Báo
chí Việt Nam đã chứng minh họ không có quyền tự do báo chí và người dân Việt
Nam cũng không được quyền thông tin như Hiến pháp và Luật báo chí quy định. Thật
trớ trêu là việc này đã xảy ra vào thời gian có lời khoe Việt Nam đã “bảo vệ và
thúc đẩy quyền con người” và “thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người”
của Thứ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam Nguyễn Quốc Cường.
Phô
trương này được đưa ra tại khóa họp cấp cao 28 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc diễn ra tại Geneve từ ngày 3 đến 27/03/2015.
Ông
Cường nói: “Với tư cách thành viên nhiệm kỳ 2014 - 2016, Việt Nam đã và tiếp
tục phát huy vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong các công việc của
HĐNQ.”
Theo
tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam thì: “Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh thành tựu
của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, những nỗ lực trong thực
hiện các cam kết quốc tế về quyền con người, trong đó có các khuyến nghị UPR
(Human Rights Council Universal Periodic Review) chu kỳ 2 đã được chấp thuận,
các cam kết tự nguyện với tư cách thành viên HĐNQ, phê chuẩn Công ước Chống tra
tấn và Công ước về Quyền của Người Khuyết tật.”
Nhưng
việc ông Cường nói Việt Nam đã thực hiện 182, trong số 227 khuyến nghị của Hội
đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đưa ra đầu năm 2014 không có 45 khuyến nghị quan
trọng được quan tâm nhiều ở Việt Nam.
Trong
số khuyến nghị này, có những đòi hỏi Việt Nam cần: đa nguyên, đa đảng, thả tù
nhân chính trị, tự do ngôn luận và bỏ các điều 79, 88 và 258 của Luật hình sự vẫn
thường được nhà nước sử dụng để buộc tội và bỏ tù vô cớ những người dân đòi dân
chủ, tự do và quyền con người.
Bằng
chứng tự biên tự diễn của Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường ở Geneve không đúng với
những việc xảy ra ở Việt Nam qua chứng minh mới nhất với diễn văn của Đại sứ Mỹ
Ted Osius tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 06/03/2015.
Ông
Osius được mời đến nói chuyện với 500 sinh viên và các viên chức trường này để
đánh dấu kỷ niệm 20 năm bang giao Việt-Mỹ.
Đại
sứ Mỹ chia diễn văn của ông làm 3 phần: Mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai
nước, tiếp theo sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trường Tấn Sang tháng
7/2013; hiện trạng quan hệ giữa hai nước; phương hướng phát triển mối quan hệ
này trong 20 năm tới và xa hơn nữa.
Nhìn
chung ông rất lạc quan với kết quả trên nhiều lĩnh vực kể từ sau cuộc họp giữa
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Sang tại Tòa Bạch Ốc sáng ngày 25/07/2013.
Hiện
nay, mậu dịch hai nước đã đạt tới 35 tỷ dollars và, theo lời ông Osius: “Con
số này sắp tiếp tục tăng thêm nữa. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương
(TPP) là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Obama. Một khi TPP được
hoàn tất, các thành viên của Hiệp định này sẽ chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu.”
Có
12 nước bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ,
Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản sẽ là thành viên của TPP.
Đại
sứ Osius nói: “TPP là một cơ hội to lớn đối với Việt Nam. Nó thể hiện bước
tiến hợp lý tiếp theo trong quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao này sẽ là những cơ hội hấp dẫn cho các
doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam khi nó mở ra những xa lộ thương mại mới vì
các rào cản bị dỡ bỏ.”
Nhưng
hy vọng đàm phán TPP kết thúc trong năm 2014 đã trôi qua mà không ai tiết lộ trở
ngại ở đâu và tại sao?
Tuy
nhiên, trong cuộc họp báo tại Sài Gòn ngày 18/01/2015, ông Osius đã lạc quan
nói: “Tôi rất tự tin về TPP. Và hiện giờ tôi còn tự tin hơn nhiều so với khi
tôi mới đến đây cách đây vài tháng. Chúng ta vừa có vòng đàm phán song phương tại
Hà Nội và các nhà đàm phán của chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ. Tôi đã gặp
các nhà lãnh đạo của các bạn, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại và
các nhà lãnh đạo khác và tôi tin có sự cam kết sâu sắc về việc hoàn thành đàm
phán TPP với Hoa Kỳ. Tôi biết chắc rằng giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã cam kết hoàn
thành TPP. Tôi tự tin và lạc quan rằng Thượng viện Hoa Kỳ sẽ trao cho Tổng thống
quyền thúc đẩy thương mại và sau một tháng ở đây, tôi cũng tự tin rằng chúng ta
có thể kết thúc đàm phán để Tổng thống có thể đệ trình TPP cho Quốc hội Hoa Kỳ
trong mùa xuân này. Chúng tôi hy vọng Quốc hội sẽ bỏ phiếu về TPP trong mùa hè
này. Thời điểm chính xác hơi khó đoán bởi vì Quốc hội của chúng tôi sẽ tự quyết
định khi nào sẽ hành động, nhưng Tổng thống muốn đệ trình TPP cho Quốc hội vào
mùa xuân này. Vì vậy, tôi rất lạc quan về TPP.”
Nhưng
ông Osius không thể nói thay cho Quốc hội Mỹ hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát cả
hai viện. Một số không nhỏ Nghị sĩ và Dân biểu của cả hai đảng Cộng hòa và Dân
chủ đã công khai ràng buộc Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền để được
gia nhập TPP.
Ngoài
ra việc Chính phủ Việt Nam tiếp tục cấm công nhân thành lập nghiệp đoàn lao động
độc lập và không cho phép tự phát đình công để bảo vệ quyền lợi cũng xung đột với
lập trường của Tổng liên đoàn Lao động và Kỹ nghệ Hoa Kỳ (The American
Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations (AFL-CIO), một tổ
chức có ảnh hưởng rất lớn đối với các hiệp ước thương mại của Mỹ với nước
ngoài.
Từ
hai năm qua, phía Việt Nam từ Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đều ngỏ ý mong Hoa Kỳ chấp nhận một số tương nhượng đối với trường hợp
kinh tế của Việt Nam để được thừa nhận có nền kinh tế thị trường.
Tuy
nhiên, Mỹ và nhiều nước trong Liên hiệp Châu Âu và Á Châu, trong đó có Nhật Bản
vẫn coi Việt Nam chưa đủ điều kiện.
Một
trong số những đòi hỏi này tùy thuộc phần lớn vào việc nhà nước Việt Nam kiểm
soát nền kinh tế đến mức độ nào, có chấm dứt tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng
của các Doanh nghiệp nhà nước hay không, chính sách thuế khóa, kế toán cần minh
bạch và công khai như thế nào.
Ngoài
ra quyền lợi và tiếng nói của người lao động sẽ được bảo vệ ra sao cũng nằm
trong các tiêu chuẩn của một nền kinh tế thị trường.
Nhân
quyền và Báo chí
Như
vậy có ý nghĩa gì khi Đại sứ Osius công bố tại cuộc nói chuyện với sinh viên về
tin Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang sẽ “sớm sang thăm Hoa Kỳ và gặp gỡ các
quan chức cao cấp Hoa Kỳ để trao đổi ý kiến về một loạt các vấn đề, trong đó có
vấn đề nhân quyền.”
Ông
Osius cũng phấn khởi báo tin: “Và chúng tôi vui mừng rằng Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay theo lời mời của phía Hoa Kỳ. Chúng
tôi tin tưởng rằng chuyến thăm đó sẽ giúp đưa mối quan hệ Đối tác Toàn diện tiến
về phía trước. Chúng tôi hy vọng rằng nhịp độ các chuyến thăm cấp cao của Hoa Kỳ
sang Việt Nam cũng sẽ được tiếp tục, bởi vì những chuyến thăm như vậy cũng là một
phương thức để duy trì đối thoại cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề mà chúng
ta phải đối mặt.”
Tuy
ông Osius không nói đến chuyến thăm Việt Nam dự trù vào tháng 11 năm 2015 của Tổng
thống Obama, nhưng phía Việt Nam cũng mong như thế để đánh dấu 20 năm bang giao
Việt-Mỹ (11/07/1995 - 11/07/2015).
Đáng
chú ý là trong khi các sinh viên đã vỗ tay liên tiếp hoan hô nội dung diễn văn
của Đại sứ Osius, trong đó có đoạn dài nói về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thì
tất cả các báo đều được lệnh của Ban Tuyên giáo Trung ương không đăng một chữ
nào.
Ngay
cả hai chữ “nhân quyền” cũng bị các cơ quan chính thống cắt bỏ trong đoạn tin
nói về nội dung ông Trần Đại Quang sẽ thảo thảo luận với các quan chức Mỹ.
Vậy
Đại sứ Mỹ đã nói gì?
Trong
diễn văn “Hai mươi năm quan hệ ngoại giao với Việt Nam và con đường phía trước”
ông Ted Osius nói: “Một lĩnh vực nữa mà chúng ta đã đạt được tiến bộ và vẫn
còn thấy những thách thức là trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Như
chúng tôi đã nói, chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng,
độc lập, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền.”
Tuy
ông ca ngợi: “Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên chúng ta đã đạt được nhiều
kết quả. Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu nhất trí phê chuẩn Công ước chống tra tấn
và Công ước về quyền của người khuyết tật... Chúng ta đã bắt đầu cùng nhau làm
việc tại Liên hợp quốc - ngay cả tại Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc - mặc
dù thống kê phiếu bầu của chúng ta phản ánh sự bất đồng sâu sắc về một số vấn đề
quan trọng.”
Đại
sứ Mỹ cũng ghi nhận: “Việt Nam đã thả một số tù nhân lương tâm và cho phép
không gian rộng lớn hơn cho tự do tôn giáo. Việt Nam cũng đã sửa đổi pháp luật
để phi hình sự hóa hôn nhân đồng giới, và ủng hộ Liên hợp quốc hành động vì lợi
ích của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT--lesbian, gay, bisexual
and transgender) trên toàn thế giới.”
Tuy
nhiên, ngay sau đó, ông nói thẳng: “Hoa Kỳ và các nước khác đã cởi mở và
minh bạch với Việt Nam về những khác biệt của chúng ta trong vấn đề nhân quyền.
Chúng ta tin rằng mối quan hệ của chúng ta chỉ có thể đạt tiềm năng tối đa khi
có tiến bộ rõ rệt về nhân quyền.”
Nên
biết vào năm 2010, trong chuyến thăm Việt Nam, Bà Ngoại trưởng Hillary Clinton
cũng đã thẳng thắn đặt điều kiện tiến bộ nhân quyền là chìa khóa tăng cường
lòng tin và quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước.
Nhiều
Nhà lập pháp Mỹ, kể cả Nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân viện đầy quyền
lực của Thượng viện Mỹ cũng đã nói Hoa Kỳ chỉ có thể cứu xét bán vũ khí sát
thương cho Việt Nam khi có tiến bộ về tình trạng nhân quyền.
Vào
tháng 4 năm 2014, Hoa Kỳ đã bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương để
giúp Việt Nam bảo vệ an ninh biển, trong khi Trung Quốc không ngớt đe dọa Việt
Nam ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ tháo gỡ toàn diện lệnh này sẽ còn lâu
dài.
Nhưng
trước mắt, Đại sứ Osius lập lại quan điểm của Mỹ đòi Việt Nam phải bỏ một số điều
trong Luật hình sự vì chúng cho phép nhà nước bắt người tùy tiện và giam giữ những
người dân muốn bày tỏ chính kiến của mình. Ông cũng muốn Việt Nam tôn trọng quyền
tự do tư tưởng và quyền thông tin của người dân.
Ông
nói: “Chúng tôi tin rằng việc cải cách bộ luật dân sự và bộ luật hình sự, mở
rộng các quyền tự do cá nhân - bao gồm các quyền tự do trên internet, và khuyến
khích một hệ thống tư pháp độc lập là rất quan trọng đối với thành công của Việt
Nam.
Và
chúng tôi sẽ làm việc với Việt Nam để nâng cao trách nhiệm giải trình trước
công chúng, tính minh bạch công khai (bao gồm khả năng tiếp cận thông tin), đối
thoại với xã hội, và cải thiện khả năng cung cấp các dịch vụ của chính quyền.”
Các
điều luật mơ hồ
Tuy
ông Osius không nói nhưng có 3 điều trong Luật hình sự đã bị các Tổ chức Nhân
quyền và Tôn giáo trên Thế giới tố giác Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng các
quyền tự do căn bản của người dân.
Đó
là các Điều:
Điều
79.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người
nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,
thì bị phạt như sau:
1.
Người tổ chức, người xúi dục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình;
2.
Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều
88.
Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a)
Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b)
Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang
mang trong nhân dân;
c)
Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến
hai mươi năm.
Điều
258.
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1.
Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2.
Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Đặc
biệt ông Osius không nói gì trong diễn văn về tình trạng đàn áp Tôn giáo có hệ
thống và tinh vi vẫn diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng ở Việt Nam. Nhưng Hội
đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã nhận được Báo cáo đặc biệt của phái viên
Heiner Bielefeldt, người đã thăm và điều tra tại Việt Nam từ ngày 21 đến ngày
31 tháng 7 năm 2014.
Ông
Bielefeldt từng lên án nhà cầm quyền Việt Nam đã tìm mọi cách để gây khó khăn
cho ông và xác nhận Chính phủ Việt Nam đã có chính sách kỳ thị những cá nhân và
các Tôn giáo không chịu gia nhập các Tổ chức Tồn giáo do nhà nước bảo trợ.
Như
vậy, viễn ảnh bang giao Việt-Mỹ nói riêng và quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng
thế giới nói chung sẽ đi về đâu từ nay về sau là câu hỏi phía Việt Nam phải trả
lời.
Có
lẽ đã đoán được chuyện gì sẽ đến nếu Lãnh đạo Việt Nam biết chọn bạn mà chơi
nên ông Osius mới bảo: “Tập trung vào việc hiện đại hóa năng lực phòng thủ,
Việt Nam có thể sẽ tìm đến các đối tác truyền thống của mình. Điều này có thể
hiểu được. Việt Nam cần có nhiều bạn bè - nhất là ở trong một khu vực phức tạp
và năng động như thế này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có nhiều để đề xuất nhằm tăng cường
an ninh của Việt Nam trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Còn
nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hòa bình, thịnh
vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực. Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ
cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù
chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình. Tuy chúng ta chia sẻ
một lịch sử phức tạp, tôi tin rằng chúng ta cũng chia sẻ một tương lai tươi
sáng.”
Nhưng
liệu Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng có dám đưa ra “những quyết định
táo bạo và hướng tới một tương lai mới” trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ để cứu
Việt Nam ra khỏi vòng vây Trung cộng, hay cứ cúi mặt mà đi để không còn thấy Tổ
quốc đâu nữa?
(03/015)
No comments:
Post a Comment