Posted
on Jan 27, 2015
Tư bản
trong thế kỷ 21 là một cuốn sách nổi đình nổi đám trên toàn thế giới về kinh tế
học – viết bởi nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty – được xuất bản ở Pháp
vào năm 2013 và được xuất bản bằng tiếng Anh vào tháng Ba 2014. Phiên bản tiếng
Anh của cuốn sách đã nhanh chóng bất ngờ trở thành cuốn sách bán chạy nhất, và
nó đã khơi mào cho biết bao nhiêu cuộc tranh luận nảy lửa quanh chủ đề của cuốn
sách: tương lai của bất công toàn cầu. Một vài người cho rằng nó có thể làm
chuyển dịch trọng tâm của các chính sách kinh tế đi theo các câu hỏi liên quan
tới hệ thống phân phối hàng hóa. The Economist đã phong Piketty là “Marx hiện đại”
(vâng, Marx ý muốn nói là Karl Marx). Nhưng tóm lại cuốn sách này có gì đặc biệt?
Tư bản
đã được Piketty nghiên cứu hơn một thập niên và còn được hỗ trợ bởi nhiều nhà
kinh tế học khác, chỉ rõ các sự thay đổi lịch sử về sự tập trung tiền bạc. Với
một lượng lớn chưa từng có về dữ liệu, Piketty đã có thể theo dõi tiến trình
thay đổi về sự bất công kể từ thời kỳ đầu cách mạng công nghiệp cho tới nay.
Trong thế kỷ 18 và 19, xã hội Tây Âu chất chứa một sự bất công rất cao. Tư hữu
vượt trội hơn hẳn so với công hữu và chỉ được tập trung vào tay một số gia đình
giàu có đứng vững chắc ở top trên của xã hội. Hệ thống này vẫn kéo dài và tồn tại
vững chắc xuyên suốt thời kỳ công nghiệp hóa với mức lương công nhân được tăng
lên dần dần. Thế chiến thứ nhất và thứ hai cùng với cuộc Đại khủng hoảng đã làm
lung lay cấu trúc này. Với việc đánh thuế cao, lạm phát, phá sản và sự tăng trưởng
mạnh mẽ của công hữu đã làm sự bất công thu nhập giảm đi đáng kể, nhờ đó thu nhập
và tài sản đã được phân bố một cách quân bình hơn. Nhưng những cú sốc trong đầu
thế kỷ 20 giờ đã phai mờ và sự giàu có lại bắt đầu khẳng định sự cứng đầu của
nó. Khi xem xét trên nhiều phương diện, Piketty đã nhận thấy rằng sự giàu có
trong nền kinh tế hiện đại đang tiến lại gần với mô hình trước khi xảy ra cuộc
Thế chiến thứ nhất.
Từ tiến
trình lịch sử này, Piketty đã đề xuất một lý thuyết về tư bản và bất công. Theo
một quy luật chung, giàu có luôn phát triển nhanh hơn sản lượng kinh tế theo bất
đẳng thức r>g (trong đó r là tốc độ sinh lãi và g là tốc
độ tăng trưởng kinh tế quốc gia). Một vài điều quan trọng không kém khác đó là
khi tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia tăng lên thì tầm quan trọng của giàu có
trong xã hội không còn nữa, và ngược lại khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp
thì nó sẽ càng làm cho chênh lệch giàu nghèo trở nên nghiêm trọng. Nhưng không
có bất cứ một lực lượng siêu nhiên nào ngoài kia có thể chống lại sự tập trung
giàu có. Chỉ có một bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế (có thể nhờ công nghệ
hoặc dân số) hoặc sự can thiệp của chính phủ thì mới có thể làm cho nền kinh tế
khỏi quay trở lại chủ nghĩa tư bản kiểu “cha truyền con nối” như Karl Marx đã
lo lắng trước đây. Piketty đã kết thúc cuốn sách bằng việc đưa ră lời khuyên
cho các chính phủ phải hành động ngay lúc này, hãy đánh thuế tài sản, nhằm chống
lại sự bất công đang ngày càng làm cho nền kinh tế và chính trị thế giới ngày
càng đi xuống.
Cuốn
sách hiển nhiên đã thu hút rất nhiều sự phê bình. Một vài người thắc mắc liệu
Piketty có đúng hay không khi cho rằng tương lai lại đang quay trở lại quá khứ.
Các nhà lý thuyết tranh luận rằng sẽ ngày càng khó khăn hơn để có thể kiếm tiền
khi bạn càng giàu bởi chính sách kinh tế quân bình của Piketty. Và hiện nay phần
lớn những người cực giàu thì thường là do lao động chứ không phải do thừa kế.
Nhiều người khác tranh luận rằng chính sách của Piketty có vẻ chỉ mang tính lý
thuyết chứ không hề mang tính kinh tế và có thể sẽ mang lại nhiều điều có hại
hơn là có lợi. Tuy nhiên nhiều nhà phê bình vẫn khen ngợi cuốn sách, đặc biệt về
phần dữ liệu và sự phân tích. Cho dù Piketty có thành công trong việc thay đổi
chính sách hay không thì ông cũng đã ảnh hưởng cách hàng ngàn độc giả và rất
nhiều nhà kinh tế học về những vấn đề này.
©
2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment