Ian
Bremmer - TIME
Nguyễn
Minh Tâm dịch
Cập nhật: 07/03/2015
10:59
Ở
đâu cũng vậy, sau một thời gian là cử tri là tỏ ra bất mãn không hài lòng với
những nhà lãnh đạo do chính họ bầu ra. Ngay ở những nước trong đó phe đối lập rất
yếu, như ở bốn nước Mỹ Châu Latin, những nhà lãnh đạo mới được bầu ra, không
gây được sự hào hứng, phấn chấn từ những chiến thắng mới của họ, nên họ bị dân
chúng mau chóng chán ghét, đòi thay thế.
Cali
Today News - Venezuela: Đây
là quốc gia theo xã hội chủ nghĩa, phải nhập cảng đủ mọi thứ, ngoại trừ dầu
hoả. Khi giá dầu hỏa trên thị trường quốc tế sụt giảm nhanh, sự nghiệp chính trị
của Tổng thống Nicolas Maduro cũng tuột dốc theo. Ông Maduro mới lên làm tổng
thống chưa đầy hai năm, nhưng đảng chính trị của ông đã cầm quyền từ thập niên
1990. Ông là người được chọn để thay thế Hugo Chavez, một nhân vật say mê xã hội
chủ nghĩa một cách điên cuồng, và y có sức lôi cuốn dân chúng rất mạnh. Ngày
nay đàn em của Hugo Chavez là Nicolas Maduro chỉ được 22% dân chúng Venezuela
tín nhiệm. Nền kính tế trong nước bị thun lại 7%, lạm phát lên đến 68%, và lợi
tức qúa chênh lệch giữa người giầu và kẻ nghèo, khiến cho đời sống người nghèo
ngày càng thê lương đói khổ thêm. Ngay tại thủ đô Caracas, tỉ lệ tội phạm tăng
cao, tính trên đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Tất cả những yếu tố trên gộp
lại khiến người ta tiên đoán rằng ông Nicolas Maduro khó có thể tồn tại được một
nhiệm kỳ.
Mexico:
Enrique Penã Nieto mới lên làm Tổng thống Mễ Tây Cơ
được 27 tháng, giai đoạn trăng mật giữa ông và dân chúng hầu như không còn nữa.
Nền kinh tế chậm phát triển, sưu cao thuế nặng, và nhất là vụ giết hại 43 sinh
viên mới đây, cũng như những xung đột quyền lợi xảy ra giữa bà vợ Tổng thống với
những cố vấn phụ tá khiến cho ông Nieto trở thành vị tổng thống mất uy tín nhất
của Mễ trong thế hệ gần đây.
Tuy nhiên, năm nay nhờ nền kinh tế vẫn còn phát triển
được ở mức độ 3.4%, gần gấp đôi so với nhiều nước khác trong vùng. Đảng PRI của
tổng thống Nieto vẫn nắm quyền kiểm soát quốc hội, và phe đối lập cũng bị qui tội
tham nhũng khá nhiều. Do đó, hy vọng ông Nieto vẫn còn bám giữ được quyền hành.
Ba
Tây (Brazil): Bà Tổng thống Dilma Rousself bắt đầu nhiệm kỳ
thứ hai với nhiều vấn đề trước mắt, bà không ngờ tới. Nền kinh tế trì trệ, lạm
phát phi mã, nguy cơ sẽ phải cung cấp hạn chế nước và điện lực (rationing) cho
dân chúng, cũng như vụ tai tiếng xảy ra trong công ty dầu hoả của nhà nước Petrobas
trước đây do bà lãnh đạo, đã khiến cho bà vô cùng nhức óc. Cuộc thăm dò ý kiến
dân chúng xem việc làm của bà Tổng thống Rousself là “tốt”, hay “xuất sắc”, cho
thấy uy tín của bà đã bị suy giảm trầm trọng, từ 42% tuột xuống còn 23%
trong hai tháng vừa qua. Sự nghiệp chính trị của bà Tổng thống và tương
lai lai kinh tế nước Ba Tây còn nhiều gian chuân trước mắt.
Á
Căn Đình (Argentina): Tỉ lệ dân chúng ủng hộ bà Tổng
thống Cristina Fernandez de Kirchner sút gỉam xuống còn dưới 30%. Tỉ lệ phát
triển kinh tế trong nước rất chậm. Nhưng tệ hại hơn cả là bà Kirchner bị truy tố
là đã bao che cho một âm mưu khủng bố giết người lớn nhất trong lịch sử đất nước
Á Căn Đình. Lời cáo buộc được đưa ra sau cái chết bí mật của ông Biện Lý
Alberto Nisman xảy ra hôm 18 tháng Giêng. Ông này dự trù sẽ ra trước toà khai hết
sự thật về việc nước Iran đã đứng sau lưng vụ đánh khủng bố một trung tâm cộng
đồng Do Thái ở thủ đô Buenos Aires, giết chết 85 người hồi năm 1994. Chính phủ
của bà Kirchner đã che dấu nội vụ để được Iran giúp đỡ về kinh tế. Bà Kirchner
may mắn mới có thể làm hết nhiệm kỳ kết thúc vào cuối năm nay trước khi bà phải
trực diện đối phó với những vấn đề pháp lý tố cáo bà che chở vụ tấn công khủng
bố.
Bài phân tích của Ian Bremmer trên báo TIME ngày 9/3/2015
Nguyễn Minh Tâm dịch
No comments:
Post a Comment