15-3-2015
Ngay
từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường
Sa có nhiều diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của hải
quân Tàu cộng. Cuối tháng 2-1988, lực lượng ngoại bang này tăng thêm 4 tàu hộ vệ
trang bị tên lửa và đại pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa. Trước
tình hình ấy, bộ tư lệnh hải quân Hà Nội mở chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo
của Việt Nam, lấy tên là chiến dịch CQ (chủ quyền)-88.
Vào
sáng ngày 14-3-1988, 73 chiến sĩ hải quân, đúng ra là công binh (không mấy lúc
cầm súng) của tàu HQ 604 đến đảo đá nửa chìm nửa nổi Gạc Ma, mang theo vật liệu
xi măng, cốt thép và các cột bê tông đúc sẵn để xây dựng công sự trên đó, ngõ hầu
xác nhận rõ rệt chủ quyền. Về khí giới, họ chỉ mang theo một số khẩu AK, nhưng
lại có quân lệnh là không được nổ súng. Chiến hạm Tàu cộng ùa tới, vây chặt.
Sau một hồi trao đổi trên loa mà bên nào cũng cho mình có chủ quyền, rốt cục
các chiến sĩ công binh VN không vũ trang đang đứng trên đảo đã trở thành bia hứng
đạn đại liên của kẻ thù mà trước đó vẫn ngỡ là bạn. Chỉ chưa đầy nửa giờ, 64
người đã vĩnh viễn nằm xuống trong nỗi tức tưởi và uất hận. Con tàu vận tải
HQ-604 rỉ sét đang thả neo giữa biển cũng đành phơi bụng lãnh đủ lửa pháo 100
ly từ mấy chiếc khu trục tối tân, trang bị cả tên lửa đối hạm. Quả như câu đối
tưởng niệm đầy chua chát của ai sau đó: “Cướp Gạc Ma, bắn tàu bạn, xưng danh
tình đồng chí! Trấn Len Đảo, giết mạng người, kêu tiếng tình anh em!”. Sau khi
64 người bị thảm sát, 9 chiến sĩ còn lại được tàu Trung Quốc vớt lên làm tù
binh và đem về tỉnh Quảng Đông giam giữ gần 4 năm trời.
Đúng
là một cuộc chiến bi thương, không cân sức, nhưng những người lính đã ngã xuống
trong lòng biển quả đã vị quốc vong thân, xứng danh hiệu anh hùng của Dân tộc
và đáng được vinh danh ngàn đời. Thế nhưng, lại có lắm điều ô nhục xoay quanh
biến cố ấy, kể từ đó đến nay, những ô nhục chỉ có trong cái chế độ vô đồng bào,
vô tổ quốc là chế độ Việt cộng.
Ô
nhục thứ nhất – không cho chống trả quân thù:
Khi
tình hình trở nên hết sức căng thẳng đầu năm 1988, Bộ Tư lệnh hải quân đã liên
tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp
trên giải đáp ngay là: Trung Quốc là thù hay là bạn? Chúng đánh ta, ta có đánh
trả không? Bộ Chính trị và bộ quốc phòng lúc ấy vẫn im lặng hay trả lời không
rõ rệt. Ấy là vì chính vào thời điểm đó, trong lúc bọn bành trướng Tàu cộng đã
lộ rõ dã tâm xâm lược thì lãnh đạo Hà Nội, dưới sự thao túng của Lê Đức Anh, Ủy
viên BCT, Bộ trưởng Quốc phòng, đang tìm cách bắt tay với lãnh đạo Bắc Kinh để
âm mưu thực hiện cái gọi là “Giải pháp đỏ” ở Căm-pu-chia nhằm đưa cả bọn Khơ-me
đỏ vào chính phủ liên hiệp mặc dù Nhà nước hợp pháp xứ Chùa tháp phản đối quyết
liệt. Thành thử các chiến sĩ hải quân đã ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc mà lại
không được quyền nổ súng chống giặc.
Về
chuyện này, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu
sâu sắc vấn đề Trung Quốc, đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc
phòng Lê Đức Anh như sau (theo RFA 12-03-2015): “Tôi cho rằng lúc
bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc
như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó
giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành vi phản động,
phản quốc. …Tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước”.
Ô
nhục thứ hai – không dám nhắc đến tên quân thù:
Sau
nhiều năm im lặng, ngày 9-5-2010, lễ tưởng niệm các tử sĩ Gạc Ma đã được tổ chức
trên biển gần quần đảo Trường Sa. Điều đáng lưu ý là trong diễn văn tưởng niệm,
Thượng tá Trịnh Lương Vượng, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn M46 vùng D Hải quân đã
không dám nói thẳng nói thật là hải quân Tàu giết hại hải quân Việt. Thay vào
đó ông đã dùng từ “nước ngoài” và “lực lượng quân sự nước ngoài”: “Lực
lượng quân sự nước ngoài đã ngang
nhiên chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam… Các
chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trước sự tấn công trắng trợn và phi lý
của các lực lượng tàu chiến hải quân nước ngoài”. Báo Thanh Niên ngày
14-03-2011 cũng cho biết Đại tá hải quân Nguyễn Kiều Kinh đứng trên mảnh đất
thuộc chủ quyền VN, đọc diễn văn thay cho 14 Ủy viên Bộ Chính trị, cũng thản
nhiên nói : «Với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm
1987, đầu năm 1988, nước ngoài đã ngang nhiên đưa lực lượng quân sự chiếm đóng
một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN…». Đúng là chỉ có bọn
khiếp nhược trước kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc mới có giọng điệu như thế.
Ô
nhục thứ ba – không cho nhắc tới trận chiến và các tử sĩ:
Sau
khi trận chiến trên đảo Gạc Ma kết thúc với chỉ một người bị thương về phía Tàu
cộng, họ đã vinh danh một đặc nhiệm hải quân tên Du Xiang Hou, kẻ đã xé bỏ lá cờ
đỏ sao vàng trên đảo. Họ làm phim giáo dục con cháu về trận chiến mà đối với họ
là một chiến thắng vẻ vang kiêu hùng. Và họ xem đó là bằng chứng không thể chối
cãi về chủ quyền của họ trên đảo Gạc Ma. Vậy mà đã 27 năm nay tại Việt Nam, cuộc
chiến này bị né tránh không nói đến, đặc biệt trong các tài liệu chính thức và
trong sách giáo khoa sử, như thể đó là một phần lịch sử cần được giấu nhẹm. Có
lẽ trận chiến Gạc Ma chẳng phải là một vết son trong Việt sử như những chiến thắng
của đội quân Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, tuy nhiên
nhân dân vẫn cần một lịch sử thật hơn là một lịch sử đẹp.
Ngoài
ra, người Việt ở miền Nam trước đây hay khắp thế giới hiện giờ, ai cũng biết
thiếu tá hải quân VNCH Ngụy Văn Thà, nhiều kẻ nhớ cả ngày ông tử trận:
19-01-1974. Tên tuổi vị anh hùng ấy (cùng với các chiến hữu tử sĩ) vang dội
ngay sau khi chiến hạm Nhựt Tảo bị Tàu cộng đánh chìm. Nhưng người Việt sống dưới
chế độ cai trị cộng sản mấy ai biết tên tuổi 64 chiến sĩ đã ngã xuống và 9 chiến
sĩ đã bị bắt tại Trường Sa? Đó là chưa kể những kỷ niệm cuộc chiến năm xưa của
họ không được trân trọng. Như vào tháng 9-2011, một cuộc gặp mặt lần nhất 8 chiến
sĩ còn sống đã được tổ chức tại nhà nghỉ Suối Lương, Đà Nẵng, song không phải
do nhà nước mà do Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa. Nhưng chả hiểu sao đến sáng ngày
khai mạc chỉ còn lại ba người, năm anh đã lặng lẽ bỏ về tối hôm trước. Ban tổ
chức lại còn quy định là người tham dự không được trực tiếp tiếp xúc hay phỏng
vấn các nhân chứng. Thảm hại hơn nữa, tổng số người tham dự, tính luôn ban tổ
chức, thành phần khách mời (không có đại diện chính quyền), an ninh và nhà báo
…chỉ khoảng 30 mạng.
Chưa
hết, ngày 14-3-2012, nhà cầm quyền và hải quân dự tính tổ chức một cuộc gặp mặt
34 gia đình liệt sĩ Gạc Ma tại Cam Ranh (Khánh Hòa). Tất cả mọi việc đã hoàn tất,
giấy mời đã được đem gởi. Đùng một cái, trước đó 3 hôm (11-3-2012), có “lệnh
trên” yêu cầu hủy cuộc gặp mặt. Một nhà báo đã thốt lên cay đắng: “Chẳng lẽ đi
lừa phỉnh các mẹ liệt sĩ? Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức sao? Khóc anh
em hy sinh cũng không được phép à?” (RFA 20-03-2012).
