Trọng Phú - báo Pháp Luật
Đúng
14 giờ chiều nay 20-3, TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin và
trả lời các thắc mắc của dư luận về việc đốn hạ cây xanh. Cuộc họp bắt đầu từ
14 giờ chiều, kết thúc vào 15 giờ với 21 câu hỏi của báo chí không được giải
đáp!
Quang
cảnh buổi họp báo. Ảnh: Trọng Phú
Buổi
họp có hơn trăm phóng viên các báo tham gia, khiến ban tổ chức phải chuyển cuộc
họp từ phòng 701 sang hội trường UBND TP tại tầng 3 mới đủ chỗ ngồi.
Mở
đầu cuộc họp, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành thông tin lý do
tổ chức họp báo.
Chủ
trì cuộc họp báo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết Hà Nội
luôn lắng nghe, tiếp thu, cầu thị ý kiến của mọi người dân Thủ đô, người dân cả
nước, tổ chức xã hội, nhà khoa học, báo chí trong việc thực hiện chức năng nhiệm
vụ của mình.
Hà
Nội từng có quyết định khó khăn nhưng cũng đem lại sự đồng thuận cao của nhân
dân, báo chí, ví dụ như quyết định không xây dựng khách sạn tại vườn hoa 19/8,
công viên Thống Nhất... Mọi quyết định của TP đều nhằm để mong muốn xây dựng thủ
đô xanh sạch đẹp, chất lượng đời sống nhân dân nâng cao hơn.
Ông
Nguyễn Thịnh Thành công bố quyết định của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo
sau khi chủ trì cuộc họp vào buổi sáng cùng ngày về việc thực hiện đề án cải tạo,
thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn.
Theo
đó, Chủ tịch TP đã quyết định:
1.
Dừng việc chặt hạ, thay thế cây trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây
xanh đô thị theo đúng quy định. Những cây đã hạ chuyển thì trồng ngay cây thay
thế theo quy hoạch và tiến hành chăm sóc, quản lý theo phân cấp và quy định;
hoàn thiện hè đường, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh
quan đô thị. Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gẫy ảnh hưởng đến giao thông,
an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
2.
Rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế
hoạch lộ trình thực hiện từng bước, đảm bảo duy trì mật độ xanh thường xuyên
liên tục cho từng tuyến phố. Đối với những cây cong nghiêng, ảnh hưởng đến mỹ
quan đô thị và những cây không đúng chủng loại cây đô thị thực hiện chỉnh trang
thay thế từng bước; chỉ thay thế những cây không thể chỉnh trang và duy trì được.
3.
Việc chỉnh trang trồng bổ sung thay thế cây xanh đô thị phải thực hiện theo
đúng quy trình quy định; đồng thời thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai minh bạch
và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, tạo
sự đồng thuận trước khi thực hiện.
Việc
bảo tồn, cải tạo chỉnh trang, bổ sung và thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn
Thủ đô là một chủ trương đúng đắn, việc làm cần thiết và hệ trọng, không chỉ
trong công tác quản lý, phát triển đô thị mà còn thể hiện mong muốn, tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân. Sở xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm
nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian vừa qua.
UBND Thành phố hoan nghênh và cảm ơn các cơ quan báo chí đã quan tâm, phản ánh
kịp thời ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân; đề nghị các cơ
quan thông tin đại chúng, các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân tiếp tục
quan tâm đóng góp xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh hiện đại.
Sau
đó, buổi họp báo chuyển qua phần hỏi đáp với rất nhiều câu hỏi được phóng viên
các báo đưa ra.
Báo
Tuổi Trẻ TP.HCM hỏi: Cho đến thời điểm này đã chặt bao nhiêu cây, kinh
phí tốn bao nhiêu, ai sẽ bị kỷ luật chính sau khi chặt cây này. Chỉnh trang đô
thị là một chủ trương đúng đắn nhưng cần làm từ từ và có nghiên cứu. Hạ 6.700
cây mà xã hội hóa thì hơi phản cảm? Việc dừng này như thế nào, bao lâu, có tiếp
tục chặt hạ, bao nhiêu cây? Trong văn bản, ông Chánh văn phòng nói hầu hết việc
chặt cây được người dân đồng thuận thì điều này khảo sát như thế nào?
Xã
hội hóa có bao nhiêu DN tham gia, gồm DN nào? Họ được gì, có quyền lợi gì?
VnMedia: Ai là người thẩm
định, quyết định những cây cần chặt. Tôi được biết việc thẩm định cây có sâu mọt
không rất khó. Ngay TP.HCM quyết định đầu tư 2 tỷ khoan tham dò thì cũng rất
khó khăn. Vậy ai quyết định việc này?
Những
cây xanh chặt đi đưa về đâu, tập kết ở đâu? Cây trồng mới mua ở đâu, giá bao
nhiêu một cây?
Đất
Việt: Hà
Nội đã chặt bao nhiêu cây và đã bán chưa, bán đấu giá bao nhiêu tiền, nếu chưa
bán thì để ở đâu?
