Trần Diệu Chân
Poster
Last Days in Vietnam (Những Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam)
Giới
thiệu Phim “Last Days in Vietnam”- Những ngày cuối cùng ở Việt Nam
Đạo
Diễn: Rory Kennedy; kịch bản/ câu chuyện: Mark Bailey và Keven McAlester; Giám
đốc hình ảnh: Joan Churchill; biên tập: Don Kleszy; Giám đốc âm nhạc: Gary
Lionelli; Giám đốc sản xuất: Rory Kennedy và McAlester; Phát hành: American
Experience Films/PBS. Phim dài: 98 phút.
Nữ Đạo
diễn Rory Elizabeth Katherine Kennedy của phim “The Last Days in Vietnam” được
biết tiếng qua nhiều phim tài liệu như Ethel (2012), nói về cuộc đời của bà
Ethel Kennedy, mẹ của nữ đạo diễn Rory, phim Ghosts of Abu Ghraib – Bóng ma của
Nhà tù Abu Ghraib (2007) và American Hollow (1999). Bà đã đạo diễn hơn 30 bộ
phim tài liệu và từng đoạt giải Emmy.
Bà lập
gia đình với ông Mark Bailey năm 1999 và hiện có 3 người con. Chồng bà là tác
giả kịch bản của cuốn phim này.
Rory
là ái nữ của cố Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, gọi cố Tổng Thống John F.
Kennedy là bác ruột. Là con gái út của TNS Robert Fitzgerald Kennedy và bà
Ethel Kennedy, Rory Kennedy ra đời 6 tháng sau khi cha bị ám sát vào tháng Sáu
năm 1968. Thượng nghị sĩ Robert Kennedy lúc bấy giờ mới 42 tuổi, được coi là ứng
cử viên sáng giá nhất của Đảng Dân chủ, có triển vọng chiếm được chiếc ghế tại
Tòa Bạch Ốc trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thời ấy.
Một
chi tiết khác có liên quan tới nữ đạo diễn Rory là John Kennedy Junior, con
trai duy nhất của cố Tổng Thống Kennedy và Đệ Nhất Phu nhân Jackie Bouvier
Kennedy, đã thiệt mạng cùng với vợ Carolyn Bessette-Kennedy, và chị vợ Lauren
Bessette, khi John lái máy bay đến Martha Vineyards dự lễ cưới của cô em họ, giờ
là nữ đạo diễn Rory Kennedy.
Phim “Last Days in VN” kể lại một cách hấp dẫn, hồi hộp từng thời điểm xung quanh cuộc di tản quân sự trong năm 1975 tại Sài Gòn. Vào những giờ phút cuối cùng hỗn loạn của chiến tranh Việt Nam, quân đội Bắc Việt áp sát vào Sài Gòn, giữa lúc dân chúng miền Nam Việt Nam hoảng hốt ra sức tìm cách trốn thoát, các sĩ quan, binh sĩ và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ phải đối diện với một tình thế khó xử về mặt đạo đức: một là tuân lệnh của Tòa Bạch Ốc đòi chỉ di tản các công dân Mỹ mà thôi, nếu không thì gặp phải nguy cơ bị buộc tội phản quốc; hai là cứu sống nhiều công dân Việt Nam Cộng Hòa theo khả năng của họ. Với thời gian quá gấp rút, và thành phố nằm dưới hỏa lực của địch quân xâm lược, một nhóm anh hùng bất ngờ xuất hiện khi những người Mỹ và những người miền Nam Việt Nam tự tay giải quyết các vấn đề sinh tử của mình trong tình nhân bản, cưu mang giữa con người với con người, bất chấp lệnh trên và có thể bị mất việc, bị truy tố vì những nghĩa cử này, thậm chí còn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng.
Phim “Last Days in VN” kể lại một cách hấp dẫn, hồi hộp từng thời điểm xung quanh cuộc di tản quân sự trong năm 1975 tại Sài Gòn. Vào những giờ phút cuối cùng hỗn loạn của chiến tranh Việt Nam, quân đội Bắc Việt áp sát vào Sài Gòn, giữa lúc dân chúng miền Nam Việt Nam hoảng hốt ra sức tìm cách trốn thoát, các sĩ quan, binh sĩ và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ phải đối diện với một tình thế khó xử về mặt đạo đức: một là tuân lệnh của Tòa Bạch Ốc đòi chỉ di tản các công dân Mỹ mà thôi, nếu không thì gặp phải nguy cơ bị buộc tội phản quốc; hai là cứu sống nhiều công dân Việt Nam Cộng Hòa theo khả năng của họ. Với thời gian quá gấp rút, và thành phố nằm dưới hỏa lực của địch quân xâm lược, một nhóm anh hùng bất ngờ xuất hiện khi những người Mỹ và những người miền Nam Việt Nam tự tay giải quyết các vấn đề sinh tử của mình trong tình nhân bản, cưu mang giữa con người với con người, bất chấp lệnh trên và có thể bị mất việc, bị truy tố vì những nghĩa cử này, thậm chí còn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng.
———–
Nhận
xét:
Phim
tài liệu “Last Day In Vietnam” mang một số thông điệp của người Mỹ nhìn về ngày
30 tháng 4 của 40 năm về trước. Có thể nó khác với cách nhìn của một số người
Việt Nam, nhưng điểm chính rất tuyệt vời của cuốn phim mà ai cũng phải nhìn nhận
là nói lên TÌNH NGƯỜI trong giai đoạn khó khăn, cấp bách, nguy hiểm nhất – những
ngày cuối cùng của cuộc chiến Quốc-Cộng tang thương kéo dài 20 năm trên đất nước
Việt Nam.
Bên cạnh đó, cảm nhận của tôi về cuốn phim rất
xúc động mà hầu hết ai xem phim cũng nhỏ lệ là:
1. Chính
nghĩa của dân tộc, của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã được phục hồi khi nói lên
cái ác và bất tín của cộng sản Việt Nam (CSVN). Đồng thời, phơi bày sự thật về
lý do tại sao VNCH thất trận, đó là sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ chứ không
phải do VNCH hèn nhát, tháo chạy như dư luận tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới
đã từng hiểu lầm do bị ảnh hưởng của phong trào phản chiến.
2. Can
đảm đưa ra nhận thức là chính Hoa Kỳ đã bỏ rơi VNCH để đưa đến tình trạng kết
thúc tang thương tại Việt Nam mà hệ quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay. Phê
phán Hiệp Định Paris là một “kiệt tác của hỏa mù” và nói lên những trí trá của
phía CSVN cũng như những ký kết vô trách nhiệm của Hoa Kỳ.
3. Tinh
thần trách nhiệm, bác ái, can trường của nhiều người Mỹ cũng như Việt trong cuộc
di tản, sẵn sàng hy sinh cá nhân mình vì người khác.
4. Bài
học lịch sử cho Hoa Kỳ – như lời chia sẻ của Đạo diễn Rory Kennedy: Trước
khi mình dấn thân vào một cuộc chiến, phải nghĩ tới sách lược thoát ra các cuộc
chiến đó như thế nào để là một kết thúc có hậu.
5. Bài
học lịch sử cho Việt Nam: Luôn lấy sức mình/sức mạnh dân tộc làm chính. Quốc
gia nào cũng đặt ưu tiên quyền lợi dân tộc họ; do đó họ chỉ hợp tác khi có
tương quan quyền lợi và sẵn sàng bỏ rơi chúng ta khi cần. Cần thực tế hóa và
không lý tưởng hóa tương quan với các quốc gia bạn; vận động sự hợp tác quốc tế
trên căn bản “tương quan quyền lợi”.
6. Cuốn
phim không cho phía cộng sản Việt Nam có tiếng nói. Ngược lại, nói lên được cái
ác của CSVN và sự cảm thông với người dân miền Nam Việt Nam qua lời chia sẻ của
một vị đại tá Mỹ: “Người dân miền Nam có đủ lý do để khiếp sợ Cộng Sản Việt
Nam. Hành vi của Cộng sản trong suốt cuộc chiến là bạo lực và không hề khoan
nhượng. Thí dụ khi thành phố Huế bị Bắc Việt chiếm, nhiều ngàn người có tên
trong sổ đen dày cộm của họ đã bị triệu tập, thầy giáo, công chức, những người
mang danh chống cộng đã bị xử tử, thậm chí trong một số trường hợp họ bị chôn sống.”
Ngay cả
hình ảnh mà đạo diễn Rory Kennedy đã tài tình lồng vào: hình ảnh nhuộm đỏ Việt
Nam như một dòng suối máu lan theo bước chân thôn tính của CSVN – cũng nói lên
được nguy cơ vào giai đoạn chót, và sự đe dọa kinh hoàng của một chế độ độc ác.
7. Ghi
nhận những phi công, sĩ quan Việt Nam can đảm, tài giỏi, yêu nước qua hình ảnh
tiêu biểu của một số vị. Nói lên được sự thông cảm và thương cảm đối với người
dân miền Nam Việt Nam.
8. Đoạn
cuối, cuốn phim đã ghi chú về chính sách tù “cải tạo” tàn bạo của CSVN: “Đối với
những người bị bỏ rơi, hàng trăm ngàn người bị đưa vô trại học tập cải tạo. Nhiều
người đã bỏ mạng vì bệnh tật và đói khát. Một số không rõ bao nhiêu người bị xử
tử.”
Chính
vì những ưu điểm này mà cuốn phim đã được đồng bào chúng ta đón nhận nhiệt liệt,
dù vẫn có những ấm ức là cuốn phim chưa nói lên được hết những đau thương mà đồng
bào chúng ta phải gánh chịu kể từ sau cái ngày tan đàn xẻ nghé 30-4-1975, chưa
nói lên được đầy đủ những gương anh hùng của quân cán chính VNCH, những hình ảnh
tuẫn tiết của các vị tướng VNCH, và chưa lột hết được sự phản bội của đồng minh
Hoa Kỳ.
Nhưng
có cuốn phim nào mà nói lên hết được tất cả những u uất, thống khổ, thương tâm
của cuộc chiến Quốc-Cộng mà dân tộc chúng ta đã phải gánh chịu, và ngay cả giai
đoạn đau thương sau khi chiến tranh chấm dứt 40 năm qua?
Dẫu
sao, cuốn phim đã nói lên được phần nào những điểm son để phục hồi sự thật, để
rút tỉa kinh nghiệm, để vinh danh giá trị nhân bản và tình người trong một
trang sử cận đại mà hệ lụy vẫn còn kéo dài đến ngày hôm nay.
Điểm
đáng khen và bổ túc cho cuốn phim là nỗ lực của đài PBS trong dự án “First Days
in America” để dư luận được lắng nghe tiếng nói của chính nạn nhân cuộc chiến,
những người Việt Nam đã di tản sang Hoa Kỳ chia sẻ về những kinh nghiệm phấn đấu
của mình và gia đình cùng tâm tư qua đoạn đường đã trải.
Với hầu
hết những chia sẻ về “Last Days…” là những lời khen, từ các nhà bình luận/điểm
phim chuyên nghiệp Mỹ – Việt, cho tới đồng bào chúng ta sau khi xem phim, chúng
tôi xin trích lại đây một số những bình phẩm tiêu biểu để giới thiệu cuộn phim
tới đồng bào.
Chính
vì những giá trị của cuốn phim mà tôi đã nhận lời nằm trong ban dịch thuật để
PBS có thể phụ đề tiếng Việt cuốn phim gởi tới cho đồng bào Việt Nam ở khắp nơi
(ngay cả trong nước hy vọng đồng bào chúng ta cũng có thể xem qua mạng Internet
hay DVD).
Đài PBS (Public Broadcasting Service) sẽ
trình chiếu phim “Last Days in Vietnam” vào ngày 28-4-2015 nhân dịp tưởng niệm
40 năm biến cố 30-4-1975 trên toàn bộ hệ thống khắp Hoa Kỳ; và những ngày trước
đó, cũng có những chia sẻ của đồng bào chúng ta trong loạt tâm tình “First Days
in America”. Những tâm tình này cũng được lưu trữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ
(Library Congress). Phim “Last Days in
VN” cũng sẽ ra DVD vào cuối tháng 4, 2015. Bà Kennedy cho biết phim “Last
Days in VN” đã gửi đến một số dân cử quốc hội, và năm 2015 kỷ niệm 40 năm cuộc
di tản, lúc đó chính giới sẽ chú ý đến phim nhiều hơn.
“Last
Days in VN” đã được Academy Awards đề nghị giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất
năm 2015. Không biết phim có nhận được giải Oscar vào tháng 2 này hay không,
nhưng tôi nghĩ “Last Days in Vietnam” đã thắng giải Oscar trong trái tim của
nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi.
Trần
Diệu Chân
——
40 năm
nhìn lại nhau, người Việt vẫn đau niềm đau phản bội. Người Mỹ nhận ra nét văn
hoá, anh hùng, tài ba của người Việt nam qua những chàng phi công trực thăng
gan dạ, liều lĩnh nhưng thông minh. Dù chỉ một góc rất hẹp, nhưng nó làm thay đổi
cái nhìn của người Mỹ về người lính VNCH.
Ý
kiến của Anders Wright do Trà Mi lược dịch:
Đây là
một câu chuyện căng thẳng và lôi cuốn, gồm những đoạn phim lưu trữ tuyệt vời,
ghi lại cảm xúc thực của những người đã trải qua những kinh nghiệm không thể tưởng
tượng được. Đây là một phim tài liệu súc tích có chứng cứ nhắc nhở chúng ta về
một trong những trang sử xấu nhất, và một số những con người tốt nhất đã là một
phần của trang sử đó.
Điểm
phim của Linh Vũ:
… Tuy bộ
phim vẫn nêu cao sự anh hùng của người Mỹ trong thời gian đó. “Ngày cuối ở Việt
Nam” không chỉ là một câu chuyện về những người anh hùng, nhưng nó nhắm trên một
quy mô rộng lớn hơn nhiều. Nó cũng nói về chính sách đối ngoại đối với đồng
minh Hoa Kỳ, miền Nam Việt Nam, từ một quan điểm đạo đức. Trên một quan điểm đó
Đạo diễn Rory Kennedy nghĩ rằng “Ngay cả khi thất trận, người ta cũng có thể trở
thành anh hùng, nếu tìm cách cứu giúp kẻ khác, cứu giúp sinh mạng của kẻ khác”.
Một điều mà chúng ta ngạc nhiên là sau 40 năm chiến tranh VN đã được mở lại bằng
những thước phim bởi Rory Kennedy, để nhìn lại, để xét lại trường hợp sụp đổ của
Sài Gòn với một số tài liệu làm kinh nghiệm cho Hoa kỳ, Rory Kennedy muốn nhìn
lại những tình huống đằng sau sự thất thủ của Saigon trong tài liệu mới dành
cho American Experience, loạt sử liệu đồ sộ của đài PBS. Tinh tế, sắc sảo và có
lúc vừa thương tâm vừa hứng thú, cuốn phim cho thấy tiềm năng hóa giải xấp xỉ
40 năm sau cuộc triệt thoái cuối cùng của Mỹ và có lẽ sẽ được chiếu lại thường
xuyên trên màn ảnh và các đài digital.
Theo cá
nhân tôi thì chủ đích ra đời bộ phim tài liệu với hướng đi chính trị nhiều hơn
và sự hóa giải sau 40 năm vết thương vẫn chưa lành của cả hai dân tộc với thực
tế cũng như cả sự thất bại và nỗi đau vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Trong
khoảng thời gian 24 tiếng để hành động theo lệnh khẩn cấp, trong phim cũng nói
lên những hành vi, lương tâm và lòng dũng cảm của những người có thẩm quyền trong
lúc đó như Đại Úy Stuart Herrington nhân vật đóng vai trò trọng yếu trong bộ
phim tài liệu “Last Days In VN”) được Ngũ Giác Đài gởi đến giúp ngăn ngừa tàu Mỹ
rơi vào tay kẻ thù. Trong bộ phim tài liệu này có cựu giới chức Bộ Quốc phòng
Richard Armitage, người đã lên kế hoạch với Hải quân Đại tá Việt nam Cộng Hòa Đỗ
Kiểm, lúc bấy giờ là Tham mưu Phó Hành quân có trách vụ điều hành và theo dõi
các hoạt động của các chiến hạm, để bí mật thực hiện một chương trình di tản tổng
quát để đưa hơn 30.000 người tỵ nạn rời khỏi Việt Nam. Ông Đỗ Kiểm đã hồi tưởng
lại những gì đã chứng kiến ông nói: “đôi khi bạn phải vi phạm luật để theo
lương tâm”.
Trong
đoạn phim còn mô tả sự phi thường của các Phi công VNCH vận chuyển người tị nạn
đáp lên tàu USS Kirk và ánh mắt nhìn theo trong niềm đau xót khi những máy bay
trực thăng bị đẩy xuống lòng biển sâu để nhường chỗ cho các chuyến bay khác đến.v.v.
Bộ phim còn nói lên sự đau thương, khổ cực, xác xơ của những người di tản trên
các bon tàu, cảnh hải hùng đầy kinh ngạc để chọn lựa giữa sự sống và chết trong
mọi tình huống. Cảnh trẻ em đàn bà ngơ ngác run sợ trước hoàn cảnh nguy hiểm, một
vài nụ cười quá héo hắt chợt thoáng trên môi để tỏ lòng cám ơn khi được cứu vớt.v.v.
tất cả được ghi lại trong những hình ảnh ngắn gọn nhưng chúng ta cũng có thể đọc
được đó là hình ảnh ngày đại tang của dân tộc. Bộ phim được kết thúc với vụ
đánh bom vào ban đêm của căn cứ không quân Mỹ bên ngoài Sài Gòn, tiếng nổ long
trời của đạn pháo, khói lửa ngút trời trong đêm tối nói lên sự đổ nát, nỗi tuyệt
vọng mà những kẻ tỵ nạn đã đối diện vào những giờ phút cuối thất thủ của thành
phố và sự cáo chung của chính phủ VNCH trong danh nghĩa Đồng Minh là Tiền Đồn
Chống Cộng.
Trong bộ
phim với sự lựa chọn các đối tượng phỏng vấn của Rory Kennedy cũng không kém phần
quan trọng và sâu sắc, trong đó có nhiều nhân vật còn sống sót của Đại sứ quán
và các đối tác trọng yếu miền Nam Việt Nam. Tin tức trong bộ phim với tài liệu
lưu trữ cá nhân và những thu thập đặc biệt khá khúc chiết tạo bố cục rất linh
hoạt bởi chuyên viên Mark Bailey và Keven McAlester, cũng như sự lắp ráp tài
tình bởi Don Kleszy. Nhất là nhạc nền do Gary Lionelli sáng tác góp phần làm
tăng cảm xúc cho khán giả theo dõi bộ phim tài liệu, gợi nhớ giai đoạn lịch sử
đau thương này.
Trong một
thời kỳ lịch sử Hoa Kỳ vốn được tái duyệt và chỉ trích; ngừng lại ở chỗ kết
thúc chiến cuộc VN, sự xoay sở của Kennedy trong việc thu thập những tài liệu mới
mẻ và những cuộc phỏng vấn bộc trực đầy ấn tượng đã tồn tại như một thành tựu
gây xúc cảm độc đáo.
… Trong
mỗi người Việt lẫn người Mỹ đều mang một hồi ức khó quên về cuộc chiến VN. Mọi
người đều rơi lệ khi nói lên cảm tưởng và suy nghĩ của mình, sự đau thương đã
hiện rõ trên từng ánh mắt, lời nói với sự nghẹn ngào khi nhớ về dĩ vãng. Bộ
phim đã mang mọi người về lại đoạn đường đau thương gần 40 năm của dân tộc VN,
đồng thời cũng vẽ lại một đoạn đường đen tối của lịch sử Hoa Kỳ.
Tóm lại
“Last Days In VN” của Rory Kennedy được phối hợp các hình ảnh quí giá, những
hình ảnh khó quên của Sài Gòn vào tháng 4 năm1975, những hệ quả của các cuộc biểu
tình chống chiến tranh VN tại Hoa Kỳ. Một bức tranh lịch sử vinh nhục, đau
thương, máu và nước mắt của cả hai dân tộc sẽ không bao giờ quên được, cho dù cộng
đồng người Việt đã được người Mỹ cưu mang sống trong tự do, hạnh phúc hay Hoa Kỳ
có viết hàng trăm hồi ký, hàng ngàn lý do, hàng chục thước phim để giải bày thì
vết bầm lịch sử khi bức màn sắt rơi xuống thành phố Sài Gòn sẽ không bao giờ tẩy
xóa được. Theo các nhà chính trị phương Tây cho rằng sự sụp đổ của VNCH hay sự chiến
thắng của CSVN tháng 4 /1975 đều từ sự phản bội của Hoa Kỳ với đồng minh.
—–
Điểm
phim của Phạm Kim (NVTB)
Những
ngày cuối cùng ở Việt Nam sau 40 năm hay 400 vẫn mãi… nhớ đời
Cuốn
phim đánh dấu đậm nét những nhận định, những mặc cảm qua mối ân hận lâu dài vì
“thua trận hay bỏ rơi, rút quân” của chính giới Mỹ mà nhiều cựu chiến binh HK
luôn cảm thấy như bị bỏ rơi và bị đánh giá sai lạc, khi trở về đời sống thường
nhật.
Nó là
câu chuyện đã diễn ra đầy cảm xúc về ngày triệt thoái đau buồn, chứ không hẳn
là muốn bênh vực cho một đảng nào (Cộng Hòa- Dân Chủ) của chính giới Mỹ. Nhưng
đồng thời, hơn tất cả, đây là cuốn phim tích cực nói lên bằng hành động, tình đồng
minh ở vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến mà những chiến sĩ VNCH cũng như những
người bạn Mỹ đã hợp tác chiến đấu đầy dũng cảm: Hình ảnh của cố Đại Sứ Martin
cùng những toán TQLC Mỹ cố gắng giúp nhiều người được rời khỏi SàiGòn. Hoa Kỳ
đã cố gắng làm hết mình trong các cuộc triệt thoái. Câu chuyện được gây sôi nổi
lúc này, trong sự kiện rút khỏi Iraq và Afghanistan…
Cuốn
phim này cũng nêu rõ rằng: CSVN đã không tôn trọng việc thi hành những điều khoản
của hiệp định Hoà Đàm Ba Lê mà họ đã ký kết. Cũng như nguyên TT Nixon không có
khả năng thực hiện những lời cam kết bảo vệ chế độ VNCH. Hòa Đàm Ba Lê không được
tôn trọng, hình ảnh “Mồ Chôn Tập Thể- Huế”, cho đến các cuộc tàn sát tiếp diễn
sau 1973 cho đến 1975…Ngòai ra, cuốn phim còn bao gồm 27 người trả lời phỏng vấn.
Họ là những cựu chiến binh TQLC Mỹ canh giữ Tòa Đại Sứ đã phát biểu một cách
thiết tha trong nỗ lực mang thêm những người Việt đã lọt vào Tòa Đại Sứ.
Tiếc rằng
một nhân vật còn để lại những mến tiếc là cố đại sứ Mỹ Graham Martin, người đã
qua đời vào năm 1990 không còn cơ hội lên tiếng nữa và nhiều người tị nạn, tướng
lãnh VNCH … và rất nhiều người Việt Tị Nạn tiêu biểu khác đã không có dịp lên
tiếng nói… trong một cột mốc lịch sử này.
Chắc
chắn cũng phải có nhiều thiếu sót chứ?
Là một
phim tài liệu dài 1 giờ rưỡi, “Last Days In VietNam” gồm những hình ảnh sống thực
riêng vài ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam thì rõ rệt là không đủ những
chứng liệu nói lên được yếu tố công bằng đối với quân dân VNCH, cũng như quyết
định tham chiến và triệt thoái của người Mỹ tại VN.
Cuốn
phim này chỉ mang lại được một điểm linh động cần soi sáng cuối cùng về tình
người trong một giai đoạn lịch sử tăm tối của nước Mỹ thời chiến tranh Việt
Nam.
Những
thiếu sót đuơng nhiên trong phim “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam” do đó cũng
không làm giảm bớt giá trị và ý nghĩa cao đẹp đã hoàn thành của cô đạo diễn
Kennedy. Theo lời một khán giả, một người trẻ trong ban chấp hành CĐNVQG
“…Trách nhiệm bổ sung hoặc làm sáng tỏ chính nghĩa của người Quốc Gia dĩ
nhiên mãi mãi vẫn là sự quan tâm cần thiết trước hết cần phải cất lên tiếng nói
của khối người gốc Việt Tị Nạn ở Mỹ và cộng đồng người gốc Việt Tị Nạn nói
chung.”
Đây
cũng không phải là một câu chuyện trên phim ảnh để đưa ra một kết thúc
nào mà có thể giúp quên đi những dấu vết thương đau ở những người thuộc chế độ
VNCH bị thất thủ ở Miền Nam Việt Nam, nhưng ít nhất nó đã chính thức xác nhận
tính cách tàn nhẫn của những kẻ bội ước, không tôn trọng Hiệp Định Ba Lê mà
chính họ đã ký kết. Nó ít nhất đã trưng bày một thảm kịch lịch sử mang nhiều
tính thuyết phục, như là một đóng góp trung thực cho một trang sử đáng nhớ, cho
những thế hệ tương lai hiểu đúng đắn hơn khi muốn nhìn lại diễn tiến sử cận đại.
Nhưng với
sự xuất hiện của cuốn phim tài liệu này như gián tiếp nhắc nhớ người công dân Mỹ
gốc Việt, đặc biệt là gốc Việt tị nạn, cần phải chính thức phát biểu tiếng nói
của mình, cần phải có thêm nhiều đóng góp tích cực trên mọi phương diện truyền
thông, văn học nghệ thuật, phim ảnh…về cuộc chiến Việt Nam.
Những
ý kiến tiêu biểu, và điểm nổi bật trong buổi Chiếu Ra Mắt tại Seattle:
Ghi
nhận Ưu điểm 1-
Phần hát quốc ca của mọi người xem phim cùng đồng loạt đứng dậy hát trọn vẹn
“Quốc Ca Việt Nam Cộng Hoà” đầy xúc động, rướm lệ…
Ghi
nhận Ưu điểm 2-
“Cuộc giải toả Toà Đại Sứ Hoa Kỳ toàn hảo, với sự hợp tác của quân nhân các cấp
VNCH, hình ảnh Người Việt Nam tìm mọi cách tìm cách thoát thân chính là họ “đã
bỏ phiếu bằng chân”- “xa lánh, trốn chạy khỏi Cộng Sản” được lớp lang phơi bày
trên khắp thế giới. Toàn bộ cuốn phim rất cảm động, nói lên sự tốt đẹp nỗ lực của
HK và tinh thần khao khát tự do, dũng cảm của VNCH…”, theo lời Cựu SVSQ Võ Bị
Đà Lạt Trần Sinh Duyên.
Điểm
ghi nhận nổi bật 3-
“Vai trò lá phiếu tại Hoa Kỳ rất quan trọng, để quyết định chánh sách… Điển hình dù chính phủ HK muốn cứu
vãn VNCH, nhưng dân phản chiến và lá phiếu của một số lớn dân cử đã buộc HK phải
triệt thoái khỏi Miền Nam. Bài học này áp dụng cho người công dân Mỹ gốc
Việt ngày nay…” , lời một tham dự viên: ” hiểu được vai trò lá phiếu bầu cử
quan trọng trong việc áp dụng chính sách của HK đối với các quốc gia, các cộng
đồng các sắc dân…”
Điểm
ghi nhận nổi bật 4-
Theo ý kiến của một tham dự viên trẻ, anh Phạm Trọng cho thấy bạn trẻ: ” cần học
ở quá khứ lịch sử, từ phim ảnh trước đây và “Last Days in Vietnam” cho thấy lịch
trình triệt thoát khỏi VN đã có sự thỏa thuận giữa HK và CS Bắc Việt. Tuy nhiên
điểm son của cuốn phim là không có lời phát biểu hoặc đóng góp nào của phía Cộng
Sản Bắc Việt đã chiếm được SàiGòn và toàn bộ miền Nam.”
Điểm
ghi nhận 5-
Ý Kiến của một cựu chiến binh thuộc Binh Chủng Nhảy Dù, anh Tư Nguyễn “Tôi buồn
muốn khóc, bỏ về, vì “mình đi tìm lại các chiến hữu Nhảy Dù của Lữ Đoàn 3
và 4 được trải mỏng, bao vùng bảo vệ sự an toàn của Sài Gòn, để cho người Mỹ và
nhiều người được ra đi an ổn tìm tự do, đào thoát khỏi bàn tay CS.- Cuốn phim
này chú trọng chính tới Toà Đại Sứ và một phần di tản bằng Tàu HQ Việt Nam…
Rất nhiều
hình ảnh hào hùng,nhiều tiếng nói tiêu biểu có cân lượng, giá trị lịch sử, thiết
nghĩ không thể thiếu- không tìm thấy được qua 98 phút của cuốn phim.”
Bản tin
cũng cho biết: Khán giả mọi lứa tuổi đến từ sớm, vào ngồi chờ tìm về những hình
ảnh khó phai nhạt gần 4 thập niên qua… Khán giả trân trọng và bùi ngùi rớm lệ
khi xem xong 98 phút “Những Ngày Cuối Tại Việt Nam”. Khi đèn bật sáng hết phim,
mọi người đồng loạt bùi ngùi pha lẫn hùng tráng cùng hát Quốc Ca Việt Nam Cộng
Hòa..
-----------------------
Xem thêm:
thermage
ReplyDeletenew thermage
thermage 2020
new thermage 2020
thermage nâng cơ mặt
thermage nang co mat
thermage nâng cơ
thermage nang co
thermage xoa nhan
thermage xóa nhăn nọng cằm