Thụy My - RFI
Đăng
ngày 29-01-2015 Sửa đổi ngày 29-01-2015 13:46
Tại Tây Tạng, có những cán bộ đảng Cộng sản
Trung Quốc đã bí mật gia nhập các tổ chức độc lập ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma. Tờ
Global Times hôm nay 29/01/2015 tiết lộ như trên.
Bài xã
luận của tờ báo trực thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đe dọa : « Họ sẽ
phải trả giá vì việc ấy ! ». Global Times cho biết theo Ủy ban Thanh tra Kỷ
luật Trung ương, có 15 cán bộ đảng viên, dường như là gốc Tây Tạng, đã bị đặt
trong vòng điều tra.
Tờ báo
viết : « Một số nhỏ cán bộ Đảng đã tham gia các tổ chức Tây Tạng bí mật của
tập đoàn Đạt Lai Lạt Ma đòi độc lập, hay lao vào các hoạt động có hại cho an
ninh Trung Quốc » và khẳng định, nếu cán bộ đảng viên « có thái độ nhập
nhằng về vấn đề độc lập cho Tây Tạng và liên kết với các tổ chức này, cung cấp
cho họ các thông tin, thì cần phải bị truy tố ».
Global
Times bác bỏ ý kiến cho rằng đây là một chiến dịch của đảng Cộng sản Trung Quốc
chống lại « các dân tộc thiểu số ».
Bắc
Kinh luôn lên án Đạt Lai Lạt Ma, sống lưu vong từ năm 1959 và được trao giải
Nobel Hòa bình năm 1989, muốn giành độc lập cho Tây Tạng, cho dù người lãnh đạo
tinh thần Tây Tạng chỉ đòi hỏi « tự trị về văn hóa » cho vùng đất quê
hương mình.
Tháng
11/2014, Hiệp Đông Tùng (Ye Dongsong), một quan chức của Ủy ban Kỷ luật Trung
ương tuần du Tây Tạng đã nêu ra vấn đề « các viên chức cư xử như là đệ tử của
Đạt Lai Lạt Ma hay ủng hộ chủ trương ly khai », sẽ bị « trừng phạt
nghiêm khắc ». Quan chức này tỏ ý tiếc là các cán bộ Đảng này « không
duy trì được lập trường chính trị cứng rắn », và lên án họ « tham nhũng
».
Theo tổ
chức phi chính phủ International Campaign for Tibet có trụ sở tại Hoa Kỳ, việc
đàn áp các viên chức người Tây Tạng « vì cho là họ ủng hộ chính sách ôn hòa,
đòi tự trị thực sự của Đạt Lai Lạt Ma » là hành vi « cực đoan và sai lầm
», « càng làm cho người dân Tây Tạng thêm bất mãn ».
Nhà nước
cộng sản Trung Quốc cai trị Tây Tạng với bàn tay sắt, nhất là từ sau các cuộc nổi
dậy năm 2008 tại Lhassa, và cấm các nhà báo ngoại quốc đến đây. Kể từ 2009, một
làn sóng phản kháng bằng cách tự thiêu đã diễn ra, với trên 130 người Tây Tạng
đã chọn lựa cách phản đối tuyệt vọng này trước sự đô hộ của chế độ Bắc Kinh.
----------------
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày 05-11-2014 Sửa đổi ngày 05-11-2014 14:42
Truyền
thông chính thống Trung Quốc, vào hôm nay 05/11/2014, loan tin nhiều cán bộ
lãnh đạo Tây Tạng sẽ bị xử lý « kỷ luật nghiêm khắc» vì ủng hộ lãnh tụ tinh thần
của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Tờ Hoàn
cầu Thời báo ( Global Times) dẫn lời ông Diệp Đông Tùng (Ye Donsong), cán bộ
ban kiểm tra và kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết « đã
phát hiện thấy một số cán bộ địa phương trong vùng Tây Tạng trong một số vụ
tham nhũng nghiêm trọng. Nhiều người không còn giữ được lập trường chính trị
kiên quyết ».
Ông Diệp
Đông Tùng vừa có một chuyến thanh tra trong vùng Tây Tạng, cho biết thêm là Tây
Tạng sẽ không nằm ngoài chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn trong cả nước hiện
nay.
Sau cuộc
thanh tra nói trên của trung ương, một lãnh đạo đảng cao cấp của Tây Tạng đã khẳng
định rằng những « cán bộ ứng xử như đệ tử của Đạt Lai Lạt Ma hoặc ủng hộ các
ý tưởng ly khai » sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc.
Đức Đạt
Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, lưu vong từ năm 1959, là người
luôn đấu tranh vì truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng. Tuy nhiên Bắc Kinh
vẫn coi ông như một kẻ thù và phản đối gay gắt mỗi khi có quan chức nước ngoài
nào đó tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma.
thermage xóa nhăn trán
ReplyDeletethermage xóa nhăn đuôi mắt
thermage xoa nhan nong cam
thermage xoa nhan tran
thermage xoa nhan duoi mat
thermage trẻ hóa
thermage tre hoa
thermage trẻ hóa da
thermage tre hoa da
thermage căng da