Nam Giao,TL
January
24, 2015 at 5:49 am
Chủ
Nghĩa Phát Xít
Nếu
chúng ta chỉ quay lại thời cận đại (đầu thế kỷ 20 đến nay) thì hai chủ thuyết
ra đời và đã gây nên không biết bao nhiêu khổ đau cho nhân loại, đó là chủ
nghĩa Phát-xít, một lý thuyết chính trị kết hợp với chủ nghĩa Dân tộc cực đoan,
thiết lập một nhà nước chuyên chế mang tính chất quân phiệt, độc tài, toàn trị.
Chủ
nghĩa cực đoan này, gây nguy hại cho cả một dân tộc nếu như nó nảy sinh trong một
tiểu quốc; và nó gây nguy hiểm cho cả thế giới nếu nó phát sinh từ một đế quốc.
Nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa Phát-xít chỉ vì đầu óc bệnh hoạn của những kẻ cầm
quyền, sống với ảo tưởng sẽ thay đổi và khuất phục được thế giới dưới tay họ.
Chủ
nghĩa Phát-xít đã gây ra thảm hoạ cho cả thế giới mà điển hình là Hitler, Đức
quốc, kẻ đã gây ra chiến tranh Thế Giới lần thứ II, là nguyên nhân gây nên chết
chóc cho 60 triệu người trên thế giới và thiệt hại về vật chất vô cùng to lớn
mà nhiều năm sau thế giới mới khôi phục được.
Cùng với
chủ nghĩa Phát-xít ở Đức, ở Ý, chủ nghĩa Phát-xít ở Nhật cũng đã gây nên biết
bao nhiêu đau khổ cho dân tộc các nước Châu Á như Trung Hoa, Triều tiên, Việt
Nam v.v… và cho cả người dân Nhật. Cũng do chủ nghĩa phát xít này mà nhân dân
Nhật đã phải gánh chịu hai quả bom nguyên tử ném xuống Hirosima và Nagasaki,
khiến hàng vạn người dân vô tội chết một cách oan khiên. Như vậy, chủ nghĩa
Phát-xít là một thứ chủ nghĩa nguy hiểm, nó sẽ gây ra thảm hoạ cho con người,
và cho các dân tộc khác.
May
thay! Đệ nhị thế chiến 1940-45 đã kết thúc cách đây đúng 70 năm, nhưng những gì
còn ghi lại vẫn làm cho con người không thể nào quên được những tội ác ghê rợn
mà chủ nghĩa Phát-xít đã gây ra cho nhân loại.
Chủ
Nghĩa Độc Ác Cộng Sản
Tội ác
của chủ nghĩa phát-xít đã được thế giới biết rõ và đã công nhận, nhưng có lẽ tội
ác của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn nhiều người trên thế giới chưa biết tới, mặc
dù nó đã gây cho khoảng 100 triệu người dân khắp thế giới thiệt mạng một cách
oan nghiệt trong hậu bán thế kỷ thứ 20.
Như
chúng ta đã chứng kiến trong thời gian qua, với sự mù quáng đi theo chủ nghĩa cộng
sản mà đất nước được mệnh danh là “thành trì của Chủ nghĩa xã hội” Sô Viết,
“cái nôi của cách mạng vô sản thế giới” đã sụp đổ sau 70 năm từ ngày Lê-nin cướp
được chính quyền. Nước Nga mới của Yeltsin đã phải đối mặt với một khối di sản
nặng nề của quá khứ, một “gia tài” khánh kiệt, đã phải chật vật để hoà mình vào
tiến hóa của thời đại.
Sau thời
Yeltsin, Putin tiếp tục cầm quyền, đáng lẽ ra phải cố gắng để hoàn thành những
công việc dang dở của bậc tiền nhiệm, thì Putin đang dần dần đưa nước Nga quay
trở lại chế độ chuyên chế như kiểu cộng sản ngày xưa. Phải chăng do tư tưởng cộng
sản vẫn còn vướng mắc trong đầu vị cựu Trung tá tình báo KGB này? Đến nỗi ngày
nay, sau vụ xâm lăng Ukraine, ngang ngược chiếm bán đảo Crimea, Putin đã bị Âu
châu và Hoa Kỳ cấm vận, khiến cho kính tế quốc gia sắp khánh tận. Không chừng
có thể gây nên đại chiến thứ III, nếu Putin nổi giận và biến thể thành cáo.
Các chế
độ độc tài toàn trị cộng sản còn lại trên thế giới đến ngày nay như: Trung Cộng,
Việt Cộng, Bắc Hàn và Cuba vẫn tiếp tục gây tội ác. Không thể dùng quan điểm
quyền lợi quốc gia để biện hộ, lấp liếm sự lên án của cộng đồng nhân loại với
các tội ác của các chế độ toàn trị này. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp
độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử, nhưng đều có
chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử,
biến đất nước thành trại tập trung với sự đày đọa con người về thể xác lẫn tinh
thần. Vâng! Đó là tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, khủng bố tập thể, ngược
đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, vi phạm quyền tự do tư tưởng,
xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chí, tự do chính trị, độc tôn, độc
quyền, độc đảng…”
Chủ
Nghĩa Hồi Giáo Cực Đoan
Trong
khi nhân loại chưa thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản tàn bạo 100%, thì chủ nghĩa cực
đoan Hồi giáo, kể từ đầu thiên niên kỷ thứ ba, đã nhanh chóng trở thành mối đe
dọa chính đối với hòa bình và an ninh toàn cầu, cũng như nguyên nhân gây ra xáo
trộn quốc gia và địa phương qua chủ nghĩa khủng bố. Nó giống như các mối đe dọa
gây ra bởi chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Phát-xít trong những năm 1930 và sau
đó là chủ nghĩa cộng sản trong thập niên 1950″.
Sau biến
cố 11-9-2001, Tổng Thống Hoa Kỳ và một số chính khách Tây Phương đã công khai
tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố, nhưng đồng thời xác định đây không phải là
cuộc chiến chống người Ả Rập hoặc chống những người Hồi giáo. Trong khí đó, đối
với Osama Bin Laden và những người theo y thì đây là cuộc chiến tranh tôn giáo,
một cuộc chiến tranh của đạo Hồi chống lại những kẻ ngoại đạo (infidels,
unbelievers). Và vì thế đương nhiên Hồi giáo phải chống Hoa Kỳ vì quốc gia là
nước lớn nhất trong thế giới ngoại đạo.
Có thể
nói rằng đại đa số các tín đồ Hồi giáo (1.5 tỷ) là những phần tử ôn hòa chứ
không phải là những kẻ bảo thủ cực đoan (fundamentalists). Và đại đa số các phần
tử bảo thủ cực đoan cũng không phải là những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, hầu hết những
kẻ khủng bố hiện nay trên thế giới đều là những tín đồ Hồi Giáo! Đó là một sự
thật không ai có thể phủ nhận. Do đó, vấn đề được đặt ra là phải chăng chủ
nghĩa khủng bố có liên hệ với giáo lý đạo Hồi?
Từ các
tổ chức khủng bố nhỏ ở Saudi Arabia, Ai Cập, Nam Dương, Philippines, Palestine…
cho đến tổ chức khủng bố lớn như al-Qaeda có tầm hoạt động quốc tế, tất cả đều
tự xưng là những tín đồ của đạo Hồi chính thống (authentic Islam). Tất cả đều
“thánh hóa” các hành vi khủng bố của mình bằng cách dẫn chứng những câu thơ
trong kinh Koran hoặc những lời nói của giáo chủ Muhammad trong các sách
Hadiths.
Trong một
cuốn băng video được phổ biến trên đài truyền hình ngày 7-10-2001, Osama Bin
Ladin đã nói đến những điều sỉ nhục mà Hồi giáo phải chịu đựng trong hơn 80
năm. Đó là vào năm 1918, đế quốc Ottoman là đế quốc lớn nhất của Hồi giáo đã bị
Tây Phương đánh bại. Thủ đô Constantinople bị chiếm đóng. Toàn lãnh thổ của đế
quốc Ottoman bị Anh và Pháp chia nhau thống trị. Anh chiếm Iraq và Palestine.
Pháp chiếm Syria. Anh chia Palestine thành hai nước là Jordan và Palestine.
Pháp cũng chia Syria thành hai nước là Lebanon và Syria.
Trong
khi đó tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi xuất phát đế quốc Ottoman, người hùng Mustapha Kemal
lãnh đạo thành công một cuộc cách mạng của “phong trào quốc gia thế tục” (a
secular national movement) giải phóng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi ách thống trị của Tây
Phương , nhưng đồng thời cũng loại bỏ vai trò quốc giáo của Hồi giáo ra khỏi
chính quyền.
Pháp
Quốc và Khủng bố
Gần đây
những vụ khủng bố, do nhóm Hồi giáo cực đoan bắn giết tàn bạo tại Pháp vào những
ngày đầu năm 2015, liên tiếp xảy ra hai tuần qua, không những chỉ làm cho toàn
dân Pháp căng thẳng đến cực độ, mà cả thế giới đều quan tâm, lo sợ về một cuộc
chiến “tín lý” hận thù tàn khốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào
trên trái đất của loài người đang sinh sống.
Có người
cho rằng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan cũng nguy hiểm không kém các chủ nghĩa
khác, vì khi con người coi thường sự sống của chính mình, như ôm bom liều chết
(bom người) cho mục tiêu gọi là cao cả, bởi họ được “thuần phục” với tín điều
thánh lệnh rất khó giải thích, thì sự sống của người khác (tha nhân) có được họ
tôn trọng hay không?
Gần nửa
thập kỷ qua, đây là lúc người dân Pháp cảm thấy bất an nhất dù theo các chuyên
gia, điều này không sớm thì muộn cũng xảy ra. Như nhà báo người Anh Jonathan
Eyal viết cho tờ The Straits Times (Singapore): “Pháp đang ngồi trên ngọn
núi lửa – cả về xã hội và chính trị – và những rắc rối kiểu này sẽ còn đến nữa”.
Pháp có
cộng đồng người Hồi giáo đông đảo, khoảng 6.4 triệu người, chiếm khoảng 10% tổng
số dân số. Việc Pháp đi đầu trong các hoạt động quân sự tại Libya, Mali và
Trung Đông cũng có thể góp phần đẩy người Hồi giáo ở Pháp, với một bộ phận lớn
mang cảm giác bị ghẻ lạnh và gạt ra ngoài lề xã hội, đến với các tổ chức thánh
chiến, theo ông Eyal.
Chính
phủ Pháp ước tính 1.000 người Pháp đã đến Iraq và Syria chiến đấu cho tổ chức
Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Anh em Cherif và Said Kouachi, người đã thảm sát 8 nhà
báo, họa sĩ tại Charlie Hebdo, là những ví dụ: Không học hành, không tương lai!
Giữa
lúc người Hồi giáo ở Pháp tỏ ra lo sợ trước làn sóng trả thù có chiều hướng gia
tăng, Tổng thống Pháp, Francois Hollande, đã cố gắng xoa dịu định kiến về Hồi
giáo là khủng bố. Phát biểu trước toàn dân sau khi 2 chiến dịch giải cứu con
tin kết thúc hôm 9-1, ông nhấn mạnh: “Những kẻ cuồng tín này không đại diện cho
Hồi giáo”.
Ngược lại,
bà Marine Le Pen, thủ lãnh Mặt Trận Quốc Gia cánh hữu, luôn tỏ ra cứng rắn với
người nhập cư. Trong khi TT Hollande kêu gọi đất nước đoàn kết sau thảm nạn khủng
bố, thì bà Le Pen đóng đinh các vụ tấn công dưới mác “Hồi giáo cực đoan”. Mặc
cho các nhà bình luận cáo buộc bà Le Pen cố tình đổ dầu vào lửa vì mục đích
chính trị, nhưng cuộc thăm dò mới nhất cho thấy bà có triển vọng cao cho ghế tổng
thống Pháp vào năm 2017.
Mâu thuẫn
của riêng nước Pháp thật ra cũng âm ỷ giữa lòng châu Âu. Hãng tin Bloomberg nhận
định châu Âu dễ bị tổn thương vì chuyện dân nhập cư nhiều hơn Mỹ: “Bắc Phi,
vùng Balkan, Trung Đông, và có thể bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng, tội ác và
chủ nghĩa khủng bố từ những nơi này”. GS Louise Shelley, thuộc Trường ĐH George
Mason (Mỹ), nhận định.
