Tom Holland - BBC
Trà
Mi lược dịch
Posted
on January 13, 2015 by editor
Chúng
ta cũng có giá trị của chúng ta – và nếu chúng ta không sẵn sàng đứng lên bảo vệ
chúng, thì chúng ta có nguy cơ mất đi những giá trị đó.
Tượng của Voltaire ở
Paris: Người thường dẫn lời ủng hộ tự do ngôn luận. Nguồn: BBC
Sử
gia Tom Holland là một trong những người đã tweet biếm họa Thiên sứ Muhammad của
Charlie Hebdo trong vụ tấn công giết họa sĩ và ký giả tại văn phòng của tạp chí
này. Ở đây, ông giải thích các hệ quả của việc bảo vệ tự do ngôn luận.
Không
chỉ tôn giáo mới có người tử đạo. Ngày 1 tháng bảy 1766, ở Abbeville, miền bắc
nước Pháp, một nhà quý tộc trẻ tuổi tên là Lefebvre de la Barre bị kết tội báng
bổ thượng đế. Ông đã bị cáo buộc rất nhiều tội – nào là đã đại tiện trên cây
thánh giá, nhổ nước bọt vào hình tượng tôn giáo, và từ chối không dỡ mũ trước một
đoàn rước của nhà thờ.
Những
tội đó cùng với sự phá hoại một thánh giá bằng gỗ trên cây cầu chính của
Abbeville đã đủ để ông ta bị kết án tử hình. Khi lưỡi của La Barre bị cắt đứt
và đầu ông bị chém rơi, hài cốt của ông đã bị đám đao phủ đốt cháy và đổ xuống
sông Somme. Trộn lẫn trong đống tro tàn là của một cuốn sách tìm thấy trên
phòng làm việc của La Barre, và đã được đưa vào ngọn lửa cùng với xác chết của
ông – đó là cuốn từ điển triết học của các nhà triết học nổi tiếng, Voltaire.
Cuốn từ điển triết học
của Voltaire. Nguồn: OntheNet
Khi
được thông báo về số phận người đọc sách của mìnhVoltaire đã phát hoảng. Từ nơi
đang ẩn náu ở Thụy Si, ông tuyên bố,
“Sự mê tín đã đưa cả
thế giới vào biển lửa.”
Hai
thế kỷ rưỡi đã trôi qua mà vẫn còn cái khái niệm cho rằng một người nào đó có
thể bị giết vì đã chỉ trích một tín điều tôn giáo mà có thể đa số người phương
Tây coi là báng bổ. Các giá trị của tự do ngôn luận và sự khoan dung mà
Voltaire đã vận động suốt cuộc đời ông đã trở thành hiện thân của những gì người
châu Âu, như một quy luật, quý trọng nhất trong nền văn minh của họ.
Voltaire,
với nụ cười chế nhạo, vẫn còn là vị thánh bảo trợ của châu Âu. Ở Pháp, nơi lý
tưởng thế tục được đặc biệt trân trọng, Voltaire thường xuyên được những người
cảm thấy di sản của thời kỳ Khai sáng đang bị đe dọa viện dẫn.
Khi
Philippe Val, biên tập viên của Charlie Hebdo, xuất bản một cuốn sách trong năm
2008 để bảo vệ quyền của hoạ sĩ được vẽ những điều cấm kỵ về tôn giáo, tựa đề
cuốn sách đã nói rõ. Reviens, Voltaire, Ils sont Devenus Fous, ông đăt tựa
đề là – Hãy sống dậy, Voltaire, họ đã điên hết cả rồi. Tuy nhiên, Kitô hữu
không phải là những người mà Val đã phần lớn gọi là những người điên.
Giữa
thế kỷ 18 và 21, bộ mặt tôn giáo của nước Pháp đã hoàn toàn thay đổi. Không chỉ
có sức mạnh của Giáo Hội Kitô nhanh chóng lùi bước, mà còn có đến sáu triệu người
thuộc một đức tin rất khác đã nhập cư vào Pháp.
Hồi
giáo, không giống như Kitô giáo, được thừa hưởng từ người Do Thái sự phản đối
sâu sắc về nghệ thuật tượng hình. Đạo Hồi cũng coi Muhammad – được tín đồ Hội
giáo tin là người nhận được sự mặc khải tối hậu của Thượng đế, kinh Koran – như
là mô hình ứng xử của con người. Xúc phạm tới Muhammad, theo truyền thống của
các luật gia Hồi giáo là tương đương với sự không tin – và không tin là một tội
ác đáng xuống địa ngục.
Trong
kinh Koran không có bất cứ điều gì nhất thiết buộc sự “không tin” là một trọng
tội.
“Sự thật là từ Chúa của
bạn, vì vậy bất cứ ai muốn, hãy để người ấy tin; và bất cứ ai muốn, hãy để cho
người ấy không tin.”
Tuy
nhiên, một câu chuyện lưu giữ trong cuốn tiểu sử xưa nhất của Muhammad ngụ ý đến
một sự trừng phạt nặng nề hơn. Trừng phạt đến độ, thực sự, một số học giả Hồi
giáo – những người thường rất miễn cưỡng đồng tình rằng cuốn tiểu sử đầu tiên của
nhà tiên tri của họ có thể không đáng tin cậy – và đã đi xa đến mức đặt câu hỏi
về tính xác thực của nó.
Tưởng nhớ các nạn nhân
thiệt mạng trong vụ tấn công Charlie Hebdo: Bút được xếp thành đống để tưởng nhớ
các nạn nhân của các cuộc tấn công ở Paris. Nguồn: Getty Images.
Câu
chuyện kể lại số phận của Asma bint Marwan, một nhà thơ cùng quê với Thiên sứ ở
Mecca. Sau khi bà nhạo báng Muhammad bằng câu thơ của mình, Muhammad kêu lên: “Ai
sẽ cứu tôi thoát khỏi con gái của Marwan?” – Và đúng như thế, ngay đêm hôm
đó, Marwan đã bị một trong những đệ tử của Muhammad giết trên giường của bà.
Sát thủ, báo cáo lại với Thiên sứ những gì ông đã làm và đã được đích thân
Muhammad cảm ơn. “Ngươi đã giúp cả Thượng đế lẫn Thiên sứ của chúa!”
Voltaire
đã kêu gọi người hâm mộ mình: “Hãy bóp nát những sự ô nhục.” Hồi giáo,
cũng có yêu cầu tương tự. Nhưng điểm khác biệt, tất nhiên, là làm thế nào để
xác định sự “ô nhục”. Với các họa sĩ vẽ tranh biếm của Charlie Hebdo, những người
vào năm 2011 đã phát hành một số báo vẽ Muhammad mắt trợn tròn trên trang bìa,
cũng giống như trước đó họ đã miêu tả Giêsu như là một thí sinh trong chương
trình I’m a Celebrity Get Me Out Of Here, và Giáo hoàng Benedict tay giơ
cao một bao cao su trong Thánh Lễ, nó là kỳ vọng của uy quyền bất kỳ ở đâu –
sân khấu của thế quyền cũng như của thần quyền.
Đối
với các tay súng hôm qua đã phát động cuộc tấn công giết người ở văn phòng tạp
chí Charlie Hebdo, thì đó là sự nhạo báng một Thiên sứ mà họ cảm thấy cần phải
hiện hữu và không thể bị lời chỉ trích dù cỏn con thế mấy. Giữa hai vị trí này,
họ đã bị lên án với độ đam mê và độ xác tín như nhau của cả hai bên, không có
thể có bất kỳ một sự khoan nhượng nào hết.
Salman Rushdie. Nguồn:
BBC.
Triệu
chứng đầu tiên của vấn đề này là sự kiện Salman Rushdie(*). Kể từ đó, cũng như
cái răng đau xỉn lâu lâu lại bùng phát, vấn đề không bao giờ biến mất. Bản
thân tôi đã có kinh nghiệm trực tiếp để thấy nó khó trị đến thế nào vào năm
2012, với một bộ phim tôi làm cho kênh số 4. Hồi giáo: Câu chuyện chưa kể
khai thác sự đồng thuận giữa các nhà sử học cho rằng có rất nhiều những gì người
Hồi giáo, theo truyền thống, đã tin về cuộc đời của Muhammad dường như không phải
là dữ kiện thực tế lịch sử – và nó gây ra một cơn bão lửa đe dọa tử hình.
Không
giống như Charlie Hebdo, tôi làm phim không phải để tấn công, khiêu khích. Tôi
không phải là diễn viên trào phúng, và tôi thường không thích làm tổn thương cảm
xúc của người khác. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy rằng có một số quyền là xứng
đáng được bảo vệ – và trong số đó là sự tự do của các sử gia để đặt câu hỏi về
nguồn gốc huyền thoại của các tôn giáo. Đó là lý do tại sao, khi tôi nghe tin tức
từ Paris hôm qua, tôi đã chọn để làm một cái gì đó mà khi khác tôi không bao giờ
đã làm, và tôi đã tweet một biếm họa vẽ Muhammad của Charlie Hebdo.
BBC,
ngược lại, đã quyết định không dùng lại biếm họa đó cho bài viết này. Nhiều,
không phải là tất cả, cơ sở truyền thông khác đã làm như thế. Tôi từ chối không
để bị trói buộc vì một điều, trên thực tế, bị xem là báng bổ cấm kỵ.
Tác giả Tom Holland.
Nguồn: BBC
Trong
những hoàn cảnh bình thường tôi hoàn toàn thoải mái không nhạo báng niềm tin của
người khác, nhưng đây khác xa những hoàn cảnh bình thường. Như tôi đã tweet
ngày hôm qua, quyền được vẽ Muhammad mà không bị bắn khá là quý giá đối với nhiều
người trong chúng ta ở phương Tây cũng như đạo Hồi có lẽ cũng quý giá như thế đối
với những kẻ giết người ở văn phòng của tạp chí Charlie Hebdo.
Chúng
ta cũng có giá trị của chúng ta – và nếu chúng ta không sẵn sàng đứng lên bảo vệ
chúng, thì chúng ta có nguy cơ mất đi những giá trị đó. Khi nói đến việc định
nghĩa l’infame [điều ô nhục], tôi nhất định không có nghi ngờ gì nữa, đứng
về bên phía nào.
Tom
Holland là một nhà văn, người làm truyền thông và là nhà sử học. Cuốn sách mới
nhất của ông, In The Shadow of the Sword, viết về lịch sử của đạo Hồi.
Ông đã viết và trình bày cuốn phim tài liệu Hồi giáo: Câu chuyện chưa kể
[Islam: The Untold Story].
©
2015 DCVOnline
Nguồn: Viewpoint: The
roots of the battle for free speech. Tom Holland, BBC, 8 January 2015
DCVOnline: (*) Cuốn tiểu thuyết
thứ tư, The Satanic Verses, của Salman phát hành năm 1988 đã gây sóng
gió trong thế giới đạo Hồi và Ayatollah Ruhollah Khomeini, lãnh đạo tối cao của
Iran lúc đó, đã ra fatwa (lệnh tử hình) với Salman Rushdie vào ngày 14 thán
hai, 1989. Kết quả là nhà văn này đã phải được cảnh sát Anh quốc bảo vệ một thời
gian dài.
No comments:
Post a Comment