Fri, 01/30/2015 - 01:21 — ledienduc
Vào
lúc Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI khoá 11 (HN TW6
ĐCSVN) sắp diễn ra, tờ “Quan Làm Báo” xuất hiện (khoảng tháng 5/2012), đã thu
hút sự quan tâm rất lớn của bạn đọc trong, ngoài nước và của báo chí nước
ngoài.
Tính đến
10 tháng 9 năm 2012 đã có hơn 37 luợt triệu người truy cập, được Alexa Traffic
Ranks xếp hạng 82 tại Việt Nam.
“Quan
Làm báo” chĩa mũi nhọn vào các âm mưu lũng đoạn và nạn tham nhũng liên quan tới
Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm lợi ích của ông ta. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài
chính-ngân hàng, tờ báo đặt ra những nghi ngờ về mối quan hệ thân hữu giữa giới
đầu sỏ ngân hàng với gia đình Nguyễn Tấn Dũng.
Trong
văn bản số 7169/VPCP ngày 12/9/2012 của Văn phòng Chính phủ CSVN, và tiếp theo,
trên truyền hình HTV và trên nhiều tờ báo lề đảng, tờ “Quan Làm Báo” bị
nêu đích danh.
Bằng
văn bản trên, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho Bộ Công an và các ngành liên
quan “xử lý” những trang trang mạng “phản động” bôi xấu, xuyên tạc chính sách của
Đảng và Nhà nước. Trong một thời gian ngắn “Quan Làm Báo” đã bị đánh sụp, còn
người trong nước gặp khó khăn truy cập vào trang này.
Lúc bấy
giờ khi vào địa chỉ http://www.quanlambao.info
hiện ra dòng chữ:
“Yêu
cầu bà Đặng Thị Hoàng Yến dừng ngay các hành vi bôi nhọ, bịa đặt, vu khống nhằm
đẩy đất nước Việt Nam vào nguy cơ nội chiến một lần nữa. Những hành động của bà
vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có luật pháp Hoa Kỳ, nơi bà
đang tị nạn”.
Tuy
nhiên, cuộc tấn công khá toàn diện của “Quan Làm Báo” vào ông Nguyễn Tấn Dũng
và phe cánh đã không đạt kết quả như sự mong chờ của dư luận. Từ Nguyễn Tấn
Dũng, đến tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn của ông Dũng, hay Nguyễn Văn
Bình, Thống đốc ngân hàng, v.v… chẳng ai bị trầy da tróc vảy gì.
Với lý
thuyết “đánh chuột không để vỡ bình”, “để giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng
của Đảng”, “kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ”, Ban Chấp hành Trung ương
ĐCSVN đã bỏ phiếu “quyết định không kỷ luật Bộ Chính Trị và một đồng chí trong
Bộ Chính Trị”. “Một đồng chí trong Bộ Chính Trị” ở đây có biệt danh “X”, mà ai
cũng biết chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đạt con
số khoảng 15-16 triệu luợt nguời vào đọc trong vòng một tháng (kể từ giữa tháng
12 năm 2014) là một con số kỷ lục của trang “Chân Dung Quyền lực”.
Cũng
theo Alexa Traffic Ranks, “Chân Dung Quyền Lực” vào giữa tháng 01 năm 2015 đứng
vị trí 273 trong không gian điện tử ở Việt Nam, đến cuối tháng 01 xuống 296,
nhưng vẫn là thứ hạng rất cao.
“Chân
Dung Quyền Lực” ra đời trong bối cảnh trước và sau Hội nghị 10 của ĐCSVN vào đầu
năm 2015, vào lúc mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã khôi phục và củng cố được vị trí của
mình kể từ sau Hội nghị Trung ương 7.
Giữa
tháng 01 năm 2015, “Chân Dung Quyền Lực” tiết lộ kết qủa cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
các thành viên Bộ Chính Trị và Ban Bí thư trong Hội nghị Trung ương 10 với vị
trí đầu bảng về mức tín nhiệm cao của Nguyễn Tấn Dũng.
“Chân
Dung Quyền Lực” khen ngợi Nguyễn Tấn Dũng và dường như muốn dọn đường dư luận
cho tham vọng thâu tóm quyền lực tại Đại hội đảng lần thứ 12 diễn ra vào đầu
năm 2016.
Đặt câu
hỏi phải chăng “Chân Dung Quyền lục” nằm trong phe nhóm lợi ích của Nguyễn Tấn
Dũng? Và mặc dù có ý kiến phải ngăn chặn, điều tra truy tố, nhưng không thấy một
hành động nào thích ứng từ phía Chính phủ, khác hẳn như với “Quan Lam Báo”?
Hôm 23
tháng 01, ông Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói với BBC Việt ngữ:
“Tôi cho rằng người ta vẫn cứ im lặng để người
ta hiểu như rằng đây cũng coi nó như một bức thư nặc danh vậy.
“Và người ta lờ đi, và trong cái lờ đi như thế
này thì chắc chắn người ta quan tâm, người ta đọc thì sẽ có lợi cho một số người
và cũng lại không có lợi cho một số người khác về mặt vận động hoặc đặc biệt là
về nhân sự trước Đại hội 12 này.”
Nhận định
ra sao về ảnh hưởng của “Chân Dung Quyền Lực” trong cuộc chơi này? Theo tôi,
không nhiều.
Ngoài
việc cung cấp thông tin về bệnh tật của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội
chính, về sự tham nhũng, tài sản từ tham nhũng của một số nhân vật cao cấp như
Phùng Bá Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Hoà Bình, những người có thể là rào cản
trên buớc đường vươn tới danh vọng cao nhất của Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta không
thấy gì to tát hơn.