Trái với
một số nước Nam Âu cởi mở với người nhập cư như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý… các nước
Bắc Âu không sẵn lòng mở cửa. Chỉ vài phút sau khi biến cố ở Paris bùng nổ, ông
Geert Wilders, nhà hoạt động chống đạo Hồi rất được ủng hộ ở Hoà Lan nói như
đinh đóng cột: “Phương Tây đang trong chiến tranh và nên nhổ rễ đạo Hồi”. Cũng
vì muốn hạn chế dân nhập cư mà Thủ tướng Anh David Cameron thường xuyên có
tranh cãi với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Theo
Bloomberg, Đức quốc có thể là “chiến trường” kế tiếp. Tại đất nước có 4 triệu
người Hồi giáo này, một cuộc thăm dò cuối năm ngoái cho thấy có tới 57% người
không theo đạo Hồi cảm thấy bị đe dọa bởi tôn giáo này.
Anh
Quốc Lo Sợ!
Trong một
bài viết tên tờ Bưu điện Chủ nhật, Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng các trường
học ở Anh cần tôn trọng và tích cực thúc đẩy giáo dục những “giá trị Anh quốc”
nhằm ngăn chặn tư tưởng Hồi giáo cực đoan hiện có ảnh hưởng lớn tại quốc gia
này. Nhận định này được đưa ra sau những quan ngại ngày càng tăng về việc những
người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Birmingham đã tiến hành một chiến dịch
có tổ chức nhằm áp đặt hệ tư tưởng, được xây dựng trên đức tin của đạo Hồi tại
các trường học trong thành phố này.
Những
việc đó làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tác động
tới giới trẻ Anh, đồng thời cũng bộc lộ rõ những bất đồng trong chính phủ nước
này xung quanh việc làm thế nào để giải quyết vấn đề cực đoan tôn giáo. Theo Thủ
tướng Cameron, một trong những lý do khiến chủ nghĩa cực đoan có thể phát triển
ở Anh, là do việc tuyên truyền và thúc đẩy các “giá trị Anh,” vốn gắn liền với
niềm tin về tự do, lòng vị tha, tinh thần trách nhiệm với bản thân và xã hội,
cũng như việc tôn trọng và bảo vệ pháp luật, chưa thực sự được coi trọng.
Hiện
không chỉ Anh mà nhiều nước châu Âu đang phải đối phó với vấn đề thanh niên bị ảnh
hưởng bởi tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Nhiều người trong số này sau khi cải đạo
Hồi đã trở thành những phần tử cực đoan và tới Syria tham chiến. Các giới chức
an ninh ước tính có vài trăm người Anh đã tham gia các tổ chức cực đoan ISIS chống
lại quân đội chính phủ Syria.
Qua một
bài xã luận, tờ Guardian (Anh) viết: “Tự do luôn phải được kiềm chế bởi
trách nhiệm”. Đó là lý do mà hầu hết các tờ báo Anh không in lại tranh biếm
họa của Charlie Hebdo.
Trong
lúc nhiều cơ quan truyền thông đăng lại trang bìa số báo phát hành ngày 14-1 của
Charlie Hebdo vì đó là “tin tức đáng đăng” hoặc để thể hiện “sự ủng hộ tự do
ngôn luận”, cũng có nhiều tờ không đăng vì không muốn làm tổn thương hơn 1.5 tỉ
tín đồ Hồi giáo. Thậm chí, báo Star (Kenya) và Citizen (Nam Phi) phải xin lỗi
vì đăng lại trang bìa trên và nhận lãnh cơn giận dữ của các độc giả theo đạo Hồi.
Đài CBC (Canada) dẫn lời nhiều nhân vật tiếng tăm, như tiểu thuyết gia người Anh Salman Rushdie, than phiền rằng nỗi sợ hãi chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang khiến châu Âu nao núng trong cam kết bảo vệ tự do ngôn luận. “Bạn có thể không ưa Charlie Hebdo nhưng không thể cấm họ nói”, ông Rushdie nhận xét.
