
Việt Nam sẽ « gặp gỡ các quan chức cao cấp Hoa Kỳ để trao đổi ý kiến về một
loạt các vấn đề, trong đó có vấn đề nhân quyền ».
Hồ sơ nhân quyền được cho là cản lực quan trọng nhất
trong tiến trình xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington.
No comments:
Post a Comment