Người
dân có thể vui thích đón nhận những thông tin này được xem như là “thâm cung bí
sử” của triều đại Hà Nội, nhưng thực tế ai ai cũng biết rằng, cả bộ máy công
quyền là hang ổ của tham nhũng. Không chừa một ai. Dân chúng đủ thông minh để
nhận thấy rõ mục đich của cuộc chơi thiên lệch này.
Việc
phát quang dọn đường cũng không mấy suôn sẻ. Có nhiều ý kiến về Nguyễn Tấn Dũng
gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Không
ít người nghĩ rằng nếu quyền lực tập trung vào Nguyễn Tấn Dũng, một người có tư
tưởng cải cách, dân chủ, thân thiện với Mỹ, thì đất nước sẽ có cơ hội thay đổi.
Trong các lãnh đạo Việt Nam hiện nay không tìm ra khuôn mặt nào hơn Nguyễn Tấn
Dũng.
Nhưng
cũng có những người cho đấy là nhận thức sai lầm, ngây thơ về chính trị, xuất
phát từ bối cảnh bí bách, không tìm thấy lối thoát nào ra khỏi ách độc tài của
ĐCSVVN hiện nay.
Ông
Nguyễn Tấn Dũng là một người không có học thức, và chắc chắn không phải là nguời
có tư tưởng cải cách, dân chủ. Ông ta đã ký các nghị quyết đàn áp nhân quyền,
phản dân chủ, bóp nghẹt báo chí tự do. Ông ta đã thực hiện các chính sách đưa nền
kinh tế VIêt Nam phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Ông ta cũng là nguời hám
danh lợi lâu dài, kiến thiết và đặt hai con trai vào các chức vụ công quyền và
tạo điều kiện cho con gái trong việc thâu tóm ngân hàng.
Mặc dù
trên các phương tiện truyền thông đại chúng người ta vẫn không ngừng tuyên truyền
ghét Mỹ, cảnh giác với “thế lực thù địch” Mỹ, quan hệ của Việt Nam với Mỹ dường
như bắt buộc, vì Mỹ là thị trường kinh tế và tín dụng cực kỳ quan trọng.
Quan hệ
với Mỹ nằm trong chiến lược “vừa hợp tác vừa đấu tranh” với Trung Quốc như ông
Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố. Chơi với Trung Quốc nhằm bảo vệ ý thức hệ xã
hội chủ nghĩa, kiếm lợi ích kinh tế nhưng mặt khác không muốn Trung Quốc đè đầu,
cuỡi cổ. Có thể mô tả Việt Nam Cộng sản trong hình ảnh của một ả điếm, đồng ý
làm tình cùng thoả mãn với Trung Quốc, nhưng không muốn Trung Quốc sử dụng bạo
lực cưỡng hiếp. Mỹ là yếu tố có thể ngăn chặn việc đó xảy ra.
Mặt
khác, cấu trúc tổ chức hiện nay của ĐCSVN còn rất mạnh. Trong Đại hội 12 sẽ
tăng từ gần 200 lên 290 Uỷ viên Trung ương và 22 Uỷ viên Bộ Chính Trị, vẫn là bộ
não của trung tâm quyền lực.
Dù có
thể giữ chức Tổng Bí Thư, thậm chí kiêm Chủ tịch nước và nắm sân sau công
an-quân đội, Nguyễn Tấn Dũng cũng khó có thể khuynh loát hoàn toàn sự lãnh đạo
của ĐCSVN. Vào thời điểm hiện nay, chưa có điều kiện chuyển từ cơ cấu “Vua Tập
Thể”- độc tài toàn trị qua cơ cấu độc tài cá nhân, như Vladimir Putin ở nước
Nga, là tổng thống thông qua bầu cử tự do. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng có thể có
những quyết định mạnh và thuận lợi hơn cho phe nhóm và gia đình mình.
Qua
“chân Dung Quyền Lực”, chúng ta thấy một phần của cuộc đấu đá sau hội trường.
Những kẻ tham vọng đi săn lùng những bàn tay nhúng chàm để làm con tin, dí súng
vào mạng sườn nhau. Nhưng chỉ đến mức ấy. Không bóp cò!
“Còn đảng
còn mình” là nguyên tắc mà bất cứ kẻ nào nằm quyền lực cũng sẽ gìn giữ, bảo vệ.
Nguyễn Tấn Dũng càng hiểu hơn ai hết.
Cuộc đấu
đá sẽ kết thúc bằng thoả hiệp. Bởi vì trong suốt 85 năm tồn tại kể từ năm 1930,
thời nào ĐCSSV cũng có chuyện tranh giành ảnh hưởng giữa những người lãnh đạo
cao nhất và bao giờ cũng như thế. Nguyên lý “trường tồn” của họ dựa vào nền tảng
này.
Có làm
sôi động, đình đám một thời gian “Chân Dung Quyền Lực” cuối cùng cũng chỉ là cuộc
đấu đá trên mạng, không mang ý nghĩa thực tế nào, rồi cũng sẽ đi theo số phận của
“Quan Làm Báo”.
© Lê
Diễn Đức – RFA
thermage
ReplyDeletenew thermage
thermage 2020
new thermage 2020
thermage nâng cơ mặt
thermage nang co mat
thermage nâng cơ
thermage nang co
thermage xoa nhan
thermage xóa nhăn nọng cằm