Ngược lại,
nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu, điển hình là Giáo hoàng Francis, nhấn mạnh sự tôn
trọng lẫn nhau là chìa khóa tồn tại cho các xã hội đa văn hóa. “Bạn không thể
xúc phạm niềm tin của người khác. Bạn không thể đem niềm tin của người khác ra
làm trò đùa”, Đức Giáo hoàng nói với các phóng viên trên chuyến bay từ Sri
Lanka đến Philippines tuần rồi.
Hôm
16-1, đám tang của biên tập viên chủ chốt Stephane Charbonnier, đám tang cuối
cùng trong số các nạn nhân tại tòa soạn Charlie Hebdo, đã được cử hành. Tuy
nhiên, ông Henri Roussel, một trong những người đồng sáng lập Charlie Hebdo vào
năm 1970, tin rằng chính sự cố chấp của Charbonnier đã “kéo cả đội vào chỗ chết”.
Năm 2011, tòa soạn Charlie Hebdo bị đốt rụi khi lần đầu đăng tranh biếm về nhà
tiên tri Mohammed lên trang bìa. Vậy mà chỉ một năm sau, Charbonnier lặp lại điều
này, mặc cho thế giới Hồi giáo sôi sùng sục và chính phủ Pháp phải căng sức đối
phó.
Một bài
viết trên tạp chí Nouvel Obs tuần này, ông Roussel kể bạn mình là Georges
Wolinski, một trong các họa sĩ thiệt mạng hôm 7-1 cũng từng dè dặt. “Tôi nghĩ
chúng ta thật ngu ngốc khi chọn lấy sự nguy hiểm không cần thiết (…). Trong nhiều
năm, chúng ta xới tung mọi thứ và đến một ngày, tất cả quay lại đập thẳng vào mặt
chúng ta”, ông Roussel viết.
Trong
đám tang một họa sĩ của Charlie Hebdo hôm 15-1, Bộ trưởng Tư pháp Pháp
Christiane Taubira nói: “Ở Pháp, bạn có thể vẽ mọi thứ, kể cả nhà tiên tri”.
Nhưng có lẽ đúng như ý kiến của GS Jean-Michel Longneaux đến từ Trường ĐH Namur
(Bỉ): “Có sự khác biệt giữa nội dung nói và cách nói”. Viết trên tờ L’Express
(Pháp), GS Longneaux nhấn mạnh ông đồng tình với quyền tranh luận về mọi vấn đề
nhưng cách “chế nhạo” của Charlie Hebdo lẽ ra phải có giới hạn.
Phản
Ứng Của Các Nước Hồi Giáo
Có ít
nhất mười người đã thiệt mạng trong những vụ biểu tình chống lại báo Charlie
Hebdo trên khắp đất nước Niger trong vài ngày qua, sau khi những cuộc biểu tình
biến thành bạo loạn đốt cả nhà thờ, theo lời tuyên bố của tổng thống Niger.
Tổng thống
Niger ông Mahamadou Issoufou, nói rằng 5 người dân đã chết ở thủ đô Niamey vào
ngày 17-1. Ngoài ra, 5 người khác trong đó có một cảnh sát đã thiệt mạng tại
thành phố lớn thứ hai nước này là Zinder. “Những kẻ cướp bóc các địa điểm tôn
giáo và nhục mạ người khác, bắt bớ và giết đồng bào mình, những người nước
ngoài đang sống ở Niger thì hiểu gì về đạo Hồi”, tổng thống Niger cho biết trên
truyền hình. Ông nói rằng chính quyền của ông sẽ điều tra sự việc và hứa sẽ trừng
phạt những kẻ ác.
Trong số
báo mới nhất xuất bản sau sự kiện cuộc tấn công khủng bố vào tòa soạn ở Paris
giết chết 12 người hôm 7-1, thì ngay trang bìa là hình ảnh được cho là nhà tiên
tri Mohammed cầm một biểu ngữ “Je Suis Charlie” (tôi là Charlie) và khóc.