Mới
hôm qua thôi (14-03-2015), hoạt động tưởng niệm của một số người dân Hà Nội tại
tượng đài vua Lý Thái Tổ đã bị quấy rối bởi một đám dư luận viên trẻ, do bị đảng
đầu độc và được công an bảo vệ; hoạt động tưởng niệm tại Sài Gòn thì lại bị lực
lượng công an giám sát chặt chẽ còn báo chí chính thống im lặng làm lơ.
Ô
nhục thứ tư – không đi tìm xác chiến sĩ tử trận và đãi ngộ các chiến sĩ còn sống:
Ngày
22-12-2008, báo Tuổi Trẻ và Tiền Phong điện tử có loan tin rằng trong khi đánh
bắt hải sản ở gần đảo Gạc Ma, một số ngư dân phát hiện và vớt được hài cốt của
bốn chiến sĩ đã hy sinh tại đó và giao cho hải quân. Hải quân đã đưa bốn bộ hài
cốt liệt sĩ nói trên về đất liền, làm lễ tưởng niệm tại đoàn M29. Thế nhưng,
ngay trong ngày, cả hai tờ báo đã gỡ tin này xuống. Chả biết thực hư ra sao? Mà
mãi cho tới hôm nay, nhà cầm quyền VN vẫn chưa cho tiến hành tìm kiếm, thu gom
hài cốt hơn sáu chục binh sỹ bị chìm trên bãi đá ngầm đó. Bộ Quốc phòng chẳng
có một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới.
Ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết chua chát
nhận định (RFA 12-03): “Cho đến hôm nay 64 anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma nhiều người
xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời
rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ Thập Đỏ quốc tế
để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im,
bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi”.
Về
các chiến sĩ Gạc Ma còn sống, mãi tháng 10-2009, báo VietnamNet mới đăng bài về
anh Trương Văn Hiền và cho biết anh sống rất nghèo tại thôn 3 xã Hòa Thắng,
Buôn Mê Thuột, bản thân lại có trở ngại về sức khỏe với vết thương ở sườn và
cánh tay trái. Phóng viên Quốc Nam, trong bài “Những người lính Gạc Ma bây giờ”
(báo Tuổi Trẻ 13-03-2015) cho hay rằng sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma,
những người lính còn sống trở về như anh Nguyễn Bá Ngọc và anh Mai Xuân Hải
tại Quảng Bình vẫn sống trong cùng cực với bệnh tật.
Ô
nhục thứ năm – mãi mãi tin quan hệ Việt-Trung tốt đẹp:
Tất
cả những điểm ô nhục nói trên liên quan tới Gạc Ma, Trường Sa, có lẽ phải nói
là xuất phát từ niềm tin mù quáng hay hy vọng hão huyền nơi lãnh đạo Cộng sản Hà
Nội rằng quan hệ Việt-Trung sẽ mãi mãi tốt đẹp. Niềm tin mù hay hy vọng hão này
dựa trên chuyện Việt cộng đã phải gắn bó với Tàu cộng quá ư lâu dài: từ quá khứ
(nơi Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ), đến hiện tại (nơi Nguyễn
Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng) và cả
tương lai (nơi nhân sự sau đại hội đảng lần thứ 12 vốn được Tàu cộng chọn lựa);
qua những sợi dây ngày càng thít vào họng: ân tình giúp cướp miền Nam và món nợ
chiến phí khó trả nổi, sự lệ thuộc vào chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa,
sự cam kết hết sức dại dột tại Thành Đô sau cơn hoảng loạn vì Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ, và nhất là bàn tay Trung Nam Hải che chở cho Ba Đình tiếp tục thống
trị dân Việt. Có thể có lúc, có kẻ trong lãnh đạo Hà Nội nghĩ tới mối nhục đó,
nhưng cái khát vọng vô độ về quyền lực và của cải trên đất Việt làm chúng sẵn
sàng bán nước và trở thành vô liêm sỉ.
Hỡi
tử sĩ Gạc Ma, các vị vẫn mãi là những oan hồn và nỗi nhục Trường Sa vẫn mãi còn
đó bao lâu đất Việt còn nòi Cộng sản!
BAN BIÊN TẬP
--------------
DOWNLOAD
No comments:
Post a Comment