Người
đưa tin: Nhiều
chuyên gia nói cây được chọn thay thế có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây
không rộng, liệu chọn có hợp lí hay không?
Người
tiêu dùng: Dư
luận cho rằng các DN đứng sau việc chặt cây, TP khẳng định có phải thế không
hay là chủ trương TP, DN chỉ hỗ trợ. Số lượng cây chặt lớn, gỗ lớn lên hàng trăm
tỉ thì sau khi bán gỗ đi thì mục đích sử dụng là gì?
Một
thế giới: Đánh giá tác động môi trường như thế nào khi chặt hạ cây?
Việc chặt này đích thân ông Hùng cho phép, cá nhân ông có nhận khuyết điểm gì
trong việc này? Sở Xây dựng có mặt ở đây tôi từng hỏi nhưng các anh hứa mà chưa
trả lời, đó là việc hạch toán, thống kê kiểm kê việc chặt cây trên tuyến phố...?
Pháp
luật TP.HCM: TP
cho biết việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5
năm thế nào?
Thanh
Niên: Bình
quân cây xanh đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật
độ?
VnMedia: Ông Hùng cảm thấy thế
nào khi đi qua tuyến phố trước đây rợp bóng cây nay thay cây trơ trụi không tán
lá?
Lao
Động: Hà
Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu ở Phan Đình Phùng... chúng ta
thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây? Nguồn từ ngân sách bao nhiêu, xã hội
hóa bao nhiêu phần trăm?
VTC: Đơn vị cung ứng
cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây dự án lớn đến nay dừng lại thì trách
nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?
Đất
Việt: Những
cây trồng thời Pháp thuộc thì liệu quy hoạch đã sai rồi không?
An
ninh Thủ đô: Quy
trình lập đề án này, căn cứ để chặt cây là gì? Tại sao chặt số lượng nhiều như
vậy?.
VietNamNet: Quyết định sáng
nay là do dư luận xã hội hay là lí do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao
lâu, giải trình khi nào có?
.
. . .
Phó
Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tại cuộc họp chiều nay. Ảnh: Trọng
Phú.
Tổng
cộng có đến 21 câu hỏi đã được các phóng viên gửi tới những người có chức trách
trong cuộc họp báo. Sau khi nghe xong các câu hỏi này, Phó Chủ tịch TP Hà Nội
Nguyễn Quốc Hùng trả lời: "Tất cả những ý kiến đều xuất phát từ tấm lòng
xây dựng Thủ đô, TP sẽ ghi nhận cũng như sau này tiếp tục tiếp thu các ý kiến.
HN
có cây xanh do cha ông để lại và phải có trách nhiệm bảo tồn duy trì, phát triển
để thế hệ sau thừa hưởng hệ thống cây xanh này.
Hệ
thống cây xanh đã đi vào tiềm thức của người HN, đi vào thơ ca. Do đó đối xử, ứng
xử với cây xanh có cả một hệ thống quy đinh, mỗi thời kỳ đều có bổ sung sửa đổi
để phù hợp. Là lá phổi của thủ đô, giữ lá phổi là việc cần thiết phải làm. Vừa
qua có việc chặt hạ cây xanh. Đây là chủ trương đúng, thực hiện đúng quy trình,
quy định pháp luật. Hoàn toàn không có lợi ích nhóm, tiêu cực trong việc này.
Sự
đóng góp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp là đáng quý, Hà Nội trân trọng.
Do việc thực hiện do thiếu minh bạch đã gây sự bức xúc. Tôi xin tiếp thu, xin
nhận trách nhiệm của các cơ quan thực hiện. Xin nghiêm túc nhận thiếu sót, kiểm
điểm rút kinh nghiệm. Từ nay sẽ rút kinh nghiệm những quyết định liên quan đến
nhiều người dân, việc chung sẽ lắng nghe ý kiến của dư luận.
Xin
hứa, từ nay trở đi, những quyết định liên quan đến cộng đồng sẽ nghiêm túc,
trân trọng ý kiến của dân. Thành bại do dân. Những quyết định được dân ủng hộ sẽ
thông suốt, không được ủng hộ sẽ không làm được".
Việc
xử lý số gỗ sau khi chặt cây, kinh phí thay thế cây mới, ông Hùng đề nghị báo
chí xuống tận cơ sở tìm hiểu cho minh bạch thông tin. Đồng thời yêu cầu các cơ
quan, ban ngành liên quan đến việc chặt hạ, thay thế cây xanh cung cấp thông
tin đầy đủ cho báo chí.
Nói
xong, ông Hùng cảm ơn báo chí, đồng thời tuyên bố kết thúc cuộc họp báo. 21 câu
hỏi của phóng viên các báo không được giải đáp. Mặc dù các phóng viên dự họp đề
nghị ông Hùng trả lời nhưng không được như mong muốn.
Buổi
họp báo kết thúc lúc 15 giờ cùng ngày với rất nhiều thông tin còn bỏ ngỏ.
Trọng
Phú
(Pháp
Luật)
No comments:
Post a Comment