Ở Niger
cuộc biểu tình nổ ra nhưng đã trở thành cuộc bạo loạn. Có tới 8 nhà thờ bị đốt
phá khiến cảnh sát phải ra tay giải tán cuộc biểu tình bằng hơi cay. Nhiều nhà
lãnh đạo ở các nước Hồi giáo vừa lên án cuộc tấn công khủng bố vào tòa soạn báo
Charlie Hebdo, và cũng vừa chỉ trích việc tờ Charlie Hebdo lại tiếp tục xúc phạm
nhà tiên tri Mohammed.
Tổng thống
Afghanistan, ông Ashraf Ghani gọi việc tiếp tục châm biếm nhà tiên tri Mohammed
của báo Charlie Hebdo là một hành động báng bổ vô trách nhiệm. “Tự do ngôn luận
không phải là thứ dùng để gây tổn thương tình cảm tôn giáo của bất cứ cộng đồng
nào trên thế giới”, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tuyên bố. “Việc công bố tờ
báo khiêu khích đó lại được khuyến khích bởi cộng đồng quốc tế”, ông Sharif nhấn
mạnh.
Các cuộc
biểu tình phản đối loạt tranh biếm họa của báo Charlie Hebdo được tổ chức ở nhiều
nơi trên thế giới như Mali, Senegal, Mauritania, Pakistan, Algeria v.v…
Âu
Châu Báo Động Khủng Bố
Trong mấy
ngày gần đây đã xảy vụ chạm súng ở Bỉ, các vụ bố ráp của cảnh sát ở Đức, các vụ
bắt giữ ở Hy Lạp, và tình trạng tăng cường an ninh trên khắp Âu châu. Toàn bộ
các sự kiện này diễn ra tiếp theo sau vụ tấn công tòa soạn tuần báo trào phúng
Pháp Charlie Hebdo.
Ông Rob
Wainwright nhận định, “Không giống như ngày 911 ở Mỹ.” Ông Wainwright là giám đốc
Europol, cơ quan thực thi luật pháp của Liên hiệp Âu châu, nói rằng các nỗ lực
an ninh phải thích ứng với mối đe dọa đang gia tăng: “Chúng tôi đang chứng
kiến phản ứng rất quyết liệt từ chính phủ các nước trong khối chúng tôi, cơ
quan cảnh sát quốc gia và các định chế như Europol đang khẩn cấp duyệt xét lại
các phương cách mà chúng tôi có thể hỗ trợ đắc lực hơn các cơ quan chống khủng
bố ở mọi nơi, trao đổi về tình báo hữu hiệu hơn, trong việc theo dõi hoạt động
tài trợ khủng bố, vũ khí bất hợp pháp và đặc biệt là theo dõi các hoạt động khủng
bố trên mạng.”
Đối với
Tổng thống Obama, ông đang hy vọng làm việc với Quốc Hội mới do đảng Cộng Hòa
kiểm soát về một chương trình nghị sự bao gồm các vấn đề ưu tiên trong nước,
nhưng các diễn biến quốc tế nhanh chóng buộc phải chú ý nhiều hơn đến các vấn đề
an ninh trong và ngoài nước. Ông nói: “Hiên tượng của chủ nghĩa cực đoan, ý
thức hệ, các mạng lưới, khả năng tuyển mộ người trẻ đang lan rộng, và đã thâm
nhập vào các công đồng trên thế giới. Đây là một vấn đề gây nên mối đau khổ lớn
lao, thảm nạn và tàn phá, nhưng đó là điều mà cuối cùng chúng ta sẽ đánh bại.“
Lời kết:
Các tổ
chức khủng bố khắp thế giới sẽ không ngừng phá hoại, tạo mâu thuẫn để đạt mục
tiêu tuyên truyền của họ. Thế nhưng cộng đồng thế giới tự do vẫn nỗ lực đoàn kết
nhằm đối đấu không khoan nhượng với tổ chức ISIS và các đám khủng bố khác. Một
điều khá rõ ràng là chưa bao giờ nước Pháp có một cuộc xuống đường vĩ đại, hơn
4 triệu người đồng lòng, đoàn kết đấu tranh chống bạo lực, khủng bố và bảo vệ nền
tự do ngôn luận như thế.
Nam
Giao,TL
tổng hợp tin tức báo chí và nhuận sắc
No comments:
Post